Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân, điều trị và biến chứng nguy hiểm
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân, điều trị và biến chứng nguy hiểm

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    06/04/21

    Rối loạn lipid máu ( mỡ máu cao) ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy dấu hiệu của bệnh là gì? Nguyên nhân do đâu? Biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    4.6/5 - (104 bình chọn)

    1. Rối loạn lipid máu là gì?

    Lipid máu hay mỡ máu bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất là 4 chỉ số: cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-cholesterol (dân gian gọi là mỡ máu xấu), HDL-Cholesterol (mỡ máu tốt).

    Rối loạn lipid máu được hiểu là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu hoặc tình trạng tăng, giảm bất thường các chỉ số mỡ máu. Cụ thể, tăng cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol hoặc giảm HDL-Cholesterol so với giới hạn cho phép.

    (Bảng 1)

    Loại mỡ trong máu CHỈ SỐ BÌNH THƯỜNG CHỈ SỐ KHÔNG TỐT GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE 
    ✅ Cholesterol toàn phần Dưới 200mg/dL (<5,2mmol/l) Trên 240mg/dL (>6,2mmol/l)
    ✅ LDL – Cholesterol Dưới 130mg/dL (<3,3mmol/l) Trên 160mg/dL (>4,1mmol/l)
    ✅ Triglyceride Dưới 160mg/dL (<2,2mmol/l) Trên 200mg/dL (>2,3mmol/l)
    HDL-cholesterol Trên 50mg/dL (>1,3mmol/l) Dưới 40mg/dL (<1 mmol/l)

    Để biết các chỉ số cholesterol trong máu có đang ở mức báo động hay không, người bệnh phải tiến hành khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu.

    Rối loạn lipid máu nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, huyết áp, tai biến mạch máu não…

    2. Triệu chứng

    Rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Người bệnh thường phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

    Tuy nhiên, khi lipid trong máu tăng quá cao, người bệnh sẽ cảm nhận một số triệu chứng ở bên ngoài cơ thể, điển hình:

    – Củng giác mạc có màu trắng nhạt, hình tròn, xuất hiện dưới lòng đen của mắt.

    – Mí mắt trên và dưới có ban vàng, chúng có thể xuất hiện rải rác ở vị trí xung quanh.

    – Gân duỗi của ngón chân, bàn khớp tay, ngón tay có u vàng gân.

    – Lòng bàn tay bị da ban vàng.

    – Hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, khó thở như có ai đè ngực. Một số người còn có biểu hiện tê bì tay chân.

    – Đau bắp chân khi đi bộ.

    – Ăn uống khó tiêu, bụng đầy chướng, ậm ạch khó chịu.

    Triệu chứng rối loạn lipid máu

    Triệu chứng rối loạn lipid máu

    3. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

    Rối loạn lipid máu thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gầy đây, do lối sống hiện đại, thiếu khoa học nên bệnh có xu hướng trẻ hóa. Cụ thể, rối loạn mỡ máu do những nguyên nhân sau:

    3.1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

    Chế độ ăn uống bất hợp lý, dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa chất béo là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh, cụ thể:

    • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa, thịt dê…
    • Thực phẩm chứa chất béo cao như: dầu dừa, ca cao, đồ ăn đóng hộp sẵn, xúc xích…

    3.2. Thừa cân, béo phì

    Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là do hàm lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao tích tụ ở da và cơ quan nội tạng ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Béo phì

    Béo phì là nguyên nhân gây mỡ máu cao

    3.3. Lười vận động

    Đây là nguyên nhân khiến bệnh mỡ máu ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi. Lười vận động khiến lipoprotein  xấu trong máu tăng, giảm cholesterol tốt.

    3.4. Căng thẳng, stress thường xuyên

    Khi căng thẳng, stress nhiều người tìm đến đồ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt. Cộng thêm với việc sử dụng rượu bia và chất kích thích khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao.

    3.5. Yếu tố di truyền

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người có anh chị, bố mẹ bị mỡ máu cao thì bản thân họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

    Ngoài ra, người bị rối loạn tuyến giáp, tiểu đường… có khả năng bị mỡ máu cao hơn người bình thường.

    4. Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

    Rối loạn mỡ máu sẽ khiến cho tình trạng cholesterol xấu tăng, trong khi giảm cholesterol tốt. Lâu dần, mỡ máu sẽ bám vào thành mạch, cản trở lưu thông máu dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay…

    Bệnh nếu không phát hiện và có hướng điều trị kịp thời sẽ xây ra biến chứng: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Ngoài ra, mỡ máu còn là nguyên nhân dẫn tới biến chứng bệnh tiểu đường, gout…

    5. Xét nghiệm Lipid máu chẩn đoán bệnh

    Xét nghiệm lipid máu giúp chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid, đồng thời phát hiện các nguy cơ mà rối loạn mỡ máu có thể gây ra. Từ đó giúp người bệnh chủ động hơn trong phòng ngừa và điều trị bệnh lý.

    Xét nghiệm rối loạn lipid máu

    Xét nghiệm rối loạn lipid máu

    Những đối tượng nên xét nghiệm lipid máu:

    • Có biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch, nghi ngờ mắc các bệnh lý về tim mạch.
    • Mong muốn tầm soát bệnh lý tim mạch.
    • Người mắc các bệnh nền về chuyển hóa.
    • Người sống trong gia đình có tiền sử về rối loạn lipid máu.
    • Tất cả người trưởng thành trên 40 tuổi.

    Bác sĩ sẽ dựa trên bảng quy chuẩn về các chỉ số Cholesterol toàn phần, LDL Cholesterol, HDL Cholesterol, Triglyceride (Bảng 1) để đưa ra chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh liên quan đến rối loạn lipid. Từ đó, đưa ra hướng điều trị phù hợp, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

    Các chuyên gia khuyến cáo nên xét nghiệm rối loạn mỡ máu định kì 5 năm/lần. Những đối tượng có nguy cơ cao, người cao tuổi nên định kì 6 tháng 1 lần.

    6. Điều trị rối loạn lipid máu

    Để điều trị hiệu quả bệnh mỡ máu cao, người bệnh phải thực hiện nguyên tắc dùng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày.

    6.1. Điều trị chế độ ăn uống

    Trường hợp rối loạn lipid máu ở trẻ em hoặc người lớn ở mức độ nhẹ và vừa thì chưa vội dùng thuốc ngay, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày.

    • Hạn chế sử dụng mỡ động vật vì chứa nhiều chất béo no, có thể làm tăng LDL- cholesterol (cholesterol xấu). Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng dầu thực vật, cá nhằm bổ sung omega3 tốt cho sức khỏe.
    • Tránh ăn nội tạng động vật, đồ ăn ngọt do chứa nhiều cholesterol.
    • Không nên lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
    • Tăng khẩu phần rau, hoa quả tươi, sữa đậu nành trong bữa ăn hàng ngày.

    Với những người thừa cân, béo phì cũng cần thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân. Điều này có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, giảm cholesterol và triglyceride trong máu.

    6.2. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

    Người bị mỡ máu nên dành thời gian luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút/ngày, 5 lần/tuần. Có thể đi bộ, chạy bộ hoặc chơi một môn thể thao yêu thích.

    Với người cao tuổi, trẻ em nên áp dụng bài tập nhẹ nhàng hơn để đảm bảo sức khỏe.

    6.3. Sử dụng thuốc tây

    Khi chế độ ăn uống, luyện tập không đủ khả năng để điều chỉnh chỉ số cholesterol xấu, triglyceride về ngưỡng an toàn. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sử dụng thuốc tây, tuy nhiên vẫn kết hợp 2 phương pháp cải thiện trên.

    Hiện nay, 2 nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn lipid máu là nhóm statin và fibrat.

    Nhóm thuốc statin: Theo Healthline  phân tích cơ chế tác dụng của statin. Chúng có tác dụng ngăn chặn enzyme sản xuất cholesterol, từ đó giảm tổng hợp cholesterol trong máu.

    Chính vì vậy, thuốc này có tác dụng giảm cholesterol, triglycerie và tăng nhẹ HDL-cholesterol. Đồng thời, dự phòng các biến cố tim mạch có thể xảy ra.

    Thuốc statin

    Thuốc giảm mỡ máu statin

    Một số biệt dược của nhóm statin như: Lescol, Elisor, Zocor, Lipitor…

    Liều dùng: Tùy thuộc vào loại statin mà người bệnh sử dụng, tuy nhiên bác sĩ sẽ chỉ định liều thấp nhất. Uống thuốc trước khi đi ngủ, vì ban đêm là thời điểm tốt nhất để cholesterol nội sinh trong gan diễn ra mạnh.

    Nhóm thuốc fibrat: được sử dụng nhằm mục đích giảm triglyceride, tăng HDL-cholesterol (cholesterol tốt), đồng thời ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.

    Nhóm acid Nicotinic: Cơ chế tác dụng là giảm triglyceride do ức chế phân hủy từ mô mỡ, giảm triglyceride tổng hợp tại gan. Đồng thời, giảm LDL-cholesterol, tăng HDL-cholesterol.

    Nhóm Resin: Tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, tăng bài tiết mật, giảm cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp LDL-cholesterol và đào thảo LDL-cholesterol.

    Lưu ý: Các loại thuốc kể trên có tác dụng cải thiện nhanh tình trạng rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, chỉ tác động vào giảm triệu chứng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ như: tổn thương gan, tăng men gan, viêm cơ, nhược cơ, yếu cơ…

    6.4. Hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu từ thảo dược

    Theo Đông y, để điều trị mỡ máu phải thực hiện 2 nhiệm vụ. Thứ nhất, điều hòa chức năng tạng phủ, tức là trị bệnh tận gốc, bổ tỳ, bổ can, bổ thận. Đặc biệt tạng can (gan) – nơi thực hiện chức năng chuyển hóa mỡ.

    Thứ hai, thông mạch hóa đờm, giúp thanh trừ mỡ máu, khai thông mạch máu bị tắc nghẽn. Từ đó giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

    Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y: đun nước Lá sen, Giảo cổ lam, Nấm linh chi, Hà thủ ô, Sơn tra… để cải thiện bệnh mỡ máu.

    7. Phòng tránh bệnh rối loạn lipid máu

    “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, quan điểm này rất đúng với bệnh mỡ máu cao. Chính vì vậy, ngay từ hôm nay, mỗi người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Cụ thể:

    • Kiểm soát cân nặng cơ thể ở mức độ vừa đủ.
    • Hạn chế dung nạp thực phẩm chứa nhiều chất béo (thịt lợn, thịt bò, thịt dê…), nội tạng động vật, chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá)…
    • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh, rau củ quả.
    • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh.

    Bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về rối loạn lipid máu. Hi vọng, người bệnh sẽ sớm có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc về bệnh liên hệ hotline 0865344349 để được tư vấn.

    Video đề xuất:

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    22 bình luận cho “Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân, điều trị và biến chứng nguy hiểm”

    1. Võ Thu Hà viết:

      Tôi thấy người quen giới thiệu uống Mỡ Máu Tâm Bình, tôi cũng muốn mua thử nhưng không biết nên uống bao lâu và liệu trình như nào xin dược sĩ tư vấn cho tôi. Tôi năm nay 52 tuổi nội trợ ở nhà, tôi bị tiểu đường nhẹ chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động thể dục tại nhà chưa cần uống thuốc. Chỉ số cholesteron toàn phần của tôi 7.9 có lúc hơn 8. Tôi ăn uống rất kiêng khem nhưng uống thuốc tây bên bảo hiểm nhưng thấy hơi nhẹ. Xin tư vấn giúp tôi ạ.

      • Chào bạn, Nhiều người quan niệm Cholesterol cao là do ăn uống, vì vậy chỉ cần thay đổi ăn uống và thể dục. Nhưng thực tế theo công bố từ Đại học Havard thì 80% Cholesterol do gan tổng hợp, chỉ có 20% Cholesterol lấy từ thức ăn. Vì vậy bạn cần kết hợp cả 3 yếu tố: Dùng thuốc do bác sĩ kê đơn kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện, nhất là khi chỉ số cholesterol toàn phần của bạn khá cao so với giới hạn cho phép.
        Với câu hỏi về Mỡ máu Tâm Bình, bạn có thể sử dụng TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, bảo vệ gan. Bạn có thể dùng liều ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên. Uống tối thiểu 3-4 tháng theo đúng như công bố trên vỏ hộp sản phẩm.

    2. Trần Văn Nhân viết:

      Tôi 32 tuổi, chỉ số Triglycerid rất cao thường trên 10 mmol/l phát hiện 5 năm nay, tôi có tiền sử viêm tụy cấp, tôi dùng 1 tháng Mỡ máu. Tôi phải uống trong bao lâu nữa? các chỉ số có ổn định không hay tôi phải dùng liên tục?

      • Chào bạn, Triglyceride bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố:Do chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều chất đường bột, dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật, chế độ ăn thiếu chất xơ. Do bệnh lý: Bệnh gan, Tiểu đường, suy giáp, suy thận, … Trường hợp của bạn bị tăng Triglyceride lên đến mức 10 mmol/l là rất cao. Cộng với việc Mỡ máu Tâm Bình có nhiều thảo dược nên cần kiên trì trong quá trình sử dụng. Vì vậy bạn nên sử dụng đúng theo thời gian ghi trên vỏ hộp sản phẩm (từ 3-4 tháng hoặc lâu hơn) vì bạn đã bị tăng Triglyceride thời gian dài. Ngoài ra bạn nên kết hợp thêm với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, có sự vận động thể dục thể thao để tiêu hao năng lượng. Bạn để lại thông tin số điện thoại để Tâm Bình tư vấn cụ thể hơn giúp bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Bùi Mạnh Hà viết:

      Tôi 40 tuổi, tôi và vợ hiện tại đang có chỉ số mỡ máu cao, bác sĩ có tư vấn mỡ máu hơi cao nhẹ nên không sử dụng thuốc tây mà nên bổ trợ kết hợp với tập luyện và chế độ ăn. Trước vợ chồng tôi có sử dụng lá sen, trà uống nhưng bị mệt, từ khi biết tới sản phẩm mỡ máu Tâm Bình trên đài VTV1 vợ chồng tôi muốn mua thử xem sao. Tôi xin nhờ tư vấn giúp vợ chồng tôi những lưu ý trong ăn uống, tập luyện thêm. Tôi xin cảm ơn nhà thuốc

    4. Đỗ Thị Lan viết:

      Chào bác sĩ, gần đây tôi thỉnh thoảng thấy hoa mắt, chóng mặt trước đây tôi có bị mỡ máu cao nhưng dùng thuốc đã hết liệu có phải tôi lại bị mỡ máu lại không?

      • Chào bạn, về bản chất bệnh rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Vì vậy bệnh có thể tái phát trở lại. Vì vậy việc hoa mắt chóng mặt của bạn có thể do mỡ máu tăng cao cản trở lưu thông máu đến não. Tuy nhiên cũng không loại trừ nguyên nhân bệnh lý khác.
        Bạn nên đến khám cơ sở y tế để xác định chính xác tình trạng bệnh nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Chi Mai viết:

      Tôi bị rối loạn lipid máu nên thử sử dụng phương pháp uống lá sen, giảo cổ lam nhưng thường xuyên cảm thấy buồn ngủ mà chỉ số cũng không cải thiện nhiều. Tôi thấy trên tivi quảng cáo sản phẩm mỡ máu Tâm Bình cũng có 2 thành phần đó thì không biết sản phẩm có gây buồn ngủ không ạ?

      • Chào bạn, bản chất Lá sen và giảo cổ lam khi uống đơn độc cần phải uống liều cao nên có thể gây ra buồn ngủ do tác dụng an thần nhẹ. Chính vì vậy khi sử dụng thông thường nên phối hợp nhiều loại thảo dược khác nhau.
        TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình gồm có nhiều thành phần thảo dược và tinh chất nên khá an toàn. Và hiện chưa ghi nhận gây buồn ngủ, vì vậy bạn có thể yên tâm nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Thảo viết:

      Chỉ số mỡ máu của tôi hơi cao, tôi muốn xin tư vấn của chuyên gia liệu sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ kê nhưng chưa hết liều mà thấy đỡ thì có thể tự dừng hoặc điều chỉnh liều được không?

      • Chào bạn, theo nguyên tắc nếu bạn muốn chỉnh liều hoặc dừng thuốc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị. Vì vậy bạn nên tái khám bác sĩ điều trị để tham khảo ý kiến chứ không nên tự ý thay đổi nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. Trần Văn Kha viết:

      Chào bác sĩ, bố tôi mỡ máu cao bác sĩ chưa cho dùng thuốc gì, khuyên ăn uống và tập luyện thôi? Liệu tôi cho bố tôi dùng Mỡ Máu Tâm Bình được không?

    8. Nguyễn Văn Hai viết:

      Chào bác sĩ, tôi và vợ tôi có mỡ máu cao, hiện vợi tôi mới điều trị ung thư được 1 năm liệu có dùng được Mỡ Máu Tâm Bình không? Tôi xin cảm ơn

      • Chào bạn, bác, không biết bác gái hiện có đang dùng thuốc gì hoặc đang trong đợt điều trị ung thư nữa không? Khi đang dùng thuốc hoặc hóa chất điều trị ung thư bác gái nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Mỡ máu Tâm Bình nhé. Còn khi đã hồi phục phần nào thì có thể sử dụng để hỗ trợ giảm mỡ máu nhưng nên thử từ liều nhỏ (ngày 2 lần mỗi lần 2 viên) sau đó tăng dần.
        Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

    9. Trần Thu Huyền viết:

      Chào bác sĩ, tôi bị mỡ máu khoảng 3 năm có tê bì chân tay, hiện tôi đã dùng thuốc tây được 1 thời gian dài tôi thấy cơ thể rất mệt mỏi mà các chỉ số mỡ máu của tôi hiện đã về mức cho phép. Vậy tôi có cần uống thuốc tây nữa không?

      • Chào bạn, việc sử dụng thuốc tây cần theo chỉ định của bác sĩ điều trị, người nắm rõ nhất về tình trạng cụ thể của bạn. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi quyết định tiếp tục dùng thuốc hay dừng uống nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. Lê Văn Cọp viết:

      Tôi làm bảo vệ nên cũng ngồi 1 chỗ ít vận động, mỡ máu có hơi cao nhưng Bác sĩ không kê thuốc Tây, bác sĩ chỉ hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn, muốn mua Mỡ máu Tâm Bình mua ở đâu, tôi tìm mua ở Hiệu thuốc thì hết hàng

      • Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có thể hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan; trong trường hợp hiệu thuốc hết hàng bạn có thể gọi trực tiếp vào tổng đài tư vấn 0343446699 để được hỗ trợ đặt hàng online và gửi về tận nơi giúp bạn nhé.
        Hoặc bạn có thể để lại thông tin bên dưới để Tâm Bình gọi lại hỗ trợ cho bạn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    11. Hoàng Ngọc Liên viết:

      Tôi là Liên 1963, mỡ máu 13 năm nay, xét nghiệm chỉ số cholesterol 7,0 triflycerid 1,3. LDL 5,6, dùng nhiều loại tpcn nhưng ngừng uống các chỉ số nhanh chóng tăng trở lại, tôi muốn dùng Mỡ máu Tâm Bình có được không?

      • Chào bạn, Bệnh mỡ máu cao (rối loạn lipid máu) được xem là một bệnh mạn tính. Theo WHO, bệnh mạn tính là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu. Vì vậy rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn; mục đích của việc sử dụng các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để ổn định tình trạng mỡ máu, phòng ngừa biến chứng. Bạn có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ cho gan để góp phần giúp tình trạng mỡ máu ổn định vì gan là cơ quan chính chịu trách nhiệm chuyển hóa đạm, đường, mỡ (Theo công bố của Đại học Havard 80% Cholesterolol được tổng hợp tại gan, chỉ 20% từ thức ăn). TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có thể giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan.
        Bạn để lại số điện thoại để Tâm Bình hỗ trợ cụ thể hơn giúp bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      10+ Công thức nước ép, sinh tố chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả 29/04/21
      Nước ép, sinh tố chữa gan nhiễm mỡ góp phần giảm lượng mỡ dư thừa trong gan, nâng cao sức…
      Tăng sinh mạch máu là gì? Nghiên cứu trong điều trị ung thư 09/08/21
      Tăng sinh mạch máu là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong y học. Hiện tượng này tạo…
      Ăn mặn có tăng huyết áp không? Cách cắt giảm muối 19/04/24
      Mối quan hệ giữa việc nạp vào cơ thể quá nhiều muối và tình trạng tăng huyết áp đã được…
      Gợi ý 9 kiểu thực đơn giảm cân cho người béo – Khoa học bền vững 14/06/21
      Thực đơn giảm cân cho người béo thế nào là khoa học và bền vững, có thể áp dụng mà…
      Xem thêm