Máu nhiễm mỡ uống lá gì? Gợi ý 6 loại lá “làm sạch” mỡ máu hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Máu nhiễm mỡ uống lá gì? Gợi ý 6 loại lá “làm sạch” mỡ máu hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Trang Vũ

    10/05/21

    Máu nhiễm mỡ uống lá gì tốt là đề tài được nhiều người bệnh quan tâm tìm kiếm bởi tính tiện lợi và an toàn khi điều trị mỡ máu. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc lựa chọn uống lá gì để hạ mỡ máu cũng như cách sử dụng ra sao và cần lưu ý như thế nào để nhanh khỏi bệnh? Tham khảo bài viết để có câu trả lời!

    5/5 - (837 bình chọn)

    bị máu nhiễm mỡ uống lá gì

    1. Xu hướng sử dụng lá cây trong hạ mỡ máu

    Để điều trị mỡ máu cao, Tây y thường hướng tới sử dụng các nhóm thuốc như statin, fibrat, resin,… Mỗi một nhóm có cơ chế hoạt động và tác động vào các chỉ số mỡ máu khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đặc biệt khi sử dụng trong lâu dài, phải kể đến như:

    • Tiêu cơ vân.
    • Tăng men gan.
    • Suy giảm trí nhớ.
    • Tăng đường huyết,…

    Chính vì vậy, việc tìm đến các thảo mộc tự nhiên, điển hình như các loại lá cây có công dụng hạ mỡ máu trở thành xu hướng được khuyến khích sử dụng. Ưu điểm nổi bật của cách điều trị này chính là tính an toàn, tiết kiệm, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

    Xem thêm: Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

    2. Máu nhiễm mỡ uống lá gì?

    Một số loại lá được sử dụng nhiều trong hạ mỡ máu có thể kể đến như:

    máu nhiễm mỡ uống là gì

    Những loại lá giúp làm sạch mỡ máu hiệu quả

    2.1 Máu nhiễm mỡ uống lá sen

    Ngoài các công dụng chữa say nắng, đau bụng, tiêu chảy,… lá sen còn hiệu quả trong việc hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả. Các hoạt chất trong lá sen được chứng minh có khả năng chống co thắt cơ trơn, ổn định nhịp tim, tăng cường đào thải cholesterol ra khỏi máu và điều hòa huyết áp.

    Cách sử dụng:

    • Chuẩn bị 10-20g lá sen tươi và vỏ đậu xanh.
    • Rửa sạch đem hãm nước sôi uống hàng ngày.
    • Bạn cũng có thể thái nhỏ rồi phơi khô lá sen đem sắc, ngâm hãm nước uống hàng ngày.

    2.2 Uống lá trà xanh giảm chỉ số mỡ xấu

    Trà xanh được dùng nhiều trong giảm béo và làm đẹp. Với vị đắng, tính mát, trà xanh giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Khi trời nóng có thể uống trà xanh giải khát, làm ấm dạ dày. Ngoài ra, trà xanh cũng hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ kết dính ở máu. Các sắc tố trong loại lá này có tác dụng chống xơ cứng động mạch.

    chữa máu nhiễm mỡ bằng trà xanh

    Trà xanh giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu hóa thức ăn tốt hơn

    Cách sử dụng:

    • Lá trà xanh còn tươi rửa sạch, để ráo nước.
    • Vò nhẹ rồi cho vào ấm đổ 1 ít nước sôi vào rồi gạn bỏ phần nước đầu.
    • Đổ lượt nước sôi tiếp theo đến ngập trà.
    • Đợi trà ngấm là có thể uống được.

    Lưu ý: không uống trà xanh khi đói, khi trà còn quá nóng. Nên uống trà trước giờ đi ngủ từ 1-2 tiếng.

    2.3 Giảm mỡ máu bằng cây lá đắng

    Cây lá đắng hay còn gọi là cây mật gấu có tác dụng trong việc ổn định đường huyết, có khả năng hạ cholesterol, cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ. Nếu bạn không biết bị máu nhiễm mỡ uống lá gì thì đây là sự lựa chọn không thể bỏ qua.

    Cách sử dụng:

    • Rửa sạch 5-10 lá tươi.
    • Đợi ráo nước đem vò nát lá.
    • Hãm lá với 1l nước sôi uống mỗi ngày.

    2.4 Sử dụng Giảo cổ lam giảm mỡ máu

    Trong Giảo cổ lam chứa hoạt chất phanoside tốt trong việc giữ ổn định đường huyết. Ngoài ra, trong Đông y Giảo cổ lam được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh như: Viêm phế quản mạn tính, viêm gan virus, viêm dạ dày cấp, chứng tăng mỡ máu,… Do đó, có thể liệt Giảo cổ lam vào danh sách những loại lá uống hạ mỡ máu.

    máu nhiễm mỡ uống lá giảo cổ lam

    Có thể liệt Giảo cổ lam vào danh sách những loại lá uống hạ mỡ máu

    Cách sử dụng:

    • Lọc lấy phần lá và ngọn non của cây đem rửa sạch, phơi khô.
    • Dùng 15-30g Giảo cổ lam khô sắc nước uống.
    • Bạn cũng có thể tán chúng thành bột thô để hãm chè uống.

    2.5 Hạ mỡ máu với nước lá vối

    Thành phần beta-sitosterol trong lá vối có tác dụng hiệu quả trong việc hạ các chỉ số mỡ xấu. Từ đó điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol trong máu, không chỉ giúp giảm cân mà còn giúp giảm nồng độ LDL và tăng HDL.

    Cách sử dụng:

    • Rửa sạch một nắm lá vối khô.
    • Cho vào ấm đun lấy nước uống.
    • Nên sử dụng lá vối khô thay vì lá vối tươi.

    2.6 Lá cát cánh

    Nếu vẫn chưa biết máu nhiễm mỡ uống lá gì? Thì lá cát cánh là gợi ý dành cho bạn. Loại lá này có khả năng làm mềm mạch máu, giảm cholesterol, phòng ngừa bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch,… Đặc biệt người bệnh cũng có thể sử dụng trong trường hợp bị mất ngủ.

    Cách sử dụng:

    • Rửa sạch lá cát cánh với lượng tùy chọn
    • Đem luộc trong 30 phút.
    • Vớt ra để ráo nước rồi đem phơi khô dùng dần.
    • Mỗi lần lấy khoảng 10g hãm với nước sôi để uống trà.

    3. Lưu ý khi giảm mỡ máu bằng các loại lá cây

    Lựa chọn các loại cây nhà lá vườn điều trị mỡ máu tuy an toàn, đem lại hiệu quả nhất định nhưng công đoạn chuẩn bị có phần phức tạp, mất thời gian. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài, uống liên tục để thấy được kết quả.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    34 bình luận cho “Máu nhiễm mỡ uống lá gì? Gợi ý 6 loại lá “làm sạch” mỡ máu hiệu quả”

    1. Phương Thảo viết:

      Cây sen nhiều công dụng thật,bây giờ tôi mới biết uống lá sen có thể giảm mỡ máu. Chồng tôi bị mỡ máu chắc tôi phải mua lá sen về cho chồng uống thử xem như thế nào.

      • Chào bạn, lá sen có thể giúp giảm mỡ máu nhờ vào các hợp chất trong nó. Bạn có thể cho chồng bạn uống nước lá sen để hỗ trợ điều trị mỡ máu. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng lá sen hoặc bất kỳ phương pháp hỗ trợ nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng nó phù hợp và không gây tương tác với bất kỳ loại thuốc nào mà chồng bạn đang dùng. Chúc chồng bạn sức khỏe và sớm cải thiện tình trạng mỡ máu!

    2. Hoa Trà viết:

      Tôi không thích uống nước hay trà của mấy loại thảo dược lắm thì có sản phẩm giảm mỡ máu thành phần từ mấy loại thảo dược kết hợp mà tôi chỉ việc uống 1-2 viên không nhỉ?

    3. Nguyễn Hương viết:

      Ngoài uống thuốc mà bác sĩ kê để giảm mỡ máu, thì mình muốn uống thêm lá vối để giảm mỡ máu nhanh hơn có được không nhỉ?

      • Chào bạn, lá vối có chứa beta-sitosterol, một hợp chất có tác dụng hạ mỡ máu hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá vối như một phương pháp hỗ trợ cùng với thuốc mà bác sĩ đã kê để giảm mỡ máu nhanh hơn.
        Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên lưu ý:
        1. Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu uống thêm nước lá vối, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo không có tương tác bất lợi với thuốc bạn đang dùng.
        2. Sử dụng đúng cách: Nếu được bác sĩ đồng ý, hãy sử dụng lá vối khô như hướng dẫn trong bài viết, với liều lượng phù hợp và không lạm dụng.
        Việc kết hợp giữa thuốc và lá vối có thể giúp bạn kiểm soát mỡ máu tốt hơn. Chúc bạn sức khỏe!

    4. Nguyễn Thương viết:

      Tôi bị mỡ máu có dùng statin và dùng thêm bổ gan có được không?

      • Chào bạn!
        Việc bạn sử dụng statin để điều trị mỡ máu và đồng thời muốn dùng thêm thuốc bổ gan cần được xem xét cẩn thận. Một số thuốc bổ gan có thể tương tác với statin, làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ cho gan. Statin vốn có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, do đó, nếu bạn muốn dùng thêm các sản phẩm bổ gan, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để được tư vấn phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Trần Tuấn Hùng viết:

      Nếu bị mỡ máu thì có những triệu chứng gì?

      • Chào bạn!
        Mỡ máu cao thường không gây ra triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nên nhiều người không biết mình bị bệnh. Tuy nhiên, khi tình trạng kéo dài, có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
        – Đau tức ngực, đặc biệt khi gắng sức.
        – Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.
        – Tê bì, đau nhức ở chân tay.
        – Xuất hiện các u mỡ dưới da, đặc biệt quanh mắt.
        – Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu.
        Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, bạn nên đi xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra nồng độ cholesterol và các chỉ số mỡ máu.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Hoàng Ngọc Ánh viết:

      Tôi nghe nói bị gan kém dễ bị mỡ máu à dược sĩ?

      • Chào bạn!
        Đúng là khi gan hoạt động kém, chức năng chuyển hóa lipid (chất béo) của gan có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng mỡ máu cao. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và điều hòa lượng cholesterol trong cơ thể, nếu gan không hoạt động tốt, việc xử lý chất béo sẽ bị rối loạn, dẫn đến tích tụ mỡ trong máu.
        Do đó, người bị gan kém cần chú ý kiểm soát chế độ ăn uống, tránh ăn nhiều chất béo bão hòa và kiểm tra sức khỏe định kỳ để quản lý mỡ máu.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. Hoài Thu viết:

      Tôi không quen với mùi, vị dược liệu, ngửi thấy có khi còn hơi ghê cổ thì có cách nào khác để giải quyết không?

    8. Hoàng Hà viết:

      Ngoài trà xanh ra tôi chưa dùng các loại lá khác, không biết loại nào có công dụng tốt nhất?

      • Chào bạn!
        Ngoài trà xanh, bạn có thể thử các loại lá sau đây để hỗ trợ giảm mỡ máu: Lá sen, Lá đắng, Giảo cổ lam, Lá vối, Lá cát cánh.
        Bạn có thể thử từng loại để xem loại nào phù hợp và hiệu quả nhất với bạn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    9. Phan Minh viết:

      Tôi uống nước lá vối mỗi ngày nhưng vẫn bị mỡ máu là sao nhỉ?

      • Chào bạn!
        Nếu bạn đã uống nước lá vối mỗi ngày nhưng vẫn bị mỡ máu cao, có thể do nhiều yếu tố như:
        – Chế độ ăn uống và lối sống: Dinh dưỡng không hợp lý hoặc ít vận động có thể làm giảm hiệu quả của việc uống nước lá vối.
        – Cơ địa cá nhân: Phản ứng của cơ thể với các phương pháp có thể khác nhau.
        – Tình trạng mỡ máu nghiêm trọng: Mặc dù lá vối có lợi, nhưng nếu mức mỡ máu cao, có thể cần kết hợp với các biện pháp khác như thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
        Hãy thử kết hợp với những thay đổi khác và tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. Hồ Mỹ Hạnh viết:

      Mình bị mỡ máu bác sĩ kê cho uống thuốc statin hay bị hiện tượng mỏi cơ mình có thể dùng những loại lá cây để uống không?

      • Chào bạn! Khi sử dụng thuốc statin để điều trị mỡ máu cao, một số người có thể gặp hiện tượng mỏi cơ hoặc đau cơ. Đây là một tác dụng phụ khá phổ biến của statin, hãy báo với bác sỹ của bạn về tác dụng phụ này. Để giảm triệu chứng, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại lá cây trên, nhưng trước tiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thêm bất kỳ loại thảo dược nào vào chế độ điều trị của mình. Chúc bạn sức khỏe!

    11. Lâm Vi Trang viết:

      Bị gan nhiễm mỡ uống lá cây có khỏi hẳn được không/

      • Chào bạn!
        Uống lá cây hoặc thảo dược có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ nhờ vào các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Điều trị gan nhiễm mỡ cần kết hợp thay đổi lối sống như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và giảm cân nếu cần. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
        Chúc bạn sức khỏe!

    12. Hoàng Kim Ngân viết:

      Dùng thảo dược rất tốt cho mỡ máu nhưng mình bị cái tật là hay quên, thường chỉ duy trì được tuần đầu là uống đều đặn. Mà dược liệu thì cần thời gian dài.

      • Chào bạn!
        Dùng thảo dược để hỗ trợ điều trị mỡ máu là một lựa chọn tốt, nhưng nếu bạn thường xuyên quên uống thuốc, bạn có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hiệu quả điều trị. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể thử những cách sau:
        – Lên lịch nhắc nhở: Sử dụng ứng dụng nhắc nhở trên điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để nhắc bạn uống thuốc đúng giờ.
        – Sử dụng các sản phẩm dạng viên: Các sản phẩm dạng viên thường dễ sử dụng hơn và giúp bạn không quên.
        – Thực hiện theo lịch trình: Đặt thuốc ở những nơi dễ thấy và liên quan đến thói quen hàng ngày của bạn, như gần bàn ăn hoặc bàn làm việc.
        Chúc bạn sức khỏe!

    13. Nguyễn Kim Yến viết:

      Dùng lá thảo dược dạng khô có bị mất nhiều hoạt tính chữa mỡ máu của nó không ạ

      • Chào bạn!
        Lá thảo dược dạng khô vẫn giữ được nhiều hoạt tính chữa mỡ máu, nhưng có thể giảm hiệu quả so với dạng tươi do quá trình chế biến và bảo quản. Để tối ưu hóa hiệu quả, bạn nên:
        – Chọn thảo dược từ nguồn uy tín: Đảm bảo bạn mua từ nhà cung cấp đáng tin cậy.
        – Bảo quản đúng cách: Để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
        – Sử dụng theo hướng dẫn: Thực hiện theo liều lượng và cách chế biến khuyến cáo để đảm bảo hiệu quả.
        Chúc bạn sức khỏe!

    14. Đỗ Thanh Trúc viết:

      Dùng thực phẩm chức năng có ghi thành phần là những lá này chắc có tác dụng mạnh và hiệu quả với bệnh mỡ máu hơn đúng không

      • Chào bạn! Thực phẩm chức năng chứa các thành phần thảo dược có thể có tác dụng hỗ trợ điều trị mỡ máu, nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và cách sử dụng. Không phải tất cả các sản phẩm đều có tác dụng mạnh như nhau. Bạn nên chọn sản phẩm từ nguồn uy tín và tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định sản phẩm phù hợp và hiệu quả nhất cho tình trạng của bạn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    15. Hoàng Minh Phú viết:

      Nhà tôi không trồng trà xanh nên ít có trà xanh tươi, tôi dung trà xanh phơi khô thì có giảm mỡ máu không?

      • Chào bạn!
        Trà xanh phơi khô vẫn giữ được nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là catechin, có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng trà xanh khô thay thế cho trà tươi để cải thiện chỉ số mỡ máu. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

    16. Phạm Mai Thu viết:

      Tôi cứ nghĩ ai béo mới bị mỡ mỡ máu nhưng người tôi gầy vẫn bị là sao?

      • Chào bạn!
        Mặc dù thường người gầy thường không nằm trong nhóm nguy cơ cao về mỡ máu so với người béo phì, nhưng vẫn có trường hợp người gầy mắc bệnh mỡ máu như:
        + Yếu tố di truyền.
        + Chế độ ăn uống không lành mạnh nếu tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, hay thức ăn có đường huyết cao
        +Ít vận động, hoặc những bệnh lý mắc kèm khác như tiểu đường, bệnh thận…
        Chúc bạn sức khỏe!

    17. Hoàng Long viết:

      Làm sao để tôi biết mình có bị mỡ máu không, có triệu chứng gì khi bị không?

      • Chào bạn,
        Mỡ máu cao thường không gây ra triệu chứng rõ rệt, nên nhiều người không nhận ra mình có tình trạng này cho đến khi làm xét nghiệm máu. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện đau ngực, mệt mỏi, hoặc nốt mỡ dưới da.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mỡ máu bao nhiêu là cao? Những lưu ý quan trọng để hạ mỡ máu 20/06/24
      Mỡ máu cao là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là máu nhiễm mỡ. Vậy…
      [Hỏi – Đáp] Mỡ máu cao uống linh chi được không? Cần lưu ý gì? 28/06/22
      Tôi được người quen biếu ít nấm linh chi để bồi bổ sức khỏe, nhưng không biết bị mỡ máu…
      Mách bạn top 9 bài tập yoga cho người mỡ máu cao hiệu quả 13/07/21
      Yoga cho người mỡ máu cao một trong những phương pháp giúp giảm chỉ số cholesterol hiệu quả. Đã có…
      Top 7+ nhóm thuốc hạ mỡ máu “khẩn cấp” cho người mỡ máu cao 27/04/21
      Thuốc hạ mỡ máu được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị rối loạn chuyển hóa lipid máu. Tuy…
      Xem thêm