Mỡ máu tăng ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu tăng ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    01/07/21

    Tăng mỡ máu ở người cao tuổi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng sống của người bệnh. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm. Do đó cần phát hiện kịp thời và có hướng điều trị phù hợp.

    5/5 - (15 bình chọn)

    1. Tình trạng mỡ máu tăng ở người cao tuổi là gì?

    Tăng mỡ máu ở người cao tuổi là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid hay còn gọi là rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi. Tình trạng này đặc trưng bởi hiện tượng tăng các thành phần mỡ xấu (LDL – Cholesterol, Triglycerid) và giảm thành phần mỡ tốt có tác dụng bảo vệ cơ thể (HDL – Cholesterol).

    mỡ máu tăng ở người cao tuổi

    Tăng mỡ máu ở người cao tuổi xảy ra khi ít nhất một trong ba loại: Cholesterol toàn phần, LDL – Cholesterol và triglyceride có nồng độ nằm ngoài giới hạn bình thường.

    Xem thêm Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao? Những lưu ý quan trọng để hạ mỡ máu!

    2. Nguyên nhân làm tăng mỡ máu ở người cao tuổi

    Mỡ máu tăng có thể gặp ở nhiều đối tượng. Tuy nhiên, người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi:

    2.1 Chế độ ăn nhiều chất béo

    Với những người cao tuổi thường xuyên ăn các chất dầu mỡ, chứa các chất béo bão hòa như: bơ, sữa, mỡ động vật, nội tạng… sẽ khiến nồng độ cholesterol tăng cao. Bên cạnh đó, thói quen ăn nhiều tinh bột cũng có thể chuyển hóa thành năng lượng dư thừa làm tăng triglycerid.

    2.2 Người già, người cao tuổi thường ít vận động

    Người cao tuổi cũng là đối tượng hay gặp phải các vấn đề như: đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp… ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Việc vận động vì thế mà cũng ảnh hưởng theo. Điều này ảnh hưởng tới quá trình tiêu hao năng lượng. Từ đó, tăng nguy cơ tích tụ mỡ tại thành mạch.

    2.3 Suy giảm chức năng gan, mật

    Ngoài những nguyên nhân như: Thói quen ăn uống, sinh hoạt… người cao tuổi còn bị mỡ máu tăng do quá trình suy giảm chức năng của cơ thể. Đặc biệt là các cơ quan có vai trò điều tiết mỡ máu trong gan, mật. Điều này làm cản trở quá trình vận chuyển mỡ thừa về gan để đào thải ra ngoài. Từ đó, làm tăng nguy cơ tích tụ mỡ trong lòng mạch dẫn đến mỡ máu cao.

    nguyên nhân tăng mỡ máu ở người cao tuổi

    3 nguyên nhân chính làm tăng mỡ máu ở người cao tuổi

    Ngoài ra, những người cao tuổi mắc phải các bệnh lý nền về tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, bệnh gan… cũng có nguy cơ cao bị rối loạn mỡ máu.

    3. Các biến chứng người cao tuổi có thể gặp phải khi mỡ máu tăng

    Ở người cao tuổi khi mỡ máu tăng cao trong thời gian dài, người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

    3.1 Tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

    Khi nồng độ LDL – cholesterol và triglyceride trong máu quá cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Biểu hiện thường gặp của bệnh là chán ăn, mệt mỏi, vàng da, đau bụng…

    3.2 Dễ mắc bệnh tiểu đường

    Nồng độ cholesterol quá cao ảnh hưởng tới quá trình đào thải insulin – một loại hormone điều hòa lượng đường trong máu. Do đó người cao tuổi bị mỡ máu cao dễ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn vì ngoài mỡ máu, người bệnh còn phải kiểm soát và ổn định đường huyết.

    3.3 Nhồi máu cơ tim

    Đây là tình trạng xảy ra liên quan đến sự gián đoạn lưu lượng máu đến tim. Nguyên nhân do quá trình lắng đọng các mảng bám được tạo thành từ cholesterol và các chất tích tụ trong lòng mạch, gây hẹp mạch vành, cản trở dòng chảy của máu đến tim.

    Bệnh thường xảy ra đột ngột, không báo trước. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

    biến chứng mỡ máu tăng ở người cao tuổi

    Nhồi máu cơ tim là một trong những biến chứng rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi

    3.4 Tắc mạch ngoại vi

    Mỡ xấu tích tụ quá nhiều trong lòng mạch gây tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu đến các chi, đặc biệt là cẳng chân, bàn chân. Bệnh thường gặp ở những người trên 60 tuổi với các biểu hiện: đau bắp chân, tê chân, da chân bóng, tím tái…

    3.5 Tai biến mạch máu não

    Các mảng bám trong thành mạch tích tụ quá lâu có thể bị vỡ ra, tạo thành những cục máu đông. Trong quá trình di chuyển lên các mạch máu não, chúng có thể bị tắc lại gây ra tai biến.

    Tai biến mạch máu não có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau. Tuy vậy, hầu hết các trường hợp đều hết sức nguy hiểm, khó hồi phục sau tai biến.

    4. Điều trị tăng mỡ máu ở người cao tuổi như thế nào?

    Ở người cao tuổi cần hạn chế dùng thuốc điều trị mỡ máu. Đặc biệt các loại thuốc tây, khi sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng men gan, hại dạ dày, và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác như: mệt mỏi, buồn nôn,…

    Phương pháp điều trị và kiểm soát mỡ máu tốt nhất cho người bệnh chính là tự cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, kết hợp sử dụng sản phẩm phù hợp. Người cao tuổi cũng nên kiểm tra mỡ máu định kỳ từ 3-6 tháng để theo dõi sát tình trạng của mình.

    4.1 Kiểm soát mỡ máu cho người cao tuổi bằng chế độ dinh dưỡng

    Duy trì một chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều rau củ quả, chất béo không bão hòa là cách cải thiện được ưu tiên hàng đầu cho người bệnh. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe mà người cao tuổi có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày như:

    • Các loại rau có màu xanh: cải xanh, súp lơ xanh, rau chân vịt…
    • Đậu nành: Sữa và các thực phẩm từ đậu nành.
    • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
    • Các loại cá chứa axit béo không bão hòa như: cá hồi, cá trích, cá mòi…

    4.2 Tăng cường vận động giúp hạ mỡ máu ở người cao tuổi

    Tăng cường vận động không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, tốt cho sức khỏe xương khớp mà còn giúp người cao tuổi ổn định cân nặng, tiêu hao mỡ thừa tốt hơn. Tùy vào thể trạng, người cao tuổi có thể lựa chọn các môn thể thao như: đi bộ, cầu lông, thể dục nhịp điệu…

    Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút cho các hoạt động thể dục thể thao để duy trì sức khỏe và đẩy lùi bệnh mỡ máu.

    4.3 Sử dụng các loại thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu

    Việc sử dụng thuốc Tây gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người cao tuổi. Chính vì vậy, người cao tuổi có thể sử dụng các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ hạ mỡ máu như:

    • Lá sen, trạch tả, nần vàng: Giúp giảm mỡ máu, giảm cholesterol và các mảng bám ở thành mạch.
    • Ngưu tất, sơn tra (táo mèo): Giúp tiêu mỡ, chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Ngăn chặn mỡ bám vào thành mạch, thanh lọc cholesterol xấu.
    • Giảo cổ lam: Hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ, tăng cường chức năng gan, giải độc và hạ đường huyết…
    • Actiso: Tăng cường chức năng gan, giúp gan chuyển hóa mỡ tốt hơn. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng lợi tiểu, giảm cholesterol.

    5. Phòng ngừa mỡ máu tăng ở người cao tuổi

    Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu cao. Do đó, cần có biện pháp phòng ngừa sớm, cần đặc biệt chú ý đến:

    • Cân nặng phải luôn được kiểm soát, tránh tình trạng béo phì.
    • Phòng ngừa, điều trị các bệnh lý nền như: gan, tiểu đường, cao huyết áp…
    • Thường xuyên luyện tập thể dục.
    • Có chế độ ăn uống khoa học, tránh rượu bia, chất kích thích, đồ ăn nhiều đường bột, dầu mỡ…

    Video đề xuất: Mỡ máu cao đang trở thành mối nguy tiềm ẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi. Tham khảo video sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích trong phòng ngừa và điều trị bệnh:

    Ngoài ra, để chủ động phòng và điều trị bệnh, người cao tuổi hãy nhớ làm xét nghiệm mỡ máu định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần. Đồng thời thăm khám, tầm soát các vấn đề về sức khỏe. Liên hệ 0343.44.66.99 để được tư vấn!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Xơ gan cổ trướng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 19/07/21
      Xơ gan cổ trướng (xơ gan mất bù) là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Giai đoạn này gan…
      Mỡ máu uống được cafe không? Lời đáp từ chuyên gia 15/02/22
      Những người bị bệnh mỡ máu cao luôn được khuyến cáo là chú ý tới đồ ăn, thức uống nạp…
      [Hỏi – Đáp] Mỡ máu cao uống linh chi được không? Cần lưu ý gì? 28/06/22
      Tôi được người quen biếu ít nấm linh chi để bồi bổ sức khỏe, nhưng không biết bị mỡ máu…
      Thuốc Atorhasan: Công dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng 12/05/22
      Thuốc Atorhasan thuộc nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu và phòng ngừa các biến chứng tim mạch. Trước…
      Xem thêm