Mỡ máu ăn được cá gì - 6 loại cá nên có trong thực đơn
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu ăn được cá gì – 6 loại cá nên có trong thực đơn

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    21/05/24

    Mỡ máu ăn được cá gì nếu nằm trong danh sách những câu hỏi của bạn thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. Chuyên gia của chúng tôi sẽ thông tin về các loại cá phù hợp, gợi ý cách chế biến cùng lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này.

    5/5 - (108 bình chọn)

    1. Mỡ máu có nên ăn cá?

    Tình trạng mỡ máu nhắc tới trong bài viết này là mỡ máu cao (hay rối loạn lipid máu). Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo trong máu, gây hình thành các mảng bám. Người bị mỡ máu cao cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng.

    Vậy mỡ máu cao có ăn được cá không? Có thể nói cá cung cấp hàm lượng lớn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đây cũng là nguồn thực phẩm giàu protein thay thế cho thịt đỏ – loại thịt mà người mỡ máu cao nên hạn chế. Do đó, người bệnh mỡ máu cao có thể ăn cá nhưng cần lựa chọn loại cá phù hợp và chế biến hợp lý.

    Xem thêmMỡ máu bao nhiêu là cao? – Xem để nhận biết

    2. Mỡ máu ăn được cá gì?

    Người bị mỡ máu cao tốt nhất nên ăn các loại cá béo như: Cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá tuyết. Theo heathline.com, omega-3 trong cá béo là loại axit béo không bão hòa đa. Đây là loại chất béo lành mạnh, cần thiết cho cơ thể. Cá béo cũng cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, E, D, B12, magia, selen…

    Đối với người bệnh mỡ máu, ăn cá giúp giảm triglycerid đồng thời tăng mức cholesterol tốt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng dầu cá làm giảm tới 48% triglycerid.

    Hơn nữa cá giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim gây ra bởi mỡ máu cao. Chất béo không bão hòa đa trong cá giúp bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách giảm mức chất béo trung tính, kích thích hoạt động của mỡ tốt. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên dùng ít nhất hai khẩu phần cá béo/tuần.

    Ngoài lợi ích chung mà cá béo đem lại cho người mỡ máu, mỗi loại cá còn có những tác dụng riêng. Tùy vào điều kiện và khẩu vị mà người bệnh có thể lựa chọn một hoặc một vài loại cá dưới đây.

    giải đáp mỡ máu ăn được cá gì

     

    2.1. Mỡ máu cao nên ăn cá hồi

    Trong 100 gram cá hồi có chứa 2,3 gram omega-3. Theo một số nghiên cứu thì cá hồi nuôi chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất ít hơn cá hồi tự nhiên.

    Ăn cá hồi giúp tăng sức bền thành mạch máu. Nghiên cứu của Đại học Colorado (Mỹ) đã phát hiện ra việc ăn cá hồi 2 lần/tuần giúp tăng hợp chất và chất chuyển hóa có liên quan tới việc giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-cholesterol.

    Bên cạnh đó loại cá này còn giúp giảm huyết áp, hỗ trợ chức năng của não bộ. Hàm lượng photpho cao trong cá hồi nâng cao chức năng thận.

    Mỡ máu cao nên ăn cá hồi

    Người bệnh mỡ máu có thể ăn cá hồi

    2.2. Đừng quên cá thu

    Loại cá này có thân dài, thon, có nhiều vây nhỏ. Ăn cá thu trung bình 2 – 3 lần/tuần giúp cải thiện sức khỏe người bị mỡ máu, giảm nguy cơ tắc mạch máu. Dinh dưỡng trong cá thu bao gồm các khoáng chất, vitamin, omega 3… giúp tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu. Ngoài ra, các hợp chất chống viêm trong loại cá này giúp giảm đau, cứng khớp.

    mỡ máu ăn được cá thu

    Cá thu giúp giảm nguy cơ tắc mạch máu

    2.3. Cá ngừ nên nằm trong thực đơn của người mỡ máu cao

    Cá ngừ được cho là có tác dụng hạ mỡ máu, bảo vệ gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ. Trong 100 gram cá ngừ chứa 30 gram protein, 10mg canxi, 64mg magie cùng nhiều loại vitamin thiết yếu khác.

    Cá ngừ có thân bầu, dài. Đối với cá ngừ tươi thì phần bụng bao giờ cũng béo hơn phần lườn hai bên.

    Cá ngừ tốt cho người mỡ máu

    Người bệnh có thể bổ sung cá ngừ vào thực đơn

    2.4. Cá mòi tốt cho người mỡ máu

    Cá mòi khá nhỏ, màu trắng, da bóng, vảy bạc li ti. Mùa cá mòi thường vào những tháng cuối và đầu năm. Đây là loại cá có lượng thủy ngân thấp hơn so với các loại cá béo khác. Đặc biệt, xương và da của loại cá này cũng có nhiều dưỡng chất. Ăn cá mòi là cách bổ sung vitamin D, niacin và canxi tuyệt vời.

    Cá mòi tốt cho người mỡ máu

    Không chỉ thit, xương và da của cá mòi cũng chứa nhiều dưỡng chất

    2.5. Cá trích giúp hạ mỡ máu

    Cá trích có hình dáng thon dài, ít vảy, da hơi xanh. Thịt cá chứa khá nhiều dầu. Cá trích là một trong những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp.

    Cá trích cung cấp cho cơ thể lượng omega-3, vitamin D, vitamin B12 dồi dào. Đây cũng là nguồn cung cấp canxi, kalo, selen. Loại cá này được cho là có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng mỡ tốt HDL-Cholesterol. Ngoài ra loại cá này còn giúp tăng cường sức khỏe não bộ, cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng cường sức khỏe cho xương.

    Mỡ máu nên ăn cá trích

    Thịt cá trích chứa khá nhiều dầu

    2.6. Người mỡ máu cao có thể ăn cá tuyết

    Đây có lẽ là loại cá còn khá xa lạ với nhiều bà nội trợ. Nó có thịt trắng và rời. Hương vị nhẹ, thơm như thịt càng cua. Trong 100 gram cá tuyết có chứa 1 gram chất béo, 20 gram protein, 16mg canxi, 1mg vitamin C cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác. Không chỉ tốt cho người mỡ máu cao, cá tuyết còn giúp điều hòa huyết áp, hạn chế tăng cân.

    Mỡ máu ăn được cá tuyết

    Cá tuyết có thịt trắng và rời, hương vị nhẹ thơm

    3. Cách chế biến món ăn làm từ cá dành cho người mỡ máu

    Điều quan trọng không chỉ là việc nắm được mỡ máu ăn được cá gì mà còn cần chú ý cách chế biến. Người bệnh nên ăn cá đã được nấu chín thay vì cá sống. Nên hạn chế các món chiên, rán nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy chế biến cá bằng cách hấp, luộc, nấu canh, nướng. Đặc biệt hấp cá giúp lưu giữ đủ chất dinh dưỡng và hương vị đặc trưng của từng loại cá. Bạn cũng có thể dùng lẩu cá kết hợp với các loại rau đổi vị cho ngày cuối tuần.

    Hãy làm phong phú thực đơn bằng các món ăn dưới đây.

    • Cá trích sốt cà chua
    • Cá hồi áp chảo: Nên nhớ chỉ phết một chút dầu ăn lên mặt chảo và sử dụng lửa nhỏ.
    • Cháo cá hồi: Thích hợp cho người bệnh vì dễ ăn và dễ hấp thụ.
    • Cá ngừ nướng giấy bạc: Nếu gia đình bạn có lò nướng hoặc nồi chiên không dầu thì đây là món ăn nên thử.
    • Cá ngừ kho tộ: Hương vị đậm đà đến từ sự kết hợp của gừng, tỏi, hành, ớt, đường và cá.
    • Salad cá ngừ rau mầm: Đây là một món ăn khai vị vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe
    • Cá tuyết hấp hành gừng.
    • Cá biển nấu canh chua: Giúp giải nhiệt vào mùa hè.
    Chế biến món ăn từ cá cho người mỡ máu

    Cá hồi áp chảo là một trong những món ăn từ cá đơn giản cho người mỡ máu

    4. Lưu ý cho người mỡ máu cao

    Bên cạnh lựa chọn loại cá phù hợp với tình trạng mỡ máu cao, bạn cũng cần lưu ý:

    • Tốt nhất nên tự mua cá tươi về chế biến thay vì dùng cá đóng hộp. Vì cá đóng gọp chứa nhiều chất bảo quản và muối. Để chọn được cá tươi ngon cần chú ý: Mắt cá sáng, mang đỏ tươi, thân cứng, thịt cá có độ đàn hồi.
    • Tự nấu cá tại nhà thay vì ăn ngoài hàng. Vì điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng dầu, muối và cách chế biến.
    • Phụ nữ có thai không nên dùng các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá tuyết, cá thu.
    • Kết hợp cá béo với các loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn. Để lựa chọn được loại cá và chế độ ăn phù hợp nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

    Cá béo là thực phẩm tốt cho người bị mỡ máu cao. Câu trả lời cho mỡ máu ăn được cá gì là nên ăn các loại cá như: Cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi… Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh tim mạch ở người già: 9 bệnh lý thường gặp và lưu ý điều trị 23/06/22
      Dân số thế giới già đi sẽ kéo theo số lượng bệnh nhân cao tuổi ngày càng gia tăng, trong…
      Thuốc Atorhasan: Công dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng 12/05/22
      Thuốc Atorhasan thuộc nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu và phòng ngừa các biến chứng tim mạch. Trước…
      Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân, điều trị và biến chứng nguy hiểm 06/04/21
      Rối loạn lipid máu ( mỡ máu cao) ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại và ảnh hưởng…
      Xét nghiệm mỡ máu là gì? Quy trình và cách thực hiện từ A-Z 11/06/21
      Xét nghiệm mỡ máu là phương pháp giúp chẩn đoán, điều trị, dự phòng các bệnh lý liên quan tới…
      Xem thêm