Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    20/04/21

    Rối loạn mỡ máu (rối loạn chuyển hóa lipid trong máu) là bệnh lý không có biểu hiện rõ ràng nhưng lại để lại những biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu, đột quỵ. Vậy đâu là dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị? Những thắc mắc này sẽ được Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp qua bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (113 bình chọn)

    1. Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

    rối loạn chỉ số mỡ máu

    Một trong các chỉ số thay đổi bất thường sẽ gây nên tình trạng rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu).

    Chất béo (lipid) là một trong 5 chất dinh dưỡng bao gồm đường bột (glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), vitamin và muối khoáng cơ thể cần nạp mỗi ngày. Chất béo không chỉ đóng vai trò như cung cấp năng lượng, duy trì nhiệt độ cơ thể, thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo mà còn có vai trò cấu thành màng tế bào. Vì vậy, chất béo rất cần thiết trong hoạt động sống. Tuy nhiên, khi lượng chất béo dư thừa, đặc biệt trong máu sẽ gây ra tình trạng rối loạn lipid máu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch.

    Rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu) là tình trạng thay đổi bất thường như tăng hoặc giảm các nồng độ lipid trong máu. Rối loạn mỡ máu còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid trong máu, dân gian thường gọi là bệnh mỡ máu cao.

    Rối loạn mỡ máu gây nên sự thay đổi chỉ số mỡ máu, cụ thể:

    Chỉ cần 1 trong 4 chỉ số này thay đổi, người bệnh đã được chẩn đoán là rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Một số kiểu rối loạn như:

    • Chỉ tăng cholesterol (tăng cholesterol xấu và/hoặc giảm cholesterol tốt)
    • Chỉ tăng triglyceride
    • Tăng cả cholesterol và triglyceride và cholesterol toàn phần

    2. Triệu chứng của rối loạn chuyển hóa mỡ máu

    triệu chứng rối loạn chuyển hóa mỡ máu

    Triệu chứng của mỡ máu khá mơ hồ, có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

    Các dấu hiệu, triệu chứng của rối loạn mỡ máu rất mơ hồ, người bệnh chỉ xác định mình bị mỡ máu cao khi đi xét nghiệm. Khi các chỉ số mỡ máu tăng nhẹ, chất béo chưa lắng đọng tại thành mạch rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi gặp phải một số triệu chứng dưới đây đồng nghĩa với việc đã có sự hình thành của mảng bám, ảnh hưởng khả năng lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể.

    Một số biểu hiện thường thấy ở người mắc rối loạn chuyển hóa mỡ máu như:

    Triệu chứng Biểu hiện cụ thể
    ✅  Đau tức ngực, khó thở ⭐Các mảng xơ vữa bám vào thành mạch làm hẹp lòng mạch, khiến máu kém lưu thông, nhất là ở tim, dễ hình thành nên các cơn đau tức ngực. Các cơn đau tức ngực không cố định, có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, có thể khi đang đi, đứng lên ngồi xuống.
    ✅  Chóng mắt, hoa mắt ⭐ Các mảng xơ vữa tập trung ở não (động mạch cảnh) làm máu kém lưu thông lên não sẽ xuất hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
    ✅  Tê bì chân tay ⭐ Mảng xơ vữa tập trung tại các động mạch chi cản trở lưu thông máu. Thường tê ở các ngón tay sau đó tăng lên tê buốt, run tay.
    ✅  Tim đập nhanh ⭐ Thường cảm nhận bằng tiếng thình thịch của tim nhanh hơn, do lượng máu đến tim không đủ, tim phải đập nhiều hơn để đưa máu về tim.
    ✅  Khó ngủ, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi lạnh ⭐ Đây là những triệu chứng ít gặp ở người bị mỡ máu cao nhưng cần hết sức chú ý.

    3. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu 

    Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn mỡ trong máu thường chia làm 2 yếu tố: Nguyên phát và thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát do yếu tố di truyền và nguyên nhân thứ phát do các yếu tố khách quan tác động. Cụ thể:

    3.1. Rối loạn mỡ máu nguyên phát

    Rối loạn mỡ máu nguyên phát do đột biến gen làm tăng tổng hợp cholesterol, triglycerid vượt ngưỡng, giảm thanh thải các chỉ số trên đồng thời giảm tổng hợp cholesterol tốt.

    Rối loạn chuyển hóa mỡ máu ở trường hợp này thường xảy ra ở đối tượng trẻ em và người trẻ tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì, bao gồm các trường hợp:

    • Tăng triglyceride tiên phát: di truyền theo gen lặn, người bệnh không bị béo phì, nhưng có gan lá lách lớn, cường lách, thiếu máu, giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây nên những cơn đau bụng.
    • Tăng lipid máu hỗn hợp: trong gia đình có nhiều người có thể mắc do tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein. Các biểu hiện lâm sàng như béo phì, có các ban vàng, kháng insulin, đái đường type 2, tăng acid uric máu.

    3.2. Rối loạn mỡ máu thứ phát

    Nguyên nhân tập trung chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt như ăn nhiều chất béo, dùng nhiều bia rượu, lười vận động…

    Ngoài ra còn gặp phải trong một số trường hợp bị tăng triglyceride do bệnh lý hoặc sử dụng thuốc:

    • Đái tháo đường: làm tăng triglyceride do giảm enzyme lipoprotein lipase
    • Hội chứng Cushing: Giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase
    • Sử dụng estrogen ở phụ nữ: Tăng triglyceride do tăng tổng hợp lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL)
    • Nghiện rượu: làm tăng đáng kể nồng độ triglyceride, làm giảm oxy hóa acid béo ở gan nên acid béo này tham gia sản xuất triglyceride, gây gan nhiễm mỡ và tăng sản xuất VLDL, làm suy giảm chức năng gan
    • Bệnh thận: Thận hư khiến tăng VLDL và LDL do gan tăng tổng hợp để bù vào lượng protein máu giảm do thải qua nước tiểu.

    4. Biến chứng nguy hiểm của rối loạn mỡ trong máu

    Biến chứng của rối loạn mỡ máu

    Mỡ máu bám dày vào thành mạch sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Rối loạn mỡ máu hay mỡ máu cao khiến các phân tử mỡ xấu không được đưa đến gan để chuyển hóa, từ đó lắng xuống thành mạch, làm dày thành mạch. Lâu dần hình thành nên các mảng xơ vữa, gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

    • Xơ vữa động mạch
    • Tăng huyết áp
    • Nhồi máu cơ tim
    • Nhồi máu não
    • Đột quỵ
    • Gia tăng bệnh gout, tiểu đường…

    5. Đối tượng nào có nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu

    Một số yếu tố làm tăng nặng chứng mỡ máu cao và tình trạng liên quan như:

    • Béo phì
    • Lối sống ít vận động, ít tập thể dục
    • Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
    • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
    • Bệnh tiểu đường type 2, bệnh suy giáp
    • Tình trạng thận hoặc gan mạn tính
    • Tuổi tác cao
    • Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
    • Cha mẹ hoặc ông bà bị rối loạn lipid máu
    • Giới tính nữ có xu hướng mắc nhiều do mức LDL tăng cao sau mãn kinh

    6. Chẩn đoán

    Rối loạn mỡ máu thường được chẩn đoán chính xác bằng cách tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số mỡ máu. Nếu các chỉ số vượt ngưỡng có thể xác định đang gặp phải mỡ máu cao.

    Các chỉ số thường được chú ý đến như:

    • Cholesterol máu > 5,2mmol/L (200mg/dL)
    • Triglycerid > 1,7mmol/L (150mg/dL)
    • LDL-cholesterol > 2,58mmol/L (100mg/dL)
    • HDL-cholesterol < 1,03mmol/L (40 mmol/L)

    Một số bệnh viện, phòng khám xét nghiệm có thể lấy mốc khác nhau như:

    • Triglycerid mức bình thường: <1.7 mmol/L, ngưỡng cận cao: 1.7-2.25 mmol/L, ngưỡng cao: 2.26-5.64 mmol/L, ngưỡng rất cao: >5.65 mmol/L
    • LDL cholesterol bình thường: <2.58 mmol/L, ngưỡng cận cao: 3.36-4.11 mmol/L, ngưỡng cao: 4.14-4.89 mmol/L, ngưỡng rất cao: 4.91 mmol/L
    • HDL cholesterol bình thường: phụ nữ <1.29 mmol/L, nam giới: <1.03 mmol/L

    * Dành cho người lớn > 20 tuổi

    7. Điều trị rối loạn mỡ máu

    7.1. Điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc tây y

    điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc tây

    Một trong những thuốc phổ biến là statin.

    Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu không đặc hiệu chủ yếu tập trung vào việc giảm nồng độ lipid trong huyết tương, cụ thể là các chỉ số mỡ trong máu.

    Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là quản lý việc tiêu thụ trong chế độ ăn uống và thay đổi lối sống trước hoặc kết hợp với việc bắt đầu dùng thuốc. Một số nhóm thuốc thường dùng như:

    • Statin
    • Fibrat
    • Acid béo omega3
    • Chất cô lập acid mật
    • Chất ức chế hấp thu cholesterol và axit nicotinic

    Trong số những nhóm thuốc điều trị này, statin được sử dụng rộng rãi nhất. Chúng có thể làm giảm sinh tổng hợp cholesterol chủ yếu ở gan bằng cách ức chế cạnh tranh HMG-CoA reductase, enzym giới hạn tốc độ sản xuất cholesterol. Statin cũng hỗ trợ hấp thu và phá hủy LDL, góp phần vào những tiến bộ đạt được trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch vành và làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mạch vành.

    Nếu statin không làm giảm LDL cholesterol và triglycerid, các bác sĩ có thể đề nghị các nhóm thuốc ngoài statin.

    *Tham khảo thêm tác dụng của từng loại statin:

    Tên hoạt chất Tên thương mại Phạm vi liều lượng % LDL-C
    Giảm
    % HDL-C
    tăng
    % TG
    giảm
    Fluvastatin Lescol 20–80 mg 22–35 3–11 17–21
    Pravastatin Pravachol 10–80 mg 22–37 2–12 15–24
    Lovastatin Altoprev / Mevacor 10–80 mg 21–42 2–8 6–21
    Simvastatin Zocor 5–80 mg 26–47 10–16 12–33
    Atorvastatin Lipitor 10–80 mg 39–60 5–9 19–37
    Rosuvastatin Crestor 5–40 mg 45–63 8–10 10–30
    Pitavastatin Livalo 1–4 mg 38–44 5–8 14–22

    7.2. Điều trị mỡ máu bằng chế độ ăn uống sinh hoạt

    Chế độ ăn cho người mỡ máu

    Điều chỉnh chế độ ăn là cách kiểm soát mỡ máu hiệu quả.

    Đây là cách điều trị triệt để nhất bệnh rối loạn chuyển hóa bởi sẽ kiểm soát được lượng chất béo đầu vào, ngăn ngừa mỡ máu không được tiêu hóa hết bám vào thành mạch. Người bệnh nên kết hợp điều chỉnh cả chế độ ăn uống và sinh hoạt để ngăn ngừa hình thành mỡ xấu trong cơ thể bằng cách:

    • Chất dinh dưỡng có acid béo bão hòa <10%
    • Tổng số chất béo <30%
    • Cholesterol < 300g/ngày
    • Hoa quả tươi, ngũ cốc, tinh bột chiếm từ 55-60%
    • Nên áp dụng trong 6-12 tuần, nếu kết quả không giảm có thể giảm lượng acid béo bão hòa xuống <7% và lượng cholesterol mỗi ngày <200mg.
    • Người béo phì nên giảm dần calo mỗi ngày, duy trì ở mức dưới 500 calo/ngày
    • Thường xuyên tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp tăng mỡ tốt, giảm mỡ xấu và cholesterol toàn phần.

    Tuy nhiên lưu ý việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nên áp dụng ngay cả khi bạn bị rối loạn lipid máu ở mức nhẹ hay nặng.

    7.3. Hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu bằng tinh chất quý nhập khẩu

    điều trị rối loạn mỡ máu bằng thảo dược quý

    Nanocurcumin và chiết xuất cam Bergamot đều có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu và bảo vệ gan.

    Từ tính ứng dụng cao của những vị thảo dược quý giúp điều chỉnh mỡ máu, sau được phát triển trên công nghệ hiện đại, cho ra đời những tinh chất có độ sinh khả dụng cao hơn gấp nhiều lần. Một trong số đó là nanocurcumin và chiết xuất từ cam Bergamot.

    Nanocurcumin đã được chứng minh giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm hiện tượng gan nhiễm mỡ, thúc đẩy hình thành enzyme giải độc gan, tăng cường chức năng gan và chống oxy hóa các tế bào. Khi được bào chế dưới dạng lỏng, Nanocurcumin còn có khả năng hòa tan gấp 185 lần so với curcumin thông thường.

    Trong khi đó, chiết xuất Bergamot từ cam Địa Trung Hải đã được chứng minh lâm sàng và đưa vào ứng dụng giúp giảm mỡ xấu, triglyceride, tăng mỡ tốt, bảo vệ tế bào gan và gan nhiễm mỡ. Chiết xuất cam Bergamot đã nâng dần chất lượng, chuẩn hóa bằng công nghệ được chuyển giao từ tập đoàn H&AD, Italy dưới tên thương mại Bergamote.

    So với chiết xuất cam Bergamot thông thường, Bergamote chứa hơn 38% nhóm chất flavonoid bao gồm naringin, neohesperidin, neoeriocitrin… và được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận theo chuẩn GRAS (Chứng nhận an toàn cho người dùng).

    8. Lời khuyên từ chuyên gia

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, người bị mỡ máu cao (rối loạn lipid máu) sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nên phát hiện sớm để có những biện pháp điều trị kịp thời. Đồng thời nên chú ý đến sức khỏe, phòng tránh những yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số mỡ máu.

    Một trong những “bí quyết sống khỏe” là nên áp dụng phương pháp 30 phút 3 lần mỗi ngày: 30 phút thể dục mỗi sáng, 30 phút ngủ trưa và 30 phút thể dục buổi chiều.

    Trên đây là một số thông tin về rối loạn mỡ máu, nguyên nhân và cách điều trị. Nếu có thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư giải đáp cụ thể.

    Video đề xuất:

    Báo chí nói về giải pháp ngăn ngừa mỡ máu cao

    Mỡ máu là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Ở nước ta có gần 30% dân số trưởng thành bị mỡ máu cao và 71% người bệnh không biết bị mỡ máu cao cho đến khi khám bệnh. Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tây chữa mỡ máu như statin.

    Theo Báo Sức khỏe đời sống, Statin giúp giảm các chỉ số mỡ xấu (LDL-c, triglycerid) về ngưỡng an toàn nhưng sẽ tăng lại nhanh nếu dừng uống, vì vậy phải lệ thuộc thuốc và không chữa tận gốc. Ngoài ra, statin gây nhiều tác dụng phụ như người mệt mỏi, men gan tăng, viêm cơ, yếu cơ, gia tăng lượng đường trong máu, giảm trí nhớ…

    Với những tác dụng không mong muốn của statin, nhu cầu tìm đến các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên ngày càng nhiều. Nhưng giữa vô vàn các loại sản phẩm, đâu là lựa chọn dành cho người bị mỡ máu cao?

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    28 bình luận cho “Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị”

    1. Dương viết:

      Chào Bác Sĩ . Tôi năm nay 40 tuổi đi kiểm tra sức khỏe phát hiện mỡ máu cao hơn 1 năm rồi, có uống thuốc bác sĩ kê nhưng đi xét nghiệm vẫn bị cao. Tôi cũng có chạy bộ hàng ngày nhưng dịch thì không đi nữa. Tôi muốn uống Mỡ máu Tâm Bình để phụ giúp? Thời gian dùng là bao lâu? Có cần uống thuốc tây nữa không?

      • Chào bạn, bản chất Triglyceride bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố: Do chức năng gan suy giảm không thể điều hòa được quá trình chuyển hóa, do lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể khá nhiều và do lối sống ít vận động, sự dung nạp năng lượng (do ăn uống) lớn hơn tiêu hao (vận động, tập thể dục). Vì vậy để hỗ trợ giảm Triglyceride bạn cần kết hợp cả việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp bạn nhé. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Triglyceride ở đây:
        https://tambinh.vn/chi-so-triglycerides-la-gi/
        Bạn có thể bổ sung TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm triglyceride, thời gian sử dụng tùy tình trạng mỗi người nhưng nên kiên trì tối thiểu 3-4 tháng như thông tin trên vỏ hộp. Bạn vẫn nên uống thuốc tây của bác sĩ đã kê nhé, kết hợp với một vài liệu pháp hỗ trợ từ sản phẩm bổ sung, chế độ ăn uống, sinh hoạt.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Lê Văn Kiếm viết:

      Tôi năm nay 56 tuổi, tôi tiền sử cao huyết áp, hôm trước đi xét nghiệm có cả máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, được Bác sĩ kê thuốc tây , giờ tôi bỏ thuốc Tây uống Mỡ máu Tâm Bình có được không? Dùng 1 tháng đã hiệu quả chưa?

      • Chào bạn, bạn vẫn nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ đã kê. Ngoài ra nếu có nhu cầu bạn có thể uống thêm TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan. Bạn dùng Mỡ máu Tâm Bình theo đúng thời gian đã ghi trên vỏ hộp sản phẩm là từ 3-4 tháng nhé. Do sản phẩm có nhiều thảo dược và tinh chất vì vậy bạn nên kiên trì sử dụng.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Khương Văn Duy viết:

      Tôi năm nay gần 60 tuổi, tôi đi khám bác sĩ nói mỡ máu cao, tôi đang sử dụng thuốc đông máu và rung nhĩ, tôi đang sử dụng mỡ máu Tâm Bình, xin hỏi tôi uống cùng nhau được không hay phải uống cách ra?

    4. Nguyễn Thắng Toàn viết:

      Chào bác si, tôi năm nay 50 tuổi cũng tôi cũng bị mỡ máu cao và dạ dày đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, tôi cũng đang uống tinh bột nghệ vào buổi sáng không biết như vậy có tốt không ạ? Cảm ơn bác sĩ

      • Chào bạn, thông thường thời gian uống tinh bột nghệ tốt nhất đó chính là uống trước khi ăn 30 phút và uống sau khi ăn 1 tiếng.
        Bởi lẽ nếu như cơ thể chứa quá nhiều chất trước khi uống tinh bột nghệ sẽ khiến việc hấp thụ bị ảnh hưởng, không tối ưu. Ngoài ra, việc dùng tinh bột nghệ khi vừa mới ăn xong cũng khiến cơ thể không hấp thu được dưỡng chất. Nếu muốn uống tinh bột nghệ sau khi ăn thì nên uống sau 1 tiếng vì lúc này thức ăn đã được tiêu hóa hết, chất Curcumin trong nghệ được hấp thu hiệu quả.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Trần Thành Đô viết:

      Chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, do tính chất công việc thường xuyên ăn uống ở ngoài và sử dụng rượu bia khá nhiều. Tôi có sử dụng thuốc Fluvastatin để giảm mỡ máu tức thời. Nhưng sau khi dùng thuốc một khoảng thời gian tôi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón.Tôi muốn uống thêm Mỡ máu Tâm Bình thì có được không?

      • Chào bạn, các triệu chứng bạn gặp phải có khả năng là tác dụng phụ của Fluvastatin; bạn nên tái khám bác sĩ điều trị để được tư vấn và đổi thuốc nếu cần. Ngoài việc dùng thuốc của bác sĩ, trường hợp bạn quan tâm có thể sử dụng thêm TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm mỡ máu. Tuy nhiên nên uống cách thuốc tây 1 giờ để việc hấp thu được tốt nhất. TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có nhiều thành phần thảo dược và đặc biệt có 2 tinh chất Nanocurcumin và Bergamot được chứng nhận an toàn GRAS của FDA Hoa Kỳ. Vì vậy sản phẩm khá an toàn bạn có thể yên tâm nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Nguyễn Văn Nam viết:

      Tôi được nhiều người mách cho uống tinh bột nghệ để giảm mỡ máu. Nhưng khi sử dụng tôi làm cảm thấy rất hăng và khó uống, ngoài ra do không dùng đúng liều lượng khiến tôi gặp tình trạng tiêu chảy và buồn nôn. Vậy tôi có nên tiếp tục sử dụng tinh bột nghệ không?

      • Chào bạn, chủ yếu tác dụng từ nghệ đến từ Curcumin. Tinh bột nghệ là phần cốt yếu của củ nghệ tươi, sau khi loại bỏ hết chất xơ, dầu, nhựa nghệ, tạp chất (những chất không tốt cho cơ thể) chỉ để lại tinh bột và Curcumin. Tuy vậy vẫn còn phần tinh bột nên có thể gây khó khăn cho người sử dụng. Chưa kể tùy theo công nghệ chế biến mà phần tạp chất còn lại sẽ ở mức độ khác nhau. Bạn có thể tham khảo uống với nhiều nuwcos hơn hoặc thử đổi tinh bột nghệ của thương hiệu uy tín khác để xem tình trạng hăng, khó uống có còn tiếp diễn không. Nếu tình trạng vẫn còn chứng tỏ cơ địa của bạn không hợp với tinh bột nghệ. Lúc đó bạn nên xem xét dừng sử dụng tinh bột nghệ.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. Phạm Chí An viết:

      Chào bác sĩ, mẹ tôi bị huyết áp cao và tiểu đường cộng thêm mỡ máu. Tôi muốn hỏi sử dụng mỡ máu Tâm Bình cũng với những loại thuốc trên có được không? Mẹ tôi năm nay 60 tuổi.

      • Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình gồm các thành phần thảo dược nên khá an toàn. Tuy nhiên vì mẹ bạn đang có thêm các bệnh lý huyết áp, tiểu đường cộng với việc đang sử dụng các thuốc điều trị. Vì vậy bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình lựa chọn thời điểm hoặc liều lượng uống bổ sung Mỡ máu Tâm Bình nhé.
        Bạn để lại số điện thoại để Tâm Bình hỗ trợ trực tiếp giúp bạn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    8. Yến viết:

      Chồng và con trai tôi đang có dấu hiệu bị mỡ máu, tôi muốn hỏi về chế độ ăn uống trong gia đình vừa có thể cân bằng dinh dưỡng và phù hợp để giảm mỡ máu.

    9. Mạnh Trường viết:

      Tôi muốn được tư vấn về sản phẩm Mỡ Máu Tâm Bình. Sản phẩm có dùng cho người mỡ máu và mỡ gan không? Tôi đi xét nghiệm 3 năm trước có bị mỡ máu cao và mỡ gan, đầu năm nay tôi xét nghiệm lại thì bác sĩ nói mỡ gan độ 2. Do tính chất công việc nên tôi cũng có thường xuyên tiếp khách ăn uống bia rượu nhiều.

      • Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có thể hỗ trợ giảm mỡ máu, mỡ gan và hỗ trợ bảo vệ gan. Với tính chất công việc thường xuyên phải tiếp khách ăn uống bia rượu nhiều có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan, từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa mỡ máu (Gan là cơ quan chịu trách nhiệm tổng hợp lipid máu). Vì vậy bạn nên cố gắng hạn chế rượu bia nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. Trần Thị Tuyết viết:

      Chào bác sĩ, tôi năm nay 60 tuổi hiện đang dùng Mỡ Máu Tâm Bình được 2 tháng tuy nhiên do dịch bệnh tôi chưa đi khám được liệu tôi có nên dùng tiếp sản phẩm không?

      • Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có thể dùng để hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan cũng như hỗ trợ thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan. Do Mỡ máu Tâm Bình có nhiều thành phần thảo dược nên cần kiên trì sử dụng. Bạn nên dùng Mỡ máu Tâm Bình ít nhất 1 liệu trình 3-4 tháng hoặc hơn (giống như thông tin đã ghi trên vỏ hộp sản phẩm).
        Trong quá trình sử dụng nếu còn bất cứ thắc mắc gì khác bạn có thể để lại số điện thoại để Tâm Bình hỗ trợ trực tiếp giúp bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    11. Nguyễn Mạnh Cường viết:

      Tôi có người nhà đi khám bị rối loạn mỡ máu do di truyền chỉ số Cholesterol và Triglycerid đều cao trên 11mmol/l. Hiện đang dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ . Tôi dùng Mỡ Máu Tâm Bình kèm theo được không?

    12. Nguyễn Hồng Hanh viết:

      Chào bác sĩ, hồi còn trẻ tôi có bị mỡ máu và mỡ gan nhưng tôi không dùng thuốc – chỉ kết hợp tập luyện và ăn uống thôi. Giờ tôi kiểm tra huyết áp tại nhà thường thấy ko ổn định, liệu có phải tôi lại bị mỡ máu cao ko? Tôi dùng Mỡ Máu Tâm Bình có được ko? Có giúp hạ huyết áp ko?

      • Chào bạn, bạn nên tái khám lại để xác định chính xác chỉ số mỡ máu từ đó có thể xác định được chính xác chỉ số Mỡ máu để có các biện pháp hỗ trợ.
        TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có thể hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu gây cao huyết áp
        Chúc bạn sức khỏe!

    13. Trần Văn Đao viết:

      Chào bác sĩ, tôi 47t thường xuyên hoa mắt chóng mặt, mất ngủ đã mấy tháng nay, chưa đi khám cũng chưa đi xét nghiệm, có dùng được Mỡ máu Tâm Bình không?

      • Chào bạn, hiện tượng hoa mắt chóng mặt, mất ngủ có thể là triệu chứng do mỡ máu cao gây cản trở lưu thông máu đến não bộ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như hạ huyết áp thế đứng, rối loạn tiền đình, thiếu máu… Bạn nên đến khám bác sĩ dể được xác định chính xác tình trạng bệnh, từ đó sẽ có biện pháp điều trị hiệu quả.
        Trong trường hợp bạn đi khám và được chẩn đoán là bị mỡ máu cao (rối loạn lipid máu), ngoài thuốc bác sĩ kê bạn có thể uống bổ sung thêm TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm mỡ máu.
        Chúc bạn sức khỏe!

    14. Hoàng Thị Liên viết:

      Mẹ mình 60t,đi khám mỡ máu cao và bị xơ vữa động mạch, nếu các chỉ số mỡ máu không bị rối loạn nữa thì cũng hết tình trạng xơ vữa động mạch đúng không Bác sĩ

      • Chào bạn, xơ vữa động mạch là hiện tượng xơ hóa thành động mạch bao gồm các động mạch trung bình và động mạch lớn. Biểu hiện chủ yếu là sự lắng đọng mỡ và các màng tế bào tại lớp bao trong thành động mạch gọi là mảng xơ vữa. Bệnh xơ động mạch chủ yếu gặp ở các động mạch chủ, động mạch vành, động mạch não, động mạch thận, hệ thống động mạch ở ruột và động mạch ở tứ chi. Có các biện pháp sau để chẩn đoán và xác định tình trạng xơ vữa động mạch:
        -Siêu âm doppler mạch máu: có thể phát hiện được sự hẹp, tắc các hệ thống mạch và ảnh hưởng đến dòng chảy của sự hẹp tắc này. Thường làm siêu âm mạch cảnh, mạch thận, mạch chi dưới.
        -Chụp cắt lớp mạch máu có dựng hình: thường dùng khi bệnh nhân đã có triệu chứng, cần phải can thiệp (phình động mạch chủ, hẹp mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại biên…)
        -Nghiệm pháp gắng sức: gắng sức bằng thảm chạy, siêu âm gắng sức khi nghi ngờ bệnh mạch vành để tìm các dấu hiệu của thiếu máu cơ tim
        -Điện tâm đồ: phát hiện các dấu hiệu của bệnh tim thiếu máu cục bộ (bệnh mạch vành), nhồi máu cơ tim
        -Đo chỉ số ABI: huyết áp cổ chân- cánh tay để phát hiện sớm bệnh động mạch chi dưới
        -Chụp cắt lớp vi tính mạch vành khi có chỉ định
        -Xét nghiệm máu: Cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C, HbA1C
        Vậy chỉ số mỡ máu của bác về bình thường chưa thể khẳng định đã hết tình trạng xơ vữa động mạch; bạn nên khuyên bác tái khám và có thể siêu âm xác định mảng xơ vữa nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Các cấp độ gan nhiễm mỡ – Dấu hiệu và phòng tránh đúng cách 03/06/21
      Bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến 25% dân số trên toàn cầu. Bệnh không chỉ…
      Thuốc Atovze có tác dụng gì? Liều dùng và lưu ý sử dụng 06/05/22
      Atovze thường được kê trong điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu, động mạch vành.…
      Sơ cứu tai biến mạch máu não cần nhanh chóng và chính xác 25/07/21
      Tai biến mạch máu não là một trường hợp khẩn cấp nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để…
      Review 12 loại thuốc phòng chống đột quỵ thường được bác sĩ chỉ định 22/09/21
      Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là biến chứng nguy hiểm, bởi khi xảy ra nếu không cấp cứu…
      Xem tất cả bài viết