Lá dâu tằm giảm mỡ máu – 3 cách an toàn “làm tan” mỡ xấu
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Lá dâu tằm giảm mỡ máu – 3 cách an toàn “làm tan” mỡ xấu

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Trang Vũ

    14/06/21

    Ngoài nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, dân gian còn dùng lá dâu tằm giảm mỡ máu thay cho việc sử dụng các loại thuốc tây. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách chữa máu nhiễm mỡ bằng lá dâu tằm qua nội dung dưới đây.

    5/5 - (12 bình chọn)

    1. Tác dụng của lá dâu tằm với người bệnh mỡ máu

    Dâu tằm chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể, nhất là với người bệnh mỡ máu như: vitamin C, K, Kali, riboflavin,… Bên cạnh đó, chúng cũng chứa các chất xơ cần thiết và hỗn hợp các chất hữu cơ như: phytonutrients, resveratrol, lutein… cùng nhiều hợp chất polyphenolic khác.

    tác dụng của lá dâu tằm với người bệnh mỡ máu

    Một số tác dụng của lá dâu tằm với người bệnh mỡ máu

    Một số tác dụng của cây dâu tằm với người bệnh mỡ máu có thể kể đến như:

    • Chuyển hóa mỡ tốt hơn, hạn chế mỡ thừa tích tụ.
    • Tăng sản xuất oxit nitric giúp thư giãn mạch máu, ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông. Từ đó giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.
    • Giảm cholesterol xấu (LDL – Cholesterol), ổn định cholesterol máu.
    • Bảo vệ mạch máu, hạn chế tổn thương mạch máu.
    • Giúp giảm cân – Giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao.

    2. Cách sử dụng lá dâu tằm giảm mỡ máu

    Bạn có thể sử dụng lá dâu tằm để hỗ trợ hạ mỡ máu theo các cách sau:

    2.1 Ăn trực tiếp lá dâu hạ mỡ máu

    Ăn trực tiếp là cách đơn giản, tiết kiệm thời gian thực hiện khi sử dụng lá dâu tằm chữa bệnh mỡ máu. Cách này cũng giúp người dùng hấp thụ được hết những dưỡng chất thiết yếu có trong lá dâu.

    Tuy nhiên, khi ăn sống lá dâu, người bệnh cần lựa chọn những lá dâu tươi non, không sâu hay dập nát. Trước khi ăn cần rửa sạch lá, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn có hại.

    lá dâu tằm giảm mỡ máu

    Người bệnh có thể ăn trực tiếp lá dâu tằm để giảm mỡ máu

    2.2 Uống nước lá dâu tằm hạ mỡ máu

    Bên cạnh việc ăn sống lá dâu tằm, bạn có thế chế thành trà để uống thay nước. Cách thực hiện khá đơn giản như sau:

    • Hái một nắm lá dâu đem rửa sạch và để ráo nước.
    • Cho vào ấm đun với nước, để sôi 20 phút rồi tắt bếp.
    • Gạn lấy phần nước để uống trong ngày.

    Ngoài nấu nước lá dâu tằm tươi, bạn cũng có thể phơi khô lá cất đi dùng dần trong trường hợp không có sẵn lá tươi.

    Cách làm lá dâu tằm khô:

    • Lá dâu tằm sau khi đã rửa sạch đem phơi khô.
    • Cho lá vào hũ bằng đất nung, đậy kín nắp.
    • Chôn dưới đất trong khoảng nửa tháng rồi đào lên là có thể dùng được.
    • Mỗi ngày uống khoảng 50ml trà lá dâu tằm khô trong vòng 1 tháng để thấy hiệu quả.

    2.3 Kết hợp lá dâu tăm với lá sen

    Lá sen từ lâu là thảo dược nổi tiếng trong việc hạ mỡ máu. Khi kết hợp cùng lá dâu tằm sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho người bệnh.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch 2 loại lá rồi để ráo nước.
    • Cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, lọc lấy phần nước.
    • Thêm chút muối vào cốc để dễ uống hơn.

    Xem thêmMáu nhiễm mỡ uống lá gì? Top 6 lá giảm mỡ máu được người bệnh tin dùng

    3. Dùng lá dâu tằm hạ mỡ máu trong bao lâu?

    Các cách hạ mỡ máu bằng dâu tằm được chúng tôi giới thiệu ở trên, bạn chỉ nên áp dụng trong vòng 1-2 tháng. Nếu sau khoảng thời gian này mà bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn cần đổi phương pháp điều trị. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.

    Tùy cơ địa, tình trạng rối loạn mỡ máu của từng người mà hiệu quả đạt được sẽ khác nhau.

    4. Lưu ý khi sử dụng lá dâu tằm giảm mỡ máu

    Khi sử dụng lá dâu tằm, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

    • Uống quá nhiều nước lá dâu có thể gây ảnh hưởng đến thận.
    • Không sử dụng lá dâu tằm trong trường hợp cơ thể suy yếu, ho không đờm, nóng sốt.
    • Không dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
    • Không uống nước lá dâu khi đang đói.
    • Nên nấu nước bằng ấm, nồi đất, sứ có tráng men. Sử dụng nồi kim loại có thể kích hoạt phản ứng với chất tanin trong dâu tằm gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
    • Các trường hợp đau bụng, tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân cần hạn chế dùng nước lá dâu.

    Sử dụng lá dâu tằm hạ mỡ máu muốn đạt hiệu quả, người bệnh cần kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt là thường xuyên tập thể dục để tăng cường đào thải các loại mỡ xấu, điển hình như triglyceride.

    Hy vọng với những chia sẻ giảm mỡ máu bằng lá dâu tằm trên đây sẽ giúp bạn đọc biết thêm một loại lá hạ mỡ máu hiệu quả trong dân gian. Để lại câu hỏi, ý kiến của bạn cho chúng tôi ngay trong phần bình luận bên dưới để được giải đáp.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ bằng cây chó đẻ có an toàn, hiệu quả không? 13/05/21
      Chữa gan nhiễm mỡ bằng cây chó đẻ là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau thực…
      Chỉ số HDL – Cholesterol là gì? Những cách cải thiện HDL tốt nhất! 18/06/21
      HDL – Cholesterol là một trong những thành phần mỡ tốt quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Duy…
      Nhồi máu cơ tim ăn gì kiêng gì – Nhận diện 13 loại thực phẩm, đồ uống 06/07/21
      Đối với người từng trải qua cơn nhồi máu cơ tim, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của…
      Hafenthyl là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý 19/05/22
      Nhắc tới thuốc Hafenthyl là đề cập tới loại thuốc được chỉ định cho người mỡ máu cao. Đây là…
      Xem tất cả bài viết