{SOS} Chóng mặt có phải triệu chứng của mỡ máu? Chuyên gia giải đáp!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    {SOS} Chóng mặt có phải triệu chứng của mỡ máu? Chuyên gia giải đáp!

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    02/06/21

    Hỏi: Khoảng 2 tháng gần đây tôi có biểu hiện tức ngực, đứng lên ngồi xuống thường hoa mắt, chóng mặt. Hàng xóm nói tôi có khả năng bị mỡ máu cao. Xin hỏi, hoa mắt, chóng mặt có phải triệu chứng của mỡ máu không hay do tuổi già? Nếu có thì điều trị và phòng tránh như thế nào?

    5/5 - (41 bình chọn)

    (Nguyễn Thị San, 64 tuổi, Hà Nam)

    Trả lời:

    Chào cô Nguyễn Thị San, với câu hỏi “hoa mắt, chóng mặt có phải triệu chứng của mỡ máu không” chúng tôi chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác. Bởi, để chẩn đoán bệnh mỡ máu ngoài triệu chứng, kết quả xét nghiệm máu là mấu chốt quyết định. Vì vậy, cô nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xét nghiệm máu để chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.

    Ngoài ra, cô San có thể tham khảo bài viết bên dưới để biết được triệu chứng, cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh mỡ máu như thế nào khi mắc phải.

    1. Hoa mắt, chóng mặt có phải triệu chứng của mỡ máu cao không?

    Hoa mắt, chóng mặt có phải triệu chứng của mỡ máu cao không? Câu trả lời là có. Hoa mắt, chóng mặt là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh mỡ máu cao. Nguyên nhân là do tình trạng mỡ xấu trong máu tăng cao, lâu dần các phân tử mỡ sẽ bám vào thành mạch dẫn tới các mảng xơ vữa. Qua thời gian, thành mạch máu bị thu hẹp khiến máu khó lưu thông, từ đó gây nên biểu hiện tức ngực, hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay.

    Hoa mắt, chóng mặt có phải triệu chứng của mỡ máu cao

    Tuy nhiên, hoa mắt, chóng mặt cũng có thể là biểu hiện của rối loạn tiền đình, thiếu máu não… Vì vậy, để xác định chính xác, cô San và người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và sớm phát hiện bệnh.

    Xem thêmRối loạn mỡ máu – Bổ sung ngay kiến thức để phòng chống đột quỵ

    2. 5 triệu chứng điển hình của bệnh mỡ máu cao

    Bệnh mỡ máu cao thường không có triệu chứng hoặc nếu có cũng không rõ ràng. Người bệnh thường phát hiện khi đi khám sức khỏe. Tuy nhiên, khi mỡ máu tăng cao, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình sau:

    2.1. Đau đầu, chóng mặt

    Như đã phân tích ở trên, người bị mỡ máu cao có biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là do hình thành xơ vữa động mạch khiến máu cung cấp cho não bộ không đủ.

    Giai đoạn đầu, triệu chứng này thường không có hoặc nếu xuất hiện thì nhẹ nhàng, mờ nhạt. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị nhầm lẫn với những người có triệu chứng tiền đình hoặc bị thiếu máu.

    2.2. Đau ngực, xuất hiện cơn đau tim thoáng qua

    Không ít người mắc bệnh mỡ máu cao, dù khỏe mạnh nhưng chỉ một cơn đau ngực đã “cướp” đi tính mạng của họ. Những cơn đau thắt ngực này xuất phát từ lượng mỡ trong máu tăng cao đột ngột. Mạch máu dẫn đến tim bị bít tắc do mảng xơ vữa gây nên. Điều này khiến cho việc quả tim co bóp đưa máu đi nuôi dưỡng cơ thể trở nên khó khăn. Từ đó, mà bạn cảm nhận được những cơn đau tim bất ngờ. Triệu chứng này thường xảy ra ở giai đoạn đầu, khi mới chớm bệnh.

    Triệu chứng mỡ máu cao

    Triệu chứng mỡ máu cao

    2.3. Chân tay lạnh, tê bì

    Hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao đột ngột cũng là nguyên nhân dẫn tới triệu chứng chân tay có biểu hiện lạnh, tê bì. Nguyên nhân là do máu khó lưu thông đến bàn tay, bàn chân nên có triệu chứng trên.

    2.4. Cơ thể khó chịu, hệ tiêu hóa kém, khó tiêu

    Cholesterol tăng cao cũng gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng liên tục. Nguyên nhân là do chất béo trong máu và gan ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể.

    Biểu hiện khó tiêu, đầy bụng sẽ càng rõ rệt khi người bệnh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu cholesterol.

    2.5. Huyết áp không ổn định

    Máu nhiễm mỡ lâu dần hình thành các mảng xơ vữa khiến máu khó lưu thông, gây tắc nghẽn mạch máu. Lúc này áp suất máu cũng tăng và là nguy cơ dẫn tới bệnh cao huyết áp.

    Với 5 triệu chứng điển hình trên, người bệnh nên theo dõi tình trạng sức khỏe và thăm khám sức khỏe để kiểm soát bệnh.

    3. Phương pháp điều trị mỡ máu cao

    Hiện nay, bệnh mỡ máu cao vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các giải pháp chỉ có tác dụng giảm cholesterol, cải thiện triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây:

    3.1. Điều trị mỡ máu cao bằng thuốc

    Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị rối loạn lipid máu, điển hình như:

    Nhóm Statin: Có tác dụng giảm LDL-Cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.

    Nhóm Niacin: Giảm LDL-Cholesterol, Triglyceride, LDL-Cholesterol, đồng thời tăng HDL-Cholesterol.

    Nhựa gắn acid mật: Giúp giảm LDL-Cholesterol.

    Các dẫn xuất của Acid Fibric: Giảm Triglyceride trong máu.

    */Lưu ý: Sử dụng thuốc tây điều trị mỡ máu, người bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bởi, nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra phản ứng phụ như: Đau dạ dày, teo cơ vân, tăng huyết áp, tổn thương gan… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

    3.2. Điều trị mỡ máu bằng bài thuốc dân gian

    Với những mới chớm bị mỡ máu, chưa có nguy cơ chuyển sang biến chứng nguy hiểm có thể tham khảo một số bài thuốc chữa mỡ máu cao từ “cây nhà lá vườn”. Cụ thể:

    Bài thuốc chanh và tỏi: Tỏi bóc vỏ, chanh rửa sạch cắt lát nhỏ. Sau đó, cho nguyên liệu vào máy xay và đổ hỗn hợp ra bình thủy tinh sẵn nước. Bảo quản trong tủ lạnh 3 ngày là có thể dùng được. Mỗi lần bạn chỉ sử dụng tối đa 50ml, ngày 3 lần. Thực hiện liên tục sẽ thấy hiệu quả.

    Giảo cổ lam: Hãm trà giảo cổ lam khô uống hàng ngày thay nước lọc hoặc đun với nước uống.

    Lá sen: Lá sen khô hoặc tươi 2 lá to, thái ngắn hãm trà hoặc đun sôi uống thay nước lọc. Tốt nhất nên sử dụng vào buổi sáng và uống khi còn ấm.

    Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng Actiso, Nần vàng, Sơn tra… bởi đây là những vị thuốc phổ biến trong điều trị bệnh mỡ máu cao.

    3. Lưu ý từ chuyên gia

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bệnh mỡ máu thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc nếu có thì bệnh đang ở giai đoạn nặng. Vì vậy, khi có biểu hiện bất thường của cơ thể như thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, xuất hiện cơn đau tim đột ngột… người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

    Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, cụ thể:

    • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều rau xanh, hoa quả tươi như: xà lách, rau diếp cá, rau mồng tơi, rau cải, dưa hấu, cam, bưởi…
    • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn có thành phần cholesterol cao.
    • Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia.
    • Kiểm soát cân nặng của cơ thể, nếu béo phì nên thực hiện chế độ giảm cân.
    • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để phòng tránh và giảm cholesterol trong máu.

    “Hoa mắt, chóng mặt có phải triệu chứng của mỡ máu cao không”? Câu trả lời là có. Vì vậy, người bệnh nên chú ý sức khỏe khi có biểu hiện bất thường, tuyệt đối không nên chủ quan bởi, nếu lơ là có thể sẽ nhận phải “trái đắng” biến chứng nguy hiểm. Truy cập ngay Bệnh mỡ máu cao để bổ sung kiến thức cho mình và gia đình bạn.

    Xem thêm

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Truyền hình trực tuyến: Mỡ máu cao – Nguyên nhân và giải pháp 22/11/22
      Mỡ máu cao đã trở thành căn bệnh của thời đại, khi có tới 1/3 dân số trưởng thành Việt…
      Cholesterol cao ở trẻ em có nguy hiểm không? Gợi ý 6 cách điều trị 30/07/21
      Cholesterol cao ở trẻ em là vấn đề đáng quan ngại đối với các bậc làm cha mẹ, bởi chỉ…
      Chữa mỡ máu có tốn kém không? Chi phí bao nhiêu? Chuyên gia giải đáp! 05/06/21
      Chữa mỡ máu có tốn kém không? Chi phí chữa trị bao nhiêu, có những phương pháp nào? Đây đều…
      Hafenthyl là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý 19/05/22
      Nhắc tới thuốc Hafenthyl là đề cập tới loại thuốc được chỉ định cho người mỡ máu cao. Đây là…
      Xem tất cả bài viết