Top 7+ nhóm thuốc hạ mỡ máu “khẩn cấp” cho người mỡ máu cao
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Top 7+ nhóm thuốc hạ mỡ máu “khẩn cấp” cho người mỡ máu cao

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    27/04/21

    Thuốc hạ mỡ máu được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị rối loạn chuyển hóa lipid máu. Tuy nhiên có những loại thuốc nào trên thị trường và liều dùng, tác dụng phụ nào, dược sỹ Hoàng Mạnh Cường sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (405 bình chọn)

    1. Vì sao cần sử dụng thuốc hạ mỡ máu?

    vì sao cần sử dụng thuốc hạ mỡ máu

    Thuốc hạ mỡ máu thường chỉ định trong trường hợp các chỉ số mỡ xấu cao đặc biệt.

    Thuốc hạ mỡ máu là một trong những phương pháp hàng đầu trong điều trị Tây y dành cho những người bị mỡ máu cao hoặc đặc biệt cao. Khi sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh điều chỉnh lại các chỉ số mỡ máu (cholesterol toàn phần, triglyceride) về ngưỡng an toàn, từ đó ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm như:

    • Xơ vữa động mạch
    • Nhồi máu não
    • Nhồi máu cơ tim
    • Tăng huyết áp
    • Đột quỵ
    • Các biến chứng khác như đái tháo đường, gout…

    Xem thêm

    Rối loạn mỡ máu: Nguy hiểm đến từ những dấu hiệu mơ hồ

    2. Top 8 loại thuốc hạ mỡ máu thường dùng

    2.1. Nhóm thuốc hạ mỡ máu Statin

    2.1.1. Cơ chế tác dụng

    cấu trúc HMGCoA reductase

    Cấu trúc HMGCoA reductase.

    Statin hoạt động dựa trên cơ chế ức chế HMG CoA reductase, ngăn chặn hình thành cholesterol xấu, làm giảm cholesterol lưu thông trong máu, đồng thời cũng giảm chất béo trung tính triglyceride và tăng một lượng nhỏ HDL cholesterol (tăng mỡ tốt).

    Statin thường là nhóm thuốc đầu tiên các bác sĩ chỉ định trường hợp người bệnh bị mỡ máu cao.

    2.1.2. Một số loại thuốc thuộc nhóm statin hạ mỡ máu

    • Thuốc trị mỡ máu Atorvastatin (Lipitor): 10-20mg/ngày, liều tối đa 80mg/ngày
    • Thuốc Fluvastatin (Lescol): 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày
    • Thuốc Lovastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày
    • Pitavastatin (Livalo): 1-4mg/lần/ngày
    • Thuốc Pravastatin (Pravachol): 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày
    • Thuốc điều trị mỡ máu Rosuvastatin canxi (Crestor): 10-20mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày
    • Thuốc Simvastatin (Zocor): 10-20 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày

    Ngoài ra, statin cũng được tìm thấy trong các loại thuốc giảm cholesterol khác như:

    • Lovastatin với niacin (Advicor)
    • Simvastatin với ezetimibe (Vytorin)
    • Atorvastatin với amlodipine (Caduet)

    2.1.3. Tác dụng phụ

    Statin tuy giảm mỡ máu nhanh nhưng cần chống chỉ đinh với trường hợp mắc bệnh gan hoặc đang mang thai. Không nên uống nước ép bưởi hoặc bưởi khi đang trong thời gian dùng thuốc.

    Một số tác dụng phụ không mong muốn như:

    • Táo bón, tiêu chảy
    • Chóng mặt, đau đầu, đau bụng
    • Viêm cơ, nhược cơ, yếu cơ
    • Men gan tăng cao

    2.2. Nhóm thuốc Resins (thuốc gắn với acid đường mật)

    2.2.1. Cơ chế hoạt động

    Chất cô lập axit mật này giúp làm giảm cholesterol trong máu bằng cách loại bỏ LDL cholesterol. Cơ thể sử dụng cholesterol để tiết mật trong quá trình tiêu hóa. Nhóm thuốc này sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều mật hơn, đòi hòi nhiều cholesterol phải tham gia phản ứng, từ đó giúp:

    • Giảm cholesterol ở gan và cholesterol trong máu
    • Kích thích tổng hợp thụ thể LDL, tăng thải LDL

    2.2.2. Một số loại thuốc thuộc nhóm nhựa liên kết axit mật

    • thuốc điều trị rối loạn mỡ máu Cholestyramine (Locholest, Prevalite và Questran): 4 -8 g/ngày, liều tối đa 32 mg/ngày
    • Colesevelam (Welchol): 3750 g/ngày, liều tối đa 4375 mg/ngày
    • Colestipol (Colestid): 5 -10 g/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày

    2.2.3. Tác dụng phụ

    Khi sử dụng nhóm thuốc resins này cần thận trong với những người gặp vấn đề về gan hoặc túi mật. Các tác dụng phụ không mong muốn:

    • Táo bón, ợ hơi, ợ nóng
    • Khó tiêu
    • Buồn nôn

    2.3. Nhóm thuốc ức chế hấp thụ cholesterol chọn lọc (Ezetimibe)

    2.3.1. Cơ chế tác dụng

    Các chất ức chế hấp thụ cholesterol có chọn lọc giúp hạ mỡ xấu bằng cách ngăn chặn sự hấp thu từ ruột. Đồng thời, nhóm này còn giúp tăng mỡ tốt. Một trong loại thuốc ức chế hấp thụ cholesterol thường dùng là ezetimibe (Zetia), được phê duyệt lần đầu tiên năm 2002.

    Chỉ định: trong trường hợp tăng cholesterol LDL

    Liều lượng: 10mg/ngày

    2.3.2. Tác dụng phụ

    Nên thận trọng với những người bị gan bởi chúng có nguy cơ làm tăng men gan. Một số tác dụng phụ có thể gặp như:

    • Đau bụng, tiêu chảy
    • Mệt mỏi, đau đầu chóng mặt
    • Đau họng, sổ mũi, hắt xì
    • Đau khớp

    2.4. Nhóm thuốc hạ mỡ máu Fibrate

    2.4.1. Cơ chế tác dụng

    Thuốc hạ mỡ máu Fibrates có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với thuốc khác. Nhóm thuốc này làm giảm mỡ máu bằng cách kích thích PPAR alpha từ đó tăng oxy hóa các axit béo, tăng tổng hợp enzyme LPL, tăng thanh thải các lipoprotein giàu glycerid. Các thuốc nhóm fibrat cũng làm tăng HLD do thúc đẩy trình diện apoA-I và apoA-II.

    2.4.2. Một số loại thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat

    • Thuốc giảm mỡ máu Gemfibrozil (Lopid): liều thường áp dụng trên lâm sàng: 600 mg/ngày.
    • Thuốc trị mỡ máu cao Clofibrat (Atromid-S): 1000 mg/ngày.
    • Thuốc mỡ máu Fenofibrat (Antara, Lofibra và Triglide): 145 mg/ngày.

    2.4.3. Tác dụng phụ

    Người có vấn đề về thận, bệnh túi mật hoặc gan không nên sử dụng fibrat. Các tác dụng không mong muốn bao gồm:

    • Táo bón, tiêu chảy
    • Đau bụng
    • Đau đầu
    • Chóng mặt

    Lưu ý: Khi dùng chung với statin, fibrat có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về cơ.

    2.5. Nhóm axit béo Omega3 (dầu cá)

    2.5.1. Cơ chế tác dụng

    Axit béo omega3 theo toa thường được chỉ định trong giảm mỡ máu, hạ cholesterol là Lovaza, có tác dụng điều chỉnh chỉ số triglyceride ở mức rất cao (>500ml/dL) về ngưỡng cho phép.

    Axit béo omega-3 cũng có dạng chất bổ sung nhưng liều lượng thấp hơn.

    2.5.2. Tác dụng phụ của nhóm hạ mỡ máu từ dầu cá

    • Đau lưng
    • Đau bụng, ợ hơi
    • Có các triệu chứng giống như cúm
    • Phát ban trên da
    • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

    2.6. Nhóm thuốc hạ mỡ máu từ axit nicotinic (Niacin)

    2.6.1. Cơ chế tác dụng

    Niacin thường kê theo toa, còn được gọi là vitamin B3, giúp cải thiện cholesterol bằng cách tăng HDL và giảm LDL, giảm chất béo trung tính triglyceride. Khi sử dụng cùng statin, nhóm niacin có thể làm tăng mỡ tốt lên mức 30% hoặc hơn.

    Niacin thường dùng cho đối tượng không dung nạp statin.

    2.6.2. Một số nhóm thuốc hạ mỡ máu của Niacin

    • Niacor: 100 mg/dL, liều tối đa 1000 mg/ngày
    • Niaspan: 250 mg/dL, liều tối đa 1500 mg/ngày
    • Slo-Niacin: 500 mg/dL, liều tối đa 2000 mg/ngày

    2.6.3. Tác dụng phụ

    Người bị tiểu đường nên tránh dùng niacin vì có thể làm tăng lượng đường trong máu. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:

    • Đỏ bừng mặt, cổ
    • Ngứa ran bàn chân và chân
    • Buồn nôn, nôm mửa
    • Tiêu chảy
    • Vàng da, vàng mắt
    • Tăng men gan
    • Ngứa
    • Loét dạ dày

    2.7. Chất ức chế PCSK9

    2.7.1. Cơ chế tác dụng

    Chất ức chế PCSK9 là một loại thuốc sinh học dùng cho người có chỉ số cholesterol xấu tăng cao. Chúng làm giảm cholesterol trong máu bằng cách nhắm mục tiêu và bất hoạt một loại protein là proprotein convertase subtilisin kexin 9.

    Protein đặc biệt này làm giảm số lượng thụ thể có tác dụng giảm LDL trên gan. Khi PCSK9 bị vô hiệu hóa bởi chất ức chế, các thụ thể sẽ được tăng cường để loại bỏ mỡ xấu khỏi máu, từ đó làm giảm mỡ máu.

    Chỉ sử dụng PCSK9 khi các chỉ số cholesterol trong máu đặc biệt cao.

    2.7.2. Một số loại thuốc hạ mỡ máu nhóm ức chế PCSK9

    Năm 2015, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt chất ức chế PCSK9 đầu tiên là Praluent (alirocumab) và Repatha (evolocumab). Cả hai đều thuộc dạng thuốc tiêm, là phương án thay thế cho những người không dung nạp được các thuốc hạ mỡ máu trên.

    Các nghiên cứu cho thấy cả hai chất ức chế PCSK9 đều có hiệu quả trong giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên chi phí khá đắt đỏ (1 năm có thể lên đến 12.000 đô la, tương đương hơn 276 triệu đồng).

    2.7.3. Tác dụng phụ

    Thuốc mỡ máu nhóm ức chế PCSK9 có thể để lại một số tác dụng phụ như:

    • Ngứa, đau, sưng tại vị trí tiêm
    • Đau lưng
    • Khó tập trung
    • Cảm cúm
    • Dị ứng như phát ban

    2.8. Sử dụng các loại thảo dược hạ mỡ máu

    Có rất nhiều bài thuốc dân gian giúp giảm mỡ máu từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu như lá sen, giảo cổ lam, trạch tả, tỏi, nần vàng, actiso…

    Người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược này phơi khô, sao vàng sắc nước uống thay trà.

    So với sử dụng thuốc tây, việc dùng các loại thảo mộc tự nhiên có nhiều ưu điểm hơn nhờ:

    • An toàn, không gây tác dụng phụ
    • Có thể sử dụng lâu dài
    • Không làm tăng lại các chỉ số mỡ xấu như khi dừng uống thuốc tây hạ mỡ máu
    • Nguyên liệu dễ kiếm, dễ mua
    • Vừa giảm mỡ máu, vừa giảm mỡ gan, bảo vệ gan

    >> Tìm hiểu thêm: [Bật mí top 10+] Bài thuốc dân gian giảm mỡ máu – hạ cholesterol tại nhà

    3. Hỗ trợ hạ mỡ máu an toàn nhờ sử dụng dược liệu thiên nhiên

    Hiện nay, có rất nhiều các loại thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng hạ mỡ máu an toàn. Ví dụ như:

    • Nần nghệ (nần vàng): có nhóm diosgenin giúp hạ triglyceride, thúc đẩy biệt hóa các tế bào mỡ và ức chế viêm ở các mô mỡ.
    • Nanocurcumin: giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm gan nhiễm mỡ. Đặc biệt đối với loại được bào chế dưới dạng lỏng tan hoàn toàn trong nước, tăng khả năng hấp thụ. Hơn nữa, nanocurcumin còn giúp chống oxy hóa, bảo vệ gan.
    • Chiết xuất cam Địa Trung Hải: giảm mỡ xấu, tăng mỡ tốt và bảo vệ tế bào gan, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ cũng như tăng cường miễn dịch.

    Bạn có thể sử dụng các vị thảo dược này để hạ mỡ máu hoặc lựa chọn sản phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng thành phần này để hỗ trợ làm giảm mỡ máu.

    4. Thuốc hạ mỡ máu uống khi nào?

    Đối với các thuốc hạ mỡ máu, hạ cholesterol hay triglyceride thời điểm uống rất quan trọng vì giúp tăng hiệu quả của thuốc, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Thời gian uống thuốc mỡ máu phụ thuộc vào từng loại.

    Đối với statin tác dụng dài như atorvastatin, fluvastatin, rosuvastatin có thời gian bán thải dài 19 tiếng, người bệnh có thể tùy chọn thời điểm bất kỳ vào buổi sáng hoặc buổi tối đều có hiệu quả như nhau.

    Ngược lại, đối với những thuốc hạ mỡ máu statin có tác dụng ngắn, thời gian bán hủy ngắn 6 giờ như lovastatin, simvastatin thì nên uống vào buổi tối. Gan cũng hoạt động mạnh vào buổi tối, đặc biệt trong thời gian ngủ, do vậy bạn có thể sử dụng trước khi đi ngủ để đạt nồng độ thuốc cao nhất.

    Tuy nhiên, đối với bất kỳ thuốc kê đơn nào, bạn nên hỏi rõ các chỉ định của bác sĩ để nắm được thời gian uống thuốc chính xác nhất.

    5. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu

    Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu

    Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu.

    Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần chú ý đến một số yếu tố:

    • Liệt kê các bệnh lý nền để bác sĩ điều chỉnh thuốc
    • Thời điểm sử dụng: tùy vào các loại thuốc được chỉ định để uống cho phù hợp
    • Người có tiền sử bệnh gan, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng
    • Tuyệt đối không tăng liều, giảm liều khi không có chỉ định của người có chuyên môn
    • Thăm khám định kỳ để kiểm tra các chỉ số mỡ máu
    • Luôn chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

    6. Lời khuyên từ chuyên gia

    Các thuốc hạ mỡ máu ngoài việc giúp giảm các chỉ số mỡ xấu cũng để lại không ít tác dụng phụ, thậm chí còn làm mỡ máu tăng nhanh nếu dừng uống. Trong trường hợp  cholesterol trong máu ở mức nguy hiểm, cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

    Tuy nhiên, nếu mức cholesterol ở mức cao vừa phải hoặc nhẹ, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để đưa các chỉ số về mức bình thường. Một số lưu ý cho chế độ ăn uống và sinh hoạt như:

    • Tránh dung nạp chất béo chuyển hóa và bão hòa
    • Ăn nhiều chất xơ hòa tan
    • Tập luyện thể dục thường xuyên
    • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá. Bởi rượu bia sẽ bị gan phân hủy thành chất béo trung tính và cholesterol trong cơ thể
    • Bổ sung dầu cá
    • Bổ sung tỏi để giảm cholesterol
    • Áp dụng các loại thảo mộc

    Trên đây là một số thuốc hạ mỡ máu thường dùng nhất trong điều trị bệnh mỡ máu cao. Người bệnh nên nắm được chỉ định và những lưu ý khi sử dụng để dùng đúng, dùng, hạn chế tối đa tác dụng phụ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hê qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    16 bình luận cho “Top 7+ nhóm thuốc hạ mỡ máu “khẩn cấp” cho người mỡ máu cao”

    1. Trần Thanh Tùng viết:

      Chào bác sĩ, tôi đi khám bị mỡ máu cao hiện tôi đang uống thuốc bảo hiểm. Nhưng cứ uống vào là tôi lại thấy đau bụng. Tôi có thể dừng thuốc bảo hiểm được không? Tôi dùng Mỡ Máu Tâm Bình được không?

      • Chào bạn, không biết các chỉ số mỡ máu của bạn hiện tại là bao nhiêu. Bạn vẫn nên tuân thủ dùng thuốc theo đơn đúng liệu trình của bác sĩ. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride. Cùng với đó bạn cũng nên lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, có sự vận động thể dục thể thao để tiêu hao năng lượng.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Thu Huyền viết:

      Xin hỏi bác sĩ. Tôi 48 tuổi đi xét nghiệm bị mỡ máu cao 3 năm nay, tôi đã giảm ăn và có tập thể dục đi bộ hàng ngày kết hợp với uống thuốc Statin bác sĩ kê đơn. Tôi cứ uống hết liệu trình lại xét nghiệm nhưng không thấy giảm nhiều mà gần đây lại thấy tăng cao hơn. Tôi hay bị tê bì chân tay, choáng váng đầu óc. Vậy tôi uống thuốc gì phù hợp để giảm nhanh mà không tác dụng phụ?

      • Chào bạn, bệnh mỡ máu cao (rối loạn lipid máu) là tình trạng mạn tính, việc điều trị cần sự phối hợp giữa nhiều yếu tố cộng thêm sự kiên trì của người bệnh. Theo khuyến cáo của WHO bạn cần phải kết hợp giữa việc dùng thuốc của bác sĩ với duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cùng với đó nếu sợ nguy cơ tác dụng phụ bạn nên thường xuyên tái khám bác sĩ điều trị cũng như chủ động liên lạc lại khi gặp bất thường trong quá trình sử dụng thuốc để bác sĩ đổi thuốc sớm nếu cần. Ngoài ra bạn cũng nên giữ tinh thần thư thái, lạc quan.
        Bạn có thể tham khảo một vài bài tập phù hợp để hỗ trợ giảm mỡ máu ở đây nhé: https://tambinh.vn/bai-tap-the-duc-giam-cholesterol/
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Trần Văn Vinh viết:

      Tôi 56 tuổi, mỡ máu cao phát hiện chục năm nay kèm tăng huyết áp, có dùng corvesyl hàng ngày, tôi đang muốn mua Mỡ máu Tâm Bình ngoài Hiệu thuốc, tôi băn khoăn liệu Mỡ máu TB có ảnh hưởng đến huyết huyết áp không?

      • Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có nhiều thành phần thảo dược nên khá an toàn, hiện cũng chưa ghi nhận tác dụng phụ nào lên huyết áp. Thậm chí Mỡ máu Tâm Bình có thể hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch gây tăng huyết áp. Vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng để hỗ trợ nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    4. Vũ Anh Tuấn viết:

      Sản phẩm mỡ máu Tâm Bình có sử dụng cho người bệnh tiểu đường được không? Sản phẩm có tác dụng phụ không, tôi đang sử dụng thuốc tây nhưng men gan bị cao.

      • Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình gồm các thành phần từ thảo dược nên khá an toàn và hiện chưa ghi nhận tác dụng phụ, người bị mỡ máu kèm tiểu đường vẫn có thể sử dụng để hỗ trợ giảm mỡ máu. Ngoài ra Mỡ máu Tâm Bình còn hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, bảo vệ gan.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Đặng Long viết:

      Mẹ tôi hiện nay đang bị mỡ máu nhưng khi sử dụng thuốc tây thì cảm thấy khó chịu, đau bụng, chóng mặt. Tôi muốn xin lời khuyên.

      • Chào bạn, các biểu hiện bạn nêu có thể là do tác dụng phụ khi dùng thuốc. Bạn nên cho mẹ tái khám bác sĩ điều trị đồng thời cung cáp thông tin để bác sĩ xem xét đổi đơn thuốc hoặc thay đổi về liều lượng cách dùng cho phù hợp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Quỳnh Mai viết:

      Gia đình tôi đang sử dụng sản phẩm của Tâm Bình và rất tin tưởng về chất lượng sản phẩm. Bác sĩ tư vấn giúp tôi về sản phẩm mỡ máu Tâm Bình có sử dụng được với người bị tiểu đường và huyết áp cao không?

      • Chào bạn TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có các thành phần thảo dược và tinh chất nên khá an toàn và hiện chưa ghi nhận tác dụng phụ vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng để hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. Hồng Thúy viết:

      Mẹ cháu năm nay 49 tuổi. Sáng nay mẹ cháu đi khám và phát hiện bị mắc bệnh Gan nhiễm mỡ và đau đại tràng nữa ạ. Mẹ đau . Vậy cháu muốn biết, có sản phẩm nào của công ty mình có thể giúp mẹ cháu không ạ. Mong có thể tìm được sp cho mẹ ạ. Cháu mong sớm nhận được sự hỗ trợ của các cô chú anh chị ạ.

      • Chào cháu, với tình trạng gan nhiễm mỡ mẹ cháu có thể bổ sung TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol, giảm gan nhiễm mỡ. Còn với bệnh lý đại tràng cháu có thể tham khảo TPBVSK Đại tràng Tâm Bình hoặc sản phẩm cải tiến là TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình để hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh đại tràng nhé. Nếu đang dùng thuốc kê đơn của bác sĩ cháu có thể nhắc mẹ dùng các TPBVSK cách thuốc 1 giờ để việc hấp thu được tốt nhất.
        Chúc cháu và gia đình sức khỏe!

    8. Lê Văn Đao viết:

      Đang dùng thuốc Tây có dùng mỡ máu Tâm Bình được không?

      • Chào bạn, trong trường hợp bạn đang dùng thuốc Tây và muốn dùng thêm TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm mỡ máu, bạn có thể dùng Mỡ máu Tâm Bình cách thuốc tây 1 giờ để việc hấp thụ các sản phẩm được tốt nhất nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Phân biệt đột quỵ và tai biến: Rất nhiều người đang nhầm lẫn 26/03/24
      Tai biến, đột quỵ là 2 tên bệnh đang được nhiều người nhắc đến và lo sợ. Bởi lẽ, thực…
      Mỡ máu có uống được mật ong – Lời đáp và 7 cách sử dụng 09/06/21
      Mỡ máu có uống được mật ong không là thắc mắc cần giải đáp của cô Phạm Thu Hoàn (Khương…
      Chữa mỡ máu bằng tỏi – Chuyên gia gợi ý 9 cách dùng 26/04/21
      Chữa mỡ máu bằng tỏi có tốt không và cách thực hiện như thế nào là câu hỏi của cô…
      Ăn mặn có tăng huyết áp không? Cách cắt giảm muối 19/04/24
      Mối quan hệ giữa việc nạp vào cơ thể quá nhiều muối và tình trạng tăng huyết áp đã được…
      Xem tất cả bài viết