Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? {19+} gợi ý từ chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? {19+} gợi ý từ chuyên gia

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    02/07/20

    Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, người bị tổn thương về khớp và khô khớp gối cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu omega-3, canxi, vitamin… giúp phục hồi nhanh tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây xin giới thiệu độc giả danh sách 19 thực phẩm nên và không nên ăn, người bệnh có thể tham khảo.

    4.9/5 - (118 bình chọn)

    1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người khô khớp gối

    Khô khớp gối là tình trạng khớp gối phát ra tiếng lạo xạo, lục khục lúc vận động do khớp gối không tiết hoặc tiết ra ít dịch bôi trơn gây đau nhức và hạn chế vận động khớp. Kèm theo đó là biểu hiện sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp từ nhẹ đến dữ dội tùy theo tình trạng bệnh. Thậm chí, cơn đau có thể lan xuống vùng đùi và bắp chân.

    Khô khớp nên ăn gì kiêng gì?

    Khô khớp nên ăn gì kiêng gì?

    Theo các chuyên gia xương khớp, một chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng chẳng kém gì việc sử dụng thuốc điều trị. Nếu ăn đúng, ăn đủ chắc chắn sẽ có lợi cho  quá trình phục hồi xương khớp cũng như điều trị bệnh. Ngược lại, nếu thường xuyên ăn phải những thực phẩm nên kiêng, không tốt cho sức khỏe xương khớp sẽ khiến cho tình trạng khô khớp gối trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với người bị khô khớp gối. Cụ thể:

    Duy trì trọng lượng cơ thể: Lựa chọn thực phẩm tốt giúp duy trì cân nặng ở mức ổn định, xương khớp không phải làm việc quá sức. Từ đó, tình trạng khô khớp, đau nhức khớp cũng vì thế được cải thiện.

    Khớp xương cử động linh hoạt, giảm đau nhức: Lựa chọn thực phẩm có lợi cho xương khớp giúp tái tạo chất nhờn trong ổ khớp, xương khớp được cử động linh hoạt, cải thiện tình trạng đau nhức. Từ đó, ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối.

    Click xem thêmKhô khớp gối – Tham khảo nguyên nhân để có biện pháp phòng ngừa

    2. Khô khớp gối nên ăn gì? Bác sĩ gợi ý 11 loại thực phẩm sau

    Người bị khô khớp gối nên ăn các loại thực phẩm hỗ trợ làm tăng tiết dịch tại khớp gối, hồi phục xương khớp, chống viêm.

    2.1. Sữa – Lựa chọn đầu tiên cho người khô khớp gối

    Sữa và các chế phẩm từ sữa chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi khô khớp gối nên ăn gì. Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong thời gian điều trị khô khớp, người bệnh nên uống 200 – 400ml sữa mỗi ngày hoặc ăn 2 hũ sữa chua hay 10 – 20 gram phô mai.

    Nghiên cứu đã chỉ ra, cơ thể của chúng ta có thể hấp thụ đến 90% lượng canxi có trong sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua… giúp phục hồi nhanh tình trạng khô khớp. Bên cạnh đó, bổ sung canxi từ sữa còn giúp duy trì mật độ xương, phòng ngừa tình trạng loãng xương. Ngoài ra, trong sữa còn có hàm lượng vitamin D, protein dồi dào thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương xương khớp.

     

    Khô khớp gối nên ăn gì

    Người khô khớp gối nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa

    2.2. Bổ sung cá biển

    Trong các loại cá biển như: cá mòi, cá ngừ, cá hồi, dầu gan cá tuyết, trứng cá muối… chứa nhiều axit béo omega 3. Đây là dạng chất béo không no có tác dụng tạo độ ẩm, giữ sự trơn tru và kích thích quá trình tiết dịch nhầy của khớp. Từ đó, hỗ trợ giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp, chống viêm, ngăn ngừa thoái hóa.

    2.3. Ngũ cốc

    Để sớm cải thiện tình trạng khô khớp, người bệnh nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như: Hạt điều, đậu nành, hạt óc chó, macca… Nhóm thực phẩm này chứa nhiều canxi, axit béo omega-3, vitamin, magie, chất đạm… Đây đều là những thành phần có lợi cho xương khớp, giúp kích thích tiết dịch ở khớp, ngăn ngừa tình trạng khô khớp. Ngoài ra, ngũ cốc còn chứa sắt, chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, dây chằng, dây thần kinh.

    Khô khớp gối nên ăn gì - Ngũ cốc

    Ngũ cốc nằm trong top thực phẩm người khô khớp gối nên ăn

    2.4. Khoai lang

    Không chỉ chứa nhiều chất xơ, khoai lang còn giàu magie và kali. Nghiên cứu đã chỉ ra, magie có tác dụng tăng khả năng chống viêm, tăng mật độ khoáng xương, giúp xương khớp chắc khỏe, giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương. Kali có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ thần kinh và cơ bắp, tăng cường sức mạnh và giảm tổn thương dây thần kinh ở bệnh nhân bị khô khớp, trong đó có khô khớp gối. Chính vì vậy, khoai lang là thực phẩm rất tốt cho người già, đặc biệt người có vấn đề về xương khớp.

    2.5. Ăn cà chua phục hồi chức năng tiết dịch bôi trơn ổ khớp

    Người bị khô khớp gối nên bổ sung cà chua vào thực đơn ăn uống của mình. Bởi, thực phẩm này có hàm lượng vitamin C và Lycopene lớn. Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể, giảm đau, tăng khả năng chữa lành tổn thương xương khớp. Lycopene được ví như chất chống oxy hóa cực mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi tác động tiêu cực của gốc tự do, đồng thời đẩy lùi quá trình lão hóa xương khớp ở người già.

    Ngoài ra, trong cà chua còn có vitamin K, collagen và canxi… Đây đều là những thành phần dinh dưỡng có lợi cho xương khớp. Chúng có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương xương khớp, hỗ trợ tiết dịch khớp.

    2.6. Rau có màu xanh đậm tốt cho người khô khớp gối

    Các loại rau có màu xanh đậm như: bông cải, cải xoăn, cải thìa… có hàm lượng vitamin C, K, A cao. Đồng thời, thực phẩm này bổ sung collagen giúp cho các khớp xương có thể hoạt động linh hoạt và trơn tru. Vì vậy, nếu thắc mắc khô khớp gối nên ăn gì, người bệnh hãy bổ sung rau vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

    Khô khớp gối nên ăn gì - Rau màu xanh đậm

    Rau màu xanh đậm chứa nhiều vitamin C, K, collagen tốt cho người khô khớp gối

    2.7. Ăn quả bơ

    Bơ là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng có tác dụng thúc đẩy và tăng cường sản xuất collagen cho cơ thể. Bên cạnh đó, bơ cũng rất giàu vitamin E, axit béo omega-3 giúp tái tạo dịch nhầy cho khớp sụn. Từ đó cải thiện khả năng vận động khớp gối, giảm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp.

    2.8. Bổ sung dầu oliu

    Dầu oliu chứa axit béo lành mạnh có tác dụng chống viêm, giảm đau, duy trì mật độ xương, làm chậm quá trình mất xương. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương và cải thiện tình trạng khô khớp. Bên cạnh đó, dầu oliu còn có tác dụng ngăn ngừa viêm xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, bổ sung dầu oliu trong thực đơn ăn uống hàng ngày là vô cùng cần thiết.

    2.9. Bổ sung chất nhờn cho khớp nhờ rau mồng tơi

    Rau mồng tơi có hàm lượng lớn vitamin và chất nhờn tự nhiên lành mạnh, tham gia vào quá trình bổ sung chất nhờn cho khớp. Hơn nữa, đây còn là loại rau rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh có thể bổ sung rau mồng tơi để cải thiện tình trạng khô khớp gối của mình.

    2.10. Ăn chuối giúp tăng cường dịch khớp

    Chuối được xem là một trong những loại trái cây có tác dụng tốt trong việc tăng tiết dịch khớp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong chuối có chứa tryptophan, kali và serotonin có tác dụng tạo chất nhầy cho khớp, đồng thời bảo vệ sụn khớp gối khỏi nguy cơ tổn thương.

    Ăn chuối tăng tiết dịch nhầy cho khớp

    Ăn chuối tăng tiết dịch nhầy cho khớp

    2.11. Ăn hải sản tốt cho người bị khô khớp gối

    Hàu, ốc biển, cua, tôm… là thực phẩm có hàm lượng canxi dồi dào giúp tăng tiết dịch bôi trơn ổ khớp. Từ đó, khớp gối được vận động linh hoạt, tăng khả năng chịu lực. Ngoài ra, trong nhóm thực phẩm này còn chứa omega-3, kẽm, kali… Đây là những thành phần dinh dưỡng tham gia trực tiếp vào quá trình giảm đau, chống viêm, cải thiện tổn thương xương khớp.

    3. Khô khớp gối nên uống gì? Bổ sung ngay 4 loại nước này

    Để cải thiện tình trạng khô khớp, giảm đau nhức xương khớp, ngoài thực phẩm kể trên, người bệnh có thể bổ sung 4 loại nước uống sau để sớm phục hồi xương khớp. Cụ thể:

    Loại nước CÔNG DỤNG
    ✅ Nước trà xanh Trong trà xanh có thành phần tanin, có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa.

    Giúp giảm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa khô khớp và thoái hóa khớp gối.

    ✅ Nước cam, sả, mật ong Cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch.

    Sả tính ấm, có tác dụng thăng khí, phong thấp.

    Mật ong được ví như chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên.

    Cả 3 nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo thành đồ uống giúp giảm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa viêm khớp và tái tạo sụn khớp.

    ✅ Nước ép cần tây và dứa Loại nước ép này có tác dụng lợi tiểu, giảm viêm khớp.

    Chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, E, K, kali, magie… tham gia vào quá trình cấu tạo xương khớp, ngăn ngừa loãng xương và thoái hóa khớp .

    ✅ Sữa nghệ Theo Y học cổ truyền, nghệ tính ấm, được ví như chất kháng viêm tự nhiên có tác dụng khu phong trừ thấp.

    Nghệ kết hợp với sữa nhiều canxi có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo xương, ngăn ngừa loãng xương.

    4. Khô khớp gối kiêng ăn gì? Hạn chế 4 thực phẩm sau

    Nhiều loại thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh chất nhầy trong bao khớp mà người khô khớp gối nên kiêng. Cụ thể:

    4.1. Người bị khô khớp gối không nên ăn nội tạng động vật

    Nội tạng động vật được liệt kê vào danh sách các thực phẩm không nên ăn. Nguyên nhân là do, nội tạng động vật có hàm lượng chất béo và cholesterol không lành mạnh. Chúng tham gia vào quá trình cản trợ cơ thể hấp thụ canxi, kích thích phản ứng viêm đau. Từ đó, làm nặng hơn tình trạng lão hóa xương khớp, khiến bệnh khô khớp gối và các vấn đề xương khớp trở nên nặng nề hơn.

    Khô khớp gối nên kiêng gì - Nội tạng động vật

    Người khô khớp gối nên kiêng nội tạng động vật

    4.2. Thực phẩm muối, lên men

    Người bị bệnh xương khớp nói chung và khô khớp gối nói riêng không nên ăn: cà muối, hành muối, củ cải ngâm… Do trong các loại thực phẩm này chứa nhiều muối và lượng axit cao khiến khớp bị mất nước. Từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, khiến dịch khớp sản sinh ít hơn.

    4.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn

    Thường xuyên tiêu thụ thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng mức độ sưng viêm của khớp gối, cản trở quá trình chữa lành tổn thương và tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối. Đây là nguyên nhân khiến cho tình trạng khô khớp trở nên nghiêm trọng.

    Ngoài ra, việc dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, chất béo còn gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Khi cân nặng cơ thể dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối, khiến khớp gối bị tổn thương và khô khớp.

    4.4. Đồ uống có cồn, chất kích thích

    Nhìn chung đồ uống có cồn, chất kích thích đều không tốt cho sức khỏe. Chúng sẽ hủy hoại cấu trúc xương, gây ức chế quá trình tái tạo và phục hồi xương khớp. Vì thế để có một cơ thể trạng khỏe mạnh và kết quả tốt trong điều trị bệnh, người khô khớp gối nên kiêng đồ uống có cồn, chất kích thích.

    Khô khớp gối nên kiêng - đồ uống có cồn

    Đồ uống có cồn không tốt cho người khô khớp gối

    5. Lời khuyên từ chuyên gia

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người bị khô khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau:

    5.1. Uống đủ nước mỗi ngày

    Nước đóng vai trò như chất điện giải và giảm mệt mỏi. Ngoài ra, với người bị khô khớp, việc uống đủ nước hàng ngày còn có tác dụng tăng sản sinh chất nhờn giúp xương khớp cử động một cách trơn tru, dễ dàng, tránh tình trạng sưng viêm và đau nhức xương khớp.

    Bên cạnh đó, thói quen uống nước còn bổ sung các nguyên tố như: Canxi, magie, natri, kali… có tác dụng giúp xương chắc khỏe, ổn định.

    Mỗi ngày, người bị khô khớp nên uống từ 8 – 12 cốc, tương đương 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nên chia nhỏ ra từng thời điểm trong ngày để quá trình hấp thụ nước trở nên dễ dàng.

    5.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối

    Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày giúp người bệnh trở nên thích thú và ăn ngon miệng hơn, thay vì chỉ ăn một món cố định. Người bệnh cũng không cần thiết phải kiêng khem quá mức mà nên ăn uống sao cho đủ dinh dưỡng. Cùng với đó là kiểm soát cân nặng của mình trong những bữa ăn hàng ngày.

    5.3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

    Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục hàng ngày là lời khuyên hữu ích dành cho người bệnh bị khô khớp. Ngoài ra, các thói quen xấu như: sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê… cũng cần được loại bỏ. Bởi, đây là nguyên nhân khiến tình trạng khô khớp trở nên trầm trọng hơn.

    Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh, hãy gọi tới hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn cụ thể.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    4 bình luận cho “Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? {19+} gợi ý từ chuyên gia”

    1. Nguyễn Thanh Ly viết:

      Em bị trẹo khớp đầu gối từ năm lớp 11 đến năm đại học năm nhất thì bị lại ạ . Trẹo hẳn sang 1 bên rất đau và rất sợ . Em xin bác sĩ cách chữa trị tốt nhất ạ . Khi em vận động thì đầu gối có âm thanh ạ

      • Chào bạn, không biết bạn đã đi tái khám để xác định tình trạng khớp gối hiện tại chưa? Khi bị trẹo khớp bạn nên đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thăm khám và sơ cứu để đưa khớp gối về lại vị trí cũ và kê thêm thuốc. Hiện tượng bạn vận động đầu gối có âm thanh cũng do di chứng trẹo khớp gối khiến khớp gối của bạn bị tổn thương sụn, khô dịch khớp, khi cử động các đầu xương không được bôi trơn và bảo vệ cọ vào nhau gây tiếng động và đau. Ngoài việc dùng thuốc và chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tập các biện pháp vật lý trị liệu kết hợp với chế độ ăn giàu dưỡng chất cho sụn khớp, dịch khớp như: Cá biển (cá ngừ, cá hồi, cá trích), rau xanh như rau cải, mồng tơi, ăn quả bơ, chuối, cà chua và bổ sung thực phẩm từ xương, sụn động vật.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. võ anh dũng viết:

      tôi bị khô khớp gối đau nhức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc Chondroitin là gì và có tác dụng như thế nào? 21/11/19
      Thuốc Chondroitin là chất có tác dụng tốt đối với sụn khớp và thường được dùng để phòng ngừa, điều…
      [Top 10+] sai lầm điều trị bệnh xương khớp khiến bệnh càng nặng 14/11/20
      Bệnh lý xương khớp là nhóm bệnh đa dạng và phổ biến hiện nay. Các quan niệm sai lầm điều…
      Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị? 02/10/19
      Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức…
      Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 07/12/23
      Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, khó khăn khi vận động, thậm…
      Xem thêm