Mỡ máu có ăn được hải sản không? 90% người vẫn đang hiểu lầm!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu có ăn được hải sản không? 90% người vẫn đang hiểu lầm!

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    24/05/21

    Ba tôi 65 tuổi, phát hiện ra bệnh mỡ máu cao vài năm nay, đã có kết hợp uống thuốc điều trị nhưng một thời gian các chỉ số mỡ xấu lại tăng lại. Hiện nay ba tôi không dùng thuốc gì cả mà chỉ giảm các loại thịt đỏ, ăn nhiều rau xanh. Vậy xin hỏi chuyên gia, người bị mỡ máu có ăn hải sản được không và ăn thế nào? Mong được giải đáp.

    5/5 - (212 bình chọn)

    (Nguyễn Quỳnh Linh, Hậu Giang)

    Chào bạn, không chỉ dùng thuốc, việc kết hợp giảm mỡ máu bằng chế độ ăn uống rất quan trọng bởi chúng có thể giúp làm giảm và duy trì những chỉ số mỡ ở mức cho phép. Ngoài giảm thịt đỏ, ăn nhiều rau xanh ba bạn vẫn có thể ăn được hải sản, đặc biệt các loại cá vì đây là thực phẩm giàu omega-3, tốt cho người mỡ máu cao. Cụ thể, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Giá trị dinh dưỡng của các loại hải sản

    giá trị dinh dưỡng của các loại hải sản

    Cá giàu khoáng chất và các loại acid béo tốt.

    Hải sản là một trong các loại thực phẩm mang lại nhiều dưỡng chất, đặc biệt hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú như:

    Giàu protein: Khẩu phần 85g cá và động vật có vỏ cung cấp từ 30-40% lượng protein trung bình được khuyến nghị mỗi ngày. Lượng protein từ hải sản dễ tiêu hóa hơn vì hải sản có ít mô liên kết hơn các loại thịt đỏ và thịt gia cầm.

    Vitamin B, vitamin D và vitamin A (đặc biệt là cá có dầu) liên quan đến sự phát triển lành mạnh của hệ thần kinh, thị lực, da, xương khỏe mạnh.

    Nhiều khoáng chất như selen, kẽm, iot và sắt:

    • Selen là chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào bị tổn thương và chống lại các tác động tiêu cực của thủy ngân.
    • Kẽm cần thiết cho sự phát triển của tế bào và hệ thống miễn dịch
    • Iot duy trì chức năng tuyến giáp
    • Sắt đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất hồng cầu
    • Canxi trong các loại cá nhỏ nguyên con như cá mòi, cá cơm giúp phát triển xương

    Giàu axit béo omega-3 và hàm lượng chất béo bão hòa thấp có lợi cho sức khỏe.

    Click xem thêmRối loạn mỡ máu: chỉ số thế nào là bị mỡ máu cao?

    2. Mỡ máu có ăn được hải sản không?

    Mỡ máu có ăn được hải sản không

    Mỡ máu có ăn được hải sản không?

    90% người cho rằng bên cạnh các loại thịt đỏ, nội tạng động vật thì các loại hải sản như tôm, cua, cá hồi, cá trích cũng giàu cholesterol, dễ làm tăng các chỉ số mỡ máu. Tuy nhiên, cholesterol được chia thành hai loại, cholesterol tốt và cholesterol xấu. Thủ phạm làm tăng cholesterol xấu  (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL) chính là các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

    Hầu hết các loại tôm, cá đều chứa ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thậm chí nhiều loại không chứa chất béo chuyển hóa nên người bị mỡ máu hoàn toàn có thể ăn được hải sản.

    Đối với các loại động vật có vỏ như tôm, ốc, ngao hàm lượng cholesterol từ 99-162mg/100g. Người bị cholesterol quá cao đôi khi các bác sĩ khuyên không nên ăn nhiều tôm. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu chỉ ra, việc ăn tôm còn tăng nhiều HDL hơn so với việc tăng LDL.

    Ngoài ra, người bị mỡ máu nên ăn hải sản, đặc biệt các loại cá béo vì chúng chứa nhiều axit béo omega-3, giúp duy trì cholesterol lành mạnh, giảm triglyceride đồng thời giúp tăng cholesterol tốt. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Xơ vữa động mạch năm 2017 cho thấy, tiêu thụ cá nhiều dầu làm tăng mức cholesterol HDL tốt trong máu. Omega-3 còn giảm viêm, ngăn ngừa được các tổn thương mạch máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch, tránh các bệnh lý như tăng huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ, suy tim…

    3. Mỡ máu ăn hải sản thế nào cho đúng?

    Ăn hải sản đúng cách không những làm tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể mà còn làm giảm mỡ máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Vậy mỡ máu ăn hải sản thế nào cho đúng?

    Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ, người bị mỡ máu cao nên ăn hải sản, đặc biệt các loại cá ít nhất 2 lần mỗi tuần. Mỗi một lần khoảng 100g. Đối với các loại hải sản có nhiều cholesterol như tôm, sò, hàu, cua chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Lượng cholesterol nên hấp thu mỗi ngày vào khoảng 300mg.

    Phụ nữ mang thai có mỡ máu cao, nếu lo ngại việc nhiễm độc thủy ngân chỉ nên ăn cá hồi trong khoảng 200g khẩu phần 3 lần/tháng và giới hạn cá tuyết xuống 6 phần/tháng.

    Một số loại hải sản người mỡ máu cao có thể ăn như: (mg cholesterol/100g)

    • Các loại tôm (145-209 mg cholesterol)
    • Cua (104 mg cholesterol)
    • Ngao (66,5 mg cholesterol)
    • Sò (40,6 mg cholesterol)
    • Cá hồi (70,3 mg cholesterol)
    • Cá ngừ (40 mg cholesterol)
    • Cá rô phi (56,7 mg cholesterol)
    • Cá tuyết (60,5 mg cholesterol)

    Các loại hải sản người bị mỡ máu nên thận trọng do có chứa thủy ngân theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – FDA công bố như:

    • Cá thu vua
    • Cá kiếm
    • Cá mập
    • Cá ngừ mắt to
    • Marlin

    Bạn có thể tham khảo hàm lượng cholesterol và chất béo ở một số hải sản:

    * Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa không tốt cho người mỡ máu cao

    * Các hải sản này thường hấp hoặc nướng không dầu

    * Khối lượng trên từng loại là 85g

    Hải sản Cholesterol Chất béo bão hòa Chất béo chuyển hóa Tổng chất béo

    Đặc điểm

    Cá hồi 52mg 0,8g 0,02g 4,7g Giàu axit béo omega-3, giúp hỗ trợ chức năng não, cân bằng cholesterol, giảm huyết áp
    Tôm 161mg 0,04g 0,02g 0,24g Giàu protein lành mạnh. Nên hấp hoặc luộc
    Cá rô phi 50mg 0,8g 0,0g 2,3g Giá cả phải chăng, cung cấp canxi và hỗ trợ sức khỏe cho xương và răng
    Cá tuyết 99mg 0,3g 0,0g 1,5g Giàu magie, giúp cấu trúc xương tốt và sản xuất năng lượng
    Cá ngừ trắng đóng hộp 72mg 1,3g 0,0g 5,1g Cung cấp vitamin B12
    Các loại cá thuộc họ cá hồi 63mg 1,2g 0,0g 7,2g Giàu omega-3 và photpho, giúp thận lọc chất thải tốt hơn

    4. Lưu ý khi lựa chọn hải sản cho người mỡ máu cao

    lựa chọn cá giáu omega3

    Nên lựa chọn các loại cá giàu omega 3.

    Theo Dược sỹ Hoàng Mạnh Cường, ăn hải sản với lượng cho phép sẽ tốt cho người bị mỡ máu cao. Ngoài ra, còn có một số lợi ích khác cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến hải sản, bạn vô tình làm tăng lượng cholesterol trong món ăn, gây tác dụng phụ. Vì vậy cần lưu ý khi lựa chọn hải sản cho người mỡ máu cao như:

    • Nên chế biến theo kiểu hấp, luộc, chiên không dầu
    • Không ăn hải sản cùng với vitamin C vì dễ gây ngộ độc thạch tín (asen pentavenlent trong hải sản phản ứng với vitamin C tạo thành asen trioxide hay còn gọi là thạch tín)
    • Không nên ăn hoa quả và uống trà sau khi ăn hải sản vì lượng canxi trong hải sản gặp acid tannic trong trà sẽ trở thành Canxi không tan, gây kích ứng tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn. Nên ăn hoa quả sau ít nhất 1 tiếng.
    • Lựa chọn các loại hải sản tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng
    • Nên chế biến chín trước khi ăn
    • Không nên kết hợp cùng các thực phẩm tính hàn khác

    Trên đây là giải đáp cho chị Linh “Mỡ máu có ăn được hải sản không” và những lưu ý lựa chọn hải sản. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh mỡ máu cao vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn cụ thể.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cây nần vàng (nần nghệ) – Dược liệu quý giúp giảm mỡ máu 14/04/21
      Cây nần vàng (nần nghệ) là một trong những vị dược liệu quý giúp giảm mỡ máu, hạ các chỉ…
      Chỉ số LDL – Cholesterol là gì? Nguyên nhân tăng và cách điều trị 22/07/21
      Chỉ số LDL – Cholesterol cao gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe con người. Có hiểu…
      Thuốc điều trị tắc nghẽn mạch máu – Dùng sao cho đúng? 13/08/21
      Thuốc điều trị tắc nghẽn mạch máu là vấn đề luôn được người mỡ máu cao, xơ vữa động mạch…
      Mỡ máu bao nhiêu là cao? Những lưu ý quan trọng để hạ mỡ máu 20/06/24
      Mỡ máu cao là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là máu nhiễm mỡ. Vậy…
      Xem thêm