Lọc mỡ máu là gì? Chi phí tốn kém không? Quy trình chi tiết
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Lọc mỡ máu là gì? Chi phí tốn kém không? Quy trình chi tiết

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    29/06/21

    Lọc mỡ máu là giải pháp nhanh chóng giúp loại bỏ các thành phần mỡ xấu trong máu, ít biến chứng nhờ sự can thiệp của máy móc thiết bị hiện đại. Vậy việc lọc mỡ máu này dựa trên cơ chế nào, chi phí có tốn kém không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (260 bình chọn)

    1. Lọc mỡ máu là gì?

    lọc mỡ máu là gì

    Lọc mỡ máu là phương pháp loại bỏ các thành phần mỡ xấu để ngăn ngừa biến chứng.

    Lọc mỡ máu là liệu pháp trao đổi huyết tương, tách huyết tương có thành phần dư thừa như các loại mỡ xấu như triglyceride hoặc LDL cholesterol sau đó trả lại hồng cầu và tiểu cầu trong huyết tương hoặc chất dịch thay thế huyết tương. Phương pháp này gọi là Trao đổi huyết tương trị liệu (Therapeutic Plasma Exchange). Thông thường huyết tương sẽ được thay thế bằng dụng dịch khác như nước muối hoặc albumin, hoặc huyết tương đã được xử lý sau đó đưa trở lại cơ thể. Quá trình này tương tự như lọc máu thận.

    Liệu pháp lọc mỡ máu bằng trao đổi huyết tương đã được đưa vào ứng dùng từ năm 1978 và cho thấy hiệu quả đáng kể đối với những người bệnh bị mỡ máu cao, trong đó triglyceride hoặc cholesterol tăng đột biến, gấp nhiều lần so với ngưỡng cho phép.

    Cụ thể, trong nghiên cứu hiệu quả của trao đổi huyết tương đối với 8 trường hợp tăng triglyceride gây viêm tụy, các chỉ số chất béo trung tính đã giảm trung bình 60,3%.

    Click xem thêmĐiều trị rối loạn lipid máu

    2. Tác dụng của phương pháp lọc mỡ máu

    tác dụng của phương pháp lọc mỡ máu

    Phương pháp này giúp cải thiện các chỉ số mỡ xấu nhanh chóng.

    Phương pháp lọc mỡ máu bằng cách trao đổi huyết tương này là bước đi mới trong việc điều trị mỡ máu cao nhờ:

    • Loại bỏ nhanh được lượng mỡ xấu cholesterol, LDL cholesterol, triglyceride
    • Ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

    3. Đối tượng nên thực hiện liệu pháp lọc mỡ máu

    Phương pháp lọc máu PlasmaEchange thường được dùng trong trường hợp:

    3.1. Người bị triglyceride cao

    Người bị rối loạn lipid máu hỗn hợp, đặc biệt người bị hypertriglyceridemia cực đoan. Trong trường hợp này chỉ số triglyceride cao bất thường. Thông thường triglyceride ở ngưỡng bình thường dưới mức 160mg/dL (2,2mmol/L). Tuy nhiên, khi nồng độ chất béo trung tính triglyceride cao bất thường, từ 200 – 499 mg/dL hoặc thậm chí có thể trên 500mg/dL (5,7mmol/L) đã là rất cao. Một số trường hợp còn lên đến 1800mg/dL.

    Trường hợp này trong máu có xuất hiện máu chuyển sang màu sữa do quá nhiều chất béo trung tính chưa được giải phóng và cần phải lọc mỡ xấu trong máu.

    3.2. Người bị viêm tụy do tăng triglyceride máu nặng

    Triglycerid tăng cao bất thường làm tăng nồng độ chylomicrons trong máu, gây tắc nghẽn mao mạch tụy và dẫn đến thiếu máu gây hoại tử và toan hóa máu. Do đó cần loại bỏ triglyceride để ngăn hình thành chylomicrons.

    3.3. Người tăng cholesterol trong máu

    Người bị rối loạn mỡ máu trong đó có thành phần cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL tăng vượt ngưỡng có có thể được chỉ định liệu pháp lọc mỡ máu trao đổi huyết tương để tách bỏ phần mỡ xấu.

    3.4. Một số trường hợp khác

    Ngoài ra, trường hợp những người gặp phải một trong số bệnh lý dưới đây ở mức độ nặng cũng có thể được tiến hành lọc máu, bên cạnh việc loại bỏ mỡ máu (nếu có) còn giúp loại bỏ những kháng thể gây hại cho cơ thể như:

    • Bệnh nhược cơ
    • Hội chứng Guillain Barre
    • Bệnh viêm đa dây thần kinh mất Myelin do viêm mạn tính (CIDP)
    • Hội chứng nhược cơ Lambert Eaton
    • Điều trị một số biến chứng của bệnh hồng cầu hình liềm…

    >> Tìm hiểu thêm cách: Điều trị mỡ máu tăng cao

    4. Quy trình thực hiện lọc mỡ máu

    Để thực hiện phương pháp lọc mỡ máu thông qua trị liệu trao đổi huyết tương, người bệnh cần thực hiện tại các bệnh viện hoặc trung tâm ngoại trú có uy tín. Thực hiện theo từng bước sau:

    4.1. Xét nghiệm trước khi tiến hành thủ thuật

    xét nghiệm trước khi tiến hành thủ thuật

    Người bệnh nên xét nghiệm các thành phần máu trước khi tiến hành lọc.

    Lấy mẫu xét nghiệm máu ngoại vi trong thời gian 24 giờ trước khi tiến hành thủ thuật để xem xét các chỉ số máu cần thiết như lượng cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, triglyceride…

    4.2. Tính toán lượng huyết tương thay thế

    Cần tính toán được số lượng huyết tương cần loại bỏ và lượng huyết tương thay thế theo công thức tính tiêu chuẩn.

    Trong 2 giờ nằm máy trao đổi huyết tương có thể loại bỏ từ 1500 – 2000ml huyết tương, cần truyền vào với lượng huyết tương hoặc dịch thay thế tương đương.

    4.3. Đặt ống thông tĩnh mạch

    Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa một cây kim có gắn ống mỏng, được gọi là ống thông vào tĩnh mạch ở mỗi cánh tay. Nếu tĩnh mạch nhỏ có thể thực hiện ở vai hoặc bẹn.

    Các đường truyền này cần đủ lớn để duy trì lượng máu đi ra và quay trở lại.

    Đặt một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi khác để có thể song song đưa thuốc vào người bệnh trong trường hợp cần thiết.

    4.4. Thực hiện trao đổi huyết tương theo quy trình

    Chọn chương trình lọc máu sau đó chuẩn bị bộ kit và chuẩn bị thực hiện thay thế huyết tương bằng cách:

    Nhập thông tin người bệnh thực hiện trao đổi huyết tương

    Thực hiện quy trình trao đổi huyết tương trong máu theo máy

    4.5. Theo dõi và xử trí trong quá trình lọc máu

    Trong quá trình thực hiện lọc mỡ máu, người bệnh cần được theo dõi các chỉ số như mạch, huyết áp, nhiệt độ cơ thể

    Theo dõi hoạt động của máy bởi nhiều trường hợp mỡ xấu nhiều gây tắc ống.

    4.6. Đánh giá kết quả sau lọc máu

    Theo dõi các xét nghiệm thường quy và đặc hiệu từng bệnh để đánh giá kết quả. Tùy theo lượng mỡ trong máu cao hay thấp, hiệu quả thực hiện sau lọc máu nhiễm mỡ, các bác sĩ sẽ chỉ định lần thực hiện tiếp theo hay đã hoàn thành xong đợt lọc máu chưa.

    5. Ưu và nhược điểm khi dùng máy lọc máu nhiễm mỡ

    Khi sử dụng máy lọc máu để loại bỏ mỡ xấu khỏi cơ thể có thể mang đến ưu điểm lớn, nhưng cũng tồn tại một số rủi ro, nhược điểm như:

    5.1. Ưu điểm khi lọc mỡ máu

    • Thời gian lọc máu nhanh, chỉ từ 2-4 tiếng
    • Hiệu quả cao, có thể giảm đáng kể triglyceride hoặc mỡ xấu ra khỏi máu nhanh so với việc dùng thuốc hoặc các phương pháp trị liệu khác
    • Liệu trình nhanh chóng, có người chỉ cần lọc máu 1-2 lần đã có thể làm giảm mỡ xấu

    5.2. Nhược điểm khi sử dụng phương pháp lọc mỡ máu

    • Chi phí đắt đỏ
    • Cần đến thiết bị máy móc hiện đại
    • Có thể tăng lại đối với trường hợp mỡ máu có do yếu tố di truyền nên có thể không triệt để
    • Trường hợp máu nhiễm mỡ nặng khi lọc qua máy dễ bị tắc máy
    • Có thể gây nên một số triệu chứng như tụt huyết áp, mờ mắt, chóng mặt, co thắt dạ dày
    • Tiềm ẩn nguy cơ như nhiễm trùng liên quan đến truyền máu vào và đẩy máu ra khỏi cơ thể, đông máu, phản ứng dị ứng (phản ứng với các dung dịch được sử dụng để thay thế huyết tương).
    • Rủi ro nghiêm trọng hơn như chảy máu do dùng thuốc chống đông máu, co giật, chuột rút ở bụng và ngứa ran tay chân. Tuy nhiên những triệu chứng này ít phổ biến.

    6. Chi phí lọc mỡ máu có tốn kém không? Lọc mỡ máu ở đâu uy tín?

    Chi phí lọc mỡ máu có tốn kém không

    Chi phí cho mỗi lần lọc máu tương đối cao nhưng hiệu quả mang lại khả quan.

    Thông thường, để quyết định về chi phí lọc mỡ máu cần xem xét nhiều yếu tố như thời gian lọc máu, lượng mỡ trong máu, lượng huyết tương cần thay thế. Ngoài ra còn tính đến cơ sở y tế thực hiện và trang thiết bị, việc bạn có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để chi trả hay không.

    Đối với mỗi lần lọc máu, chi phí dao động từ 15-20 triệu, tùy thuộc vào đơn vị thực hiện. Số lần lọc cũng được bác sĩ chỉ định dựa vào mức độ mỡ xấu lắng đọng nhiều trong máu.

    Người bệnh có thể đến các khoa Lọc máu hoặc Huyết học tại các bệnh viện để tiến hành xét nghiệm và tư vấn cụ thể về phương pháp trao đổi huyết tương.

    Hiện nay có một số bệnh viên lớn có thực hiện phương pháp trao đổi huyết tương như:

    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Vinmec
    • Bệnh viện 108
    • Bệnh viện Chợ Rẫy…

    7. Lưu ý khi sử dụng phương pháp lọc mỡ máu

    Theo Dược sỹ Hoàng Mạnh Cường, để tăng khả năng thành công và giảm thiểu các triệu chứng và rủi ro của trao đổi huyết tương thông qua máy lọc, bạn nên:

    • Đảm bảo cơ thể được thanh lọc, không để quá đói
    • Ngủ đủ giấc trước khi thay huyết tương
    • Uống nhiều nước
    • Có thể tiêm các vaccine phòng bệnh nhiễm trùng thông thường
    • Tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia trước ngày thực hiện thay huyết tương
    • Thực hiện chế độ ăn khoa học, giảm mỡ vào cơ thể

    Trên đây là một số thông tin về liệu pháp lọc mỡ máu, cách thực hiện và chi phí điều trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh mỡ máu cao, vui lòng liên hệ hotline 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại đây.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Review] Cách uống chè vằng giảm mỡ máu đạt hiệu quả cao nhất! 08/06/21
      Uống chè vằng giảm mỡ máu là cách dân gian được nhiều người rỉ tai nhau thực hiện. Tuy nhiên…
      “Gan nhiễm mỡ có chữa được không, có lây không?” Chuyên gia giải đáp 13/05/21
      Cách đây 1 tuần tôi đi khám sức khỏe, phát hiện chỉ số ALT 50 UI/L, AST 55UI/L. Bác sĩ…
      Mỡ máu có uống được mật ong – Lời đáp và 7 cách sử dụng 09/05/24
      Mỡ máu có uống được mật ong không là thắc mắc cần giải đáp của cô Phạm Thu Hoàn (Khương…
      Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 20/04/21
      Rối loạn mỡ máu (rối loạn chuyển hóa lipid trong máu) là bệnh lý không có biểu hiện rõ ràng…
      Xem thêm