Thuốc hạ mỡ máu Lipistad: Tác dụng, liều dùng và lưu ý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Thuốc hạ mỡ máu Lipistad: Tác dụng, liều dùng và lưu ý

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Trang Vũ

    20/05/22

    Lipistad được dùng trong điều trị mỡ máu cao khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Cũng như những loại thuốc hạ mỡ máu khác, để dùng Lipistad an toàn, hiệu quả, người bệnh cần nắm được các thông tin cơ bản về loại thuốc này.

    4.8/5 - (142 bình chọn)

    1. Lipistad là thuốc gì? Hàm lượng

    Lipistad là thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch do Công ty TNHH LD Stada-VN sản xuất, dùng trong điều trị tăng Cholesterol máu. Từ đó, dự phòng các biến chứng tim mạch do mỡ máu cao gây ra. Thuốc được dùng theo chỉ định và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

    Hàm lượng:

    Dựa theo thành phần bào chế trong thuốc, Lipistad hiện có 2 dạng hàm lượng là Lipistad 10 và Lipistad 20.

    Hàm lượng Lipistad 10 Lipistad 20
    Hoạt chất Atorvastatin: 10mg Atorvastatin: 20mg
    Quy cách đóng gói Hộp 30 viên bao phim (3 vỉ x 10 viên) Hộp 30 viên bao phim (3 vỉ x 10 viên)
    Giá bán (Tùy nơi) ~ 4.000 VNĐ/viên ~ 6.000VNĐ/viên

    2. Thành phần Lipistad

    Thành phần chính của thuốc gồm:

    • Atorvastatin (10mg hoặc 20mg)
    • Tá dược vừa đủ

    Thành phần chính Atorvastatin có tác dụng giảm mỡ xấu trong máu nhờ ức chế enzym tạo Cholesterol ở gan. Bên cạnh đó, Atorvastatin cũng làm giảm Triglycerid do đó giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các bệnh liên quan.

    thuốc lipistad

    3. Tác dụng của thuốc Lipistad

    Dựa trên thành phần chính Atorvastatin, Lipistad sở hữu một số công dụng như sau:

    • Giảm mỡ xấu LDL-Cholesterol, Triglycerid.
    • Hỗ trợ tăng HDL-Cholesterol.
    • Dự phòng các bệnh mạch vành và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan.

    4. Chỉ định và chống chỉ định khi dùng Lipistad

    Chỉ định

    Thuốc giảm mỡ máu Lipistad thuộc nhóm statin, được chỉ định trong các trường hợp sau:

    • Người bệnh tăng nồng độ cholesterol máu nguyên phát.
    • Rối loạn lipid máu loại IIA và IIB, tăng triglycerid loại IV.
    • Người bệnh rối loạn beta-lipoprotein máu loại III.

    Chống chỉ định

    • Người bị mẫn cảm với thành phần hoạt chất có trong thuốc, đặc biệt là Atorvastatin.
    • Người mắc bệnh gan đang tiến triển hoặc bị tăng nồng độ aminotransferase huyết thanh kéo dài không rõ nguyên nhân;
    • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

    Người bệnh cần cung cấp thông tin bệnh lý và tiền sử bệnh lý để bác sĩ xác định tình trạng có dùng thuốc được hay không.

    tác dụng lipistad

    Lipistad có khả năng sự phòng các biến cố tim mạch do mỡ máu tăng cao

    5. Liều dùng

    Thuốc dùng 1 lần trong ngày, không phụ thuộc vào bữa ăn.

    Liều khởi đầu: 10 hoặc 20mg/lần/ngày. Liều duy trì ở người trưởng thành là từ 10 – 80mg/lần/ngày;

    Tùy đối tượng, mức độ bệnh nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ kê liều phù hợp. Liều dùng nên được hiệu chỉnh theo từng đợt cách nhau từ 4 tuần trở lên cho tới khi đạt được các chỉ số mong muốn.

    • Trường hợp quên liều: Uống sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường, không uống gộp 2 liều làm một để tránh quá liều.
    • Trường hợp quá liều: Không có phương pháp điều trị đặc hiệu khi dùng thuốc Lipistad quá liều. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được điều trị theo triệu chứng và áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp.

    6. Tác dụng phụ khi dùng Lipistad

    Người bệnh khi dùng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

    • Toàn thân: mệt mỏi, khó ngủ, đau cơ…
    • Hệ thần kinh: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt…
    • Hệ tiêu hóa: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn…

    Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

    lipistad 20

    Thuốc Lipistad 20 (Atorvastatin: 20mg)

    7. Tương tác thuốc

    Một số tương tác thuốc của Lipistad gồm:

    – Tăng nguy cơ tổn thương cơ khi sử dụng đồng thời với Gemfibrozil, Niacin liều cao (> 1g/ngày), Colchicin hoặc các thuốc hạ Cholesterol máu nhóm Fibrat khác.

    – Tránh dùng đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh như ciclosporin, clarithromycin… và các thuốc ức chế protease của HIV như ritonavir, lopinavir, darunavir…. Trường hợp bắt buộc phải dùng cần giảm liều và theo dõi cẩn thận.

    – Khi dùng đồng thời Colestipol với Lipistad sẽ làm giảm khoảng 25% nồng độ Atorvastatin trong huyết tương. Tuy nhiên, nếu phối hợp 2 thuốc này thì sẽ cho hiệu quả giảm LDL-Cholesterol cao hơn.

    – Khi sử dụng với digoxin, nồng độ huyết tương ổn định của digoxin sẽ tăng gần 20%. Vì vậy, cần theo dõi sức khỏe ở người bệnh đang dùng digoxin.

    – Dùng đồng thời với thuốc tránh thai đường uống sẽ làm tăng AUC của norethindron và ethinylestradiol.

    thuốc lipistad 10

    Thuốc Lipistad 10 (Atorvastatin: 10mg)

    Lipistad được đánh giá là thuốc dung nạp tốt, các tác dụng phụ thường thoáng qua, nhưng người bệnh vẫn cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Cần báo cho bác sĩ các loại thuốc mình đang sử dụng để được hướng dẫn điều chỉnh liều hợp lý.

    8. Lưu ý khi sử dụng thuốc Lipistad

    Để đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc Lipistad, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

    • Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.
    • Sử dụng Lipistad giúp giảm mỡ máu nhanh hơn các phương pháp không dùng thuốc. Tuy nhiên, khi ngưng thuốc, mỡ máu có thể tăng cao trở lại.
    • Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, cần cân nhắc khi sử dụng. Ngay khi gặp triệu chứng bất thường cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
    • Sử dụng theo đúng hướng dẫn, đúng liều chỉ định của bác sĩ
    • Trong quá trình sử dụng, vẫn cần kết hợp tập luyện và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

    9. Bảo quản

    Trong quá trình sử dụng thuốc, cần lưu ý về bảo quản như sau:

    • Để thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát, không chịu ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, nhiệt độ dưới 30 độ C.
    • Thuốc khi được bóc ra khỏi vỉ cần uống luôn. Nếu quên uống hãy bỏ đi, tránh để lúc khác dùng lại. Lúc này thuốc dễ bị biến chất, mất tác dụng hoặc gây hại cho người sử dụng.
    • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

    Lipistad là thuốc điều trị mỡ máu được dùng thông qua kê đơn. Người bệnh không tự ý mua sử dụng. Trước khi dùng thuốc cần tham khảo các thông tin cũng như ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả.

    (*Mọi thông tin chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ.)

    XEM THÊM:

    • Hafenthyl được bác sĩ chỉ định khi nào? Lưu ý khi sử dụng
    • Hạ mỡ máu bằng Fenostad – Những thông tin quan trọng cần biết
    • Thuốc Atorhasan: Công dụng, liều dùng và chỉ định sử dụng

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Hỏi – Đáp] “Mỡ máu cao gây đột quỵ có đúng không?” 01/07/21
      Hỏi: Mỡ máu cao gây đột quỵ có đúng không? Tôi bị mỡ máu cao nhiều năm nay, thi thoảng…
      Mỡ máu uống được cafe không? Lời đáp từ chuyên gia 15/02/22
      Những người bị bệnh mỡ máu cao luôn được khuyến cáo là chú ý tới đồ ăn, thức uống nạp…
      10+ Công thức nước ép, sinh tố chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả 29/04/21
      Nước ép, sinh tố chữa gan nhiễm mỡ góp phần giảm lượng mỡ dư thừa trong gan, nâng cao sức…
      Khám phá 15 loại thực phẩm tăng cholesterol tốt (HDL) 18/06/21
      Nâng cao chỉ số HDL-cholesterol cũng là một trong những cách cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Để hiện…
      Xem tất cả bài viết