Atorvastatin là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Atorvastatin là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    24/05/21

    Atorvastatin là thuốc điều trị mỡ máu, dùng trong trường hợp người bị mỡ máu cao hoặc dự phòng biến chứng tim mạch. Vậy công dụng, liều dùng, tác dụng phụ gặp phải cũng như cần thận trọng thế nào khi sử dụng thuốc, hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ.

    5/5 - (739 bình chọn)

    1. Atorvastatin là thuốc gì?

    atorvastatin giúp hạ mỡ máu

    Atorvastatin là một trong nhóm thuốc hạ mỡ máu chỉ xếp sau rosuvastatin.

    Atorvastatin là hoạt chất nằm trong nhóm thuốc statin đặc trị mỡ máu cao, dựa vào quá trình tổng hợp đối quang. Giống như nhóm thuốc statin, atorvastatin có tác dụng điều hòa lipid huyết bằng cơ chế ức chế men HMG-CoA reductase, enzyme chuyển đổi HMG-CoA thành acid mevalonic, một tiền thân sớm của cholesterol.

    Nhờ quá trình ức chế HMG-CoA reductase giúp giảm tổng hợp cholesterol ở gan và giảm nồng độ cholesterol trong tế bào. Nghiên cứu chỉ ra atorvastatin vừa có tác dụng giảm chỉ số mỡ xấu như triglyceride, cholesterol toàn phần và cholesterol tỉ trọng thấp (LDL), có làm tăng cholesterol tỉ trọng cao (HDL) trong huyết tương.

    Atorvastatin làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL và tăng HDL sau hoạt chất rosuvastatin – xét theo mức độ tác dụng của các hoạt chất trong nhóm statin.

    2. Hàm lượng thuốc 

    Hoạt chất Atorvastatin thường được bào chế dưới các dạng:

    • Atorvastatin 10mg
    • Atorvastatin 20mg
    • Atorvastatin 40mg
    • Atorvastatin 80mg

    3. Thuốc atorvastatin trị bệnh gì?

    Atorvastatin có nhiều tác dụng nhưng tập trung chủ yếu ở nhiệm vụ điều hòa lipid máu ở người bị mỡ máu cao. Nghĩa là làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL trong huyết tương. Đồng thời có khuynh hướng làm giảm nồng độ triglyceride và tăng HDL trong huyết tương.

    Ngoài ra, Atorvastatin còn có tác dụng:

    • Chống xơ vữa động mạch nhờ làm chậm quá trình tiến triển hoặc thoái lui của mảng xơ vữa
    • Giảm huyết áp ở người tăng huyết áp và tăng cholesterol huyết tiên phát
    • Chống viêm ở người tăng cholesterol huyết
    • Có thể tăng mật độ xương

    Xem thêm: Rối loạn mỡ máu  Là bệnh gì? Có Nguy hiểm không?

    4. Chỉ định và chống chỉ định

    4.1. Chỉ định

    Thuốc Atorvastatin được chỉ định trong trường hợp:

    • Người bị mỡ máu cao
    • Dự phòng các biến cố tim mạch
    • Dự phòng các tai biến tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường
    • Dùng trong trường hợp muốn giảm tiến triển xơ vữa mạch vành

    4.2. Chống chỉ định

    Không nên sử dụng cho một số đối tượng:

    • Người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
    • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
    • Trẻ dưới 10 tuổi
    • Người bị suy gan
    • Trường hợp người cao tuổi trên 65 tuổi hoặc suy thận nên tham khảo ý kiến chuyên môn.

    5. Liều dùng và cách sử dụng atorvastatin

    5.1. Liều dùng

    Thông thường, atorvastatin thường được khuyến cáo sử dụng liều khởi đầu từ 10mg. Nếu đáp ứng thuốc tốt có thể tăng liều từng đợt cách nhau không dưới 4 tuần. Trong quá trình sử dụng thuốc cần theo dõi các tác dụng phụ, đặc biệt tác dụng lên hệ cơ.

    Liều dùng chung cho các đối tượng:

    • Liều khởi đầu: 10mg/ngày
    • Liều duy trì: 10-40mg/ngày, có thể tăng liều nhưng không quá 80mg/ngày. Trẻ từ 10-17 tuổi chỉ nên dùng tối đa 20mg/ngày.

    5.2. Cách sử dụng

    Nên uống atorvastatin 1 lần/ngày vào buổi tối vì đây là thời điểm gan tổng hợp cholesterol tốt nhất, giúp tăng hiệu lực của thuốc.

    Uống theo viên định lượng sẵn với 1 cốc nước

    Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn vì thuốc không gây ảnh hưởng dạ dày

    Không nên bẻ viên thuốc trước khi uống nếu như các bác sĩ không yêu cầu

    Không nên uống chung thuốc với nước ép bưởi hoặc ăn bưởi

    6. Tác dụng phụ

    tác dụng phụ của atorvastatin

    Thuốc có một số tác dụng phụ thường gặp như mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đau khớp…

    Một số người dùng có thể gặp phải những phản ứng phụ khi dùng thuốc trong thời gian đầu như:

    • Tiêu chảy, chướng bụng, ợ nóng
    • Đau khớp
    • Đãng trí, bồn chồn
    • Yếu cơ, đau cơ không rõ nguyên nhân
    • Ăn uống không ngon miệng
    • Đau bụng trên
    • Nước tiểu sẫm màu
    • Vàng da hoặc vàng mắt

    7. Tương tác thuốc

    Thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của các loại thuốc khác khi dùng chung. Để tránh tương tác, bạn nên liệt kê các loại thuốc đang sử dụng.

    Một số loại thuốc có thể gây tương tác với atorvastatin như:

    • Thuốc kháng sinh như clarithromycin, erythromycin làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về cơ.
    • Thuốc trị nấm như itraconazole, ketoconazole làm tăng hàm lượng hoạt chất tích tụ trong cơ thể khiến gãy cơ.
    • Các loại thuốc giảm cholesterol như gemfibrozil, thuốc có chứa fibrate, niacin làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về cơ.
    • Rifampin có thể làm giảm lượng atorvastatin trong cơ thể.
    • Thuốc điều trị HIV tăng nguy cơ phá vỡ cơ
    • Digoxin dùng chung với atorvastatin làm tăng lượng digoxin trong máu đến mức nguy hiểm.
    • Dùng atorvastatin với thuốc tránh thai có thể làm tăng mức độ hormone tránh thai đường uống trong máu.
    • Colchicine trị gout làm tăng nguy cơ phá vỡ cơ bắp.

    Click xem thêm Top 7+ nhóm thuốc hạ mỡ máu “khẩn cấp” cho người mỡ máu cao

    8. Thận trọng khi sử dụng atorvastatin

    Khi sử dụng hoạt chất atorvastatin có thể gây ra một số phản ứng phụ hoặc ảnh hưởng đối với những người có bệnh lý nền. Cụ thể: Atorvastatin có thể gây ra một số dị ứng như: sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng; khó thở, khó nuốt.

    Ngoài ra, có tương tác với một số thực phẩm:

    • Bưởi và nước ép bưởi dẫn đến tích tụ atorvastatin trong máu, tăng nguy cơ phá vỡ cơ bắp.
    • Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan do atorvastatin.

    Một số trường hợp nhất định cần thận trọng khi sử dụng:

    • Người có vấn đề về thận có thể làm tăng nguy cơ suy cơ khi dùng atorvastatin
    • Có thể tăng men gan đối với người bệnh gan
    • Tăng lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường
    • Không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
    • Người trên 65 tuổi có nguy cơ bị tiêu cơ vân khi dùng

    9. Thuốc Atorvastatin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

    thuốc atorvastatin mua ở dâu giá bao nhiêu

    Trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ mỡ máu có thành phần atorvastatin với nhiều tên gọi khác nhau.

    Trên thị trường có nhiều loại thuốc có hoạt chất Atorvastatin được bào chế theo hàm lượng nhất định. Ví dụ:

    • Lipitor
    • Atovas
    • Atorvastatin + Ezetimibe
    • Thuốc Atorvastatin RVN
    • Thuốc Atorvastatin Savi
    • Thuốc Atorvastatin PMS
    • Thuốc Atorvastatin Tablet

    Mức giá sẽ có sự chênh lệch giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu. Với các loại thuốc do các đơn vị dược phẩm Việt Nam sản xuất sẽ có giá từ 900đ – 5.500đ/viên. Các loại thuốc nhập khẩu thường có giá từ 9.000đ – 16.000đ/viên, dựa theo hàm lượng.

    Bạn có thể tìm mua các sản phẩm tại các hiệu thuốc trong bệnh viện hoặc tư nhân trên toàn quốc.

    10. Lưu ý khi sử dụng atorvastatin trong điều trị mỡ máu

    Khi sử dụng atorvastatin trong điều trị mỡ máu, ngoài việc sử dụng đúng liều lượng, cách dùng, thuốc sẽ có tác dụng nhất nếu bạn kết hợp cùng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học.

    Vì vậy, bạn nên áp dụng một số cách dưới đây để cải thiện tình trạng mỡ máu cao của mình:

    • Kiểm soát cân nặng hợp lý về mức cho phép. Có thể lấy chỉ số BMI làm tiêu chuẩn
    • Tăng cường các loại rau xanh và hoa quả nhiều màu sắc chứa nhiều chất chống oxy hóa
    • Bổ sung nhiều nước
    • Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như thịt đỏ, các loại thực phẩm chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp…
    • Hạn chế rượu bia, chất kích thích, thuốc lá
    • Kết hợp tập thể dục, đặc biệt các bộ môn đi bộ, chạy bộ, đạp xe ít nhất 30 phút/ngày và 5 lần/tuần
    • Tránh tình trạng căng thẳng, lo âu nhiều

    Trên đây là một số thông tin về atorvastatin – thuốc điều trị mỡ máu. Nếu có bất kỳ thắc mắc về các loại thuốc Tây y trị mỡ máu hoặc các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ qua hotline 0865344349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cholesterol cao ở trẻ em có nguy hiểm không? Gợi ý 6 cách điều trị 30/07/21
      Cholesterol cao ở trẻ em là vấn đề đáng quan ngại đối với các bậc làm cha mẹ, bởi chỉ…
      Chỉ số LDL – Cholesterol là gì? Nguyên nhân tăng và cách điều trị 22/07/21
      Chỉ số LDL – Cholesterol cao gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe con người. Có hiểu…
      Mỡ máu có uống được mật ong – Lời đáp và 7 cách sử dụng 09/06/21
      Mỡ máu có uống được mật ong không là thắc mắc cần giải đáp của cô Phạm Thu Hoàn (Khương…
      8 Sai lầm điều trị mỡ máu hàng đầu gây biến chứng nguy hiểm 29/05/21
      Ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, dùng thuốc vô tội vạ… là những sai lầm điều trị mỡ…
      Xem tất cả bài viết