Cây chìa vôi: Công dụng và cách dùng chữa bệnh xương khớp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Cây chìa vôi: Công dụng và cách dùng chữa bệnh xương khớp

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    03/01/22

    Cây chìa vôi là thảo dược được dùng trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh xương khớp, chứng lở loét… Vậy thực hư tác dụng của cây chìa vôi là gì, cách sử dụng ra sao và cần những lưu ý gì, hãy tham khảo ý kiến của Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường dưới đây.

    5/5 - (181 bình chọn)

    1. Cây chìa vôi là cây gì?

    cây chìa vôi

    Chìa vôi là một trong những thảo dược dễ tìm, có nhiều công dụng.

    Cây chìa vôi là cây dây leo, có tên gọi khác là dây chìa vôi, bạch liễm, bạch phấn đằng…; tên khoa học là Cissus modeccoides Planch, thuộc họ Nho. Cây chìa vôi có thể dài từ 2-4 mét, có tua cuốn đơn, mọc đối diện với lá. Thân tròn, nhẵn, có màu xanh lục, được phủ lớp phấn trắng.

    Lá chìa vôi là lá đơn, mọc cách. Phiến lá có nhiều dạng:

    • Phiến xẻ thùy chân vịt, gốc hình trái tim, có thể dài từ 14-19cm, rộng 13-14cm
    • Phiến hình mũi giáo, gốc hình trái tim, dài và rộng từ 7-10cm hoặc hình tam giác, dài 8cm, rộng khoảng 6cm
    • Phiến nhẵn ở cả 2 mặt, mặt trên màu xanh sẫm, dưới màu nhạt hơn, mép có răng cưa, gân lá hình lông chim.

    Hoa nhỏ, mọc thành cụm, màu vàng nhạt, có cuống hoa màu xanh, ít khi có quả. Nếu đậu quả, quả có nang tròn, to từ 5-6mm, khi chín chuyển sang màu đen.

    2. Phân bố

    Cây chìa vôi thường phân bố nhiều ở Trung quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, dây chìa vôi mọc hoang ở khắp các tỉnh thành miền bắc và miền nam, có thể bắt gặp nhiều ở Lào Cai, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận…

    Cây chìa vôi mọc ở những vùng có nhiều ánh sáng, độ ẩm cao hoặc những nơi bờ bụi, hàng rào, ven rừng, suối, đồng bằng.

    Chìa vôi thường ra hoa từ tháng 4-8 và đậu quả từ tháng 5-10.

    3. Phân loại

    Chìa vôi có nhiều loại khác nhau, mỗi một loại lại thường dùng cho các mục đích khác nhau. Dựa vào hình dạng lá hoặc theo danh pháp khoa học để phân loại như:

    • Chìa vôi bốn cạnh (Cissus quadrangulus L.): thường dùng cho chữa rối loạn tiêu hóa
    • Chìa vôi sáu cạnh (Cissus hexangularis Thorel ex Planch.): dùng trong bệnh xương khớp
    • Chìa vôi Java (Hồ đằng hai màu – Cissus javanica Don): dùng trong tiêu thũng tán ứ, trị đau xương khớp
    • Chìa vôi bò (Cissus repens Lam.): trị lở loét, xương khớp
    • Chìa vôi lông (Dây xo – Cissus assamica): tiêu thũng, chữa mụn nhọt, giải độc
    • Chìa vôi mũi giáo (Cissus hastate): trị bệnh xương khớp

    Tuy nhiên, có loại chìa vôi không có tác dụng chữa bệnh như lá nguyên, hình tam giác và mọc so le nhau.

    4. Thành phần dược liệu của cây chìa vôi

    – Theo Võ Văn Chi trong Từ điển cây thuốc Việt Nam năm 1999 đã ghi nhận được trong ngọn và lá chìa vôi có:

    • 91,3% là nước
    • 5,4% glucid
    • 1,4% protid
    • 1,1% chất xơ
    • 1,5mg% carotene
    • 45mg% vitamin C
    • 0,8% tro

    – Trong Trung dược từ hải quyển II thấy thân dây chìa vôi có chứa các hợp chất như phenolic, acid amin, saponin, acid hữu cơ…

    5. Mùi vị

    Theo Y học cổ truyền, cây chìa vôi có vị đắng nhẹ, chua, hơi the và tính mát.

    6. Cách thu hái và chế biến

    Chìa vôi có thể sử dụng được tất cả các bộ phận để làm thuốc, từ lá, thân, rễ củ. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là từ tháng 7-10, lựa chọn các cây già, chắc, không bị sâu bệnh.

    Cách sơ chế và bào chế cây chìa vôi rất đơn giản:

    • Đối với dây lá có thể rửa sạch, cắt khúc từ 3-5cm sau đó sao nóng rồi phơi khô. Khi nào cần dùng có thể đem ra tẩm với rượu sau đó sao lại hoặc ngâm trực tiếp trong nước vo gạo.
    • Đối với rễ củ đào về rửa sạch, sau đó ngâm nước qua đêm. Đến khi củ đã mềm và bở hơn thì thái mỏng, phơi khô. Trước khi sử dụng nên ngâm với nước vo gạo.

    Các phần dược liệu sau khi sơ chế nên được bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

    7. Cây chìa vôi có tác dụng gì?

    Theo Y học cổ truyền, cây chìa vôi có nhiều công dụng trong chữa các vấn đề về xương khớp cũng như mụn nhọt. Cụ thể:

    • Chữa sưng tấy, đau nhức xương khớp, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp
    • Chữa chứng sưng, nhọt, ung nhọt, lở ngứa, mề đay, ghẻ lở
    • Thông kinh, tán huyết ứ, trừ tê thấp, tiêu độc
    • Lợi tiểu

    Ngoài ra, theo Y học hiện đại, nhờ nhiều hoạt chất trong đó có flavonoid, hoạt chất có khả năng kháng viêm nên chìa vôi còn dùng trong:

    8. Cây chìa vôi chữa xương khớp hiệu quả không?

    Cây chìa vôi chữa xương khớp hiệu quả không

    Trong chìa vôi có nhiều hoạt chất chống viêm, giảm đau tốt.

    Trong cây chìa vôi có chứa nhiều hoạt chất như saponin, phenolic, acid hữu cơ và các acid amin. Trong đó saponin có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về cơ xương khớp, làm giảm mất xương, giúp giảm sưng viêm; phenolic giúp giảm viêm, các loại acid amin tăng cường dưỡng chất cho xương khớp. Do đó, khi sử dụng chìa vôi có thể cải thiện một số trường hợp như:

    • Đau nhức xương khớp: Đau lưng, đau khớp gối…
    • Bong gân
    • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng
    • Thoái hóa khớp

    Tuy nhiên, để dược liệu phát huy được các công dụng hỗ trợ bệnh xương khớp, cần đúng liều lượng và cách thực hiện. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ cây chìa vôi dưới đây.

    >>> Tìm hiểu thêm: Dây đau xương chữa đau xương khớp có tốt không?

    9. Các bài thuốc từ cây chìa vôi

    9.1. Cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm

    cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm

    Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc từ cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm.

    Cây chìa vôi từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, giúp giảm các cơn đau do đốt sống bị thoát vị gây nên như đau vùng cổ vai gáy, đau lưng, đôi khi đau từ lưng lan xuống mông (do đĩa đệm thoát vị làm chèn ép dây thần kinh).

    Bạn có thể áp dụng bài thuốc chữa thoát vị từ cây chìa vôi.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị thân, rễ lá chìa vôi 40g, 20g rau dền gai, 20g tầm gửi, 20g cỏ xước, 20g lá lốt
    • Rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ
    • Sắc đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp
    • Chia nước sắc làm 3 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút. Uống khi còn ấm
    • Nên uống trong khoảng 1 tháng để cảm nhận tác dụng

    Ngoài ra, có thể dùng bài thuốc đắp từ cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách sao nóng chìa vôi với một ít muối hạt và bọc khăn vải, chườm vào vị trí đau nhức.

    >>> Tham khảo ngay: 20+ bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà “cây nhà lá vườn”

    9.2. Cây chìa vôi chữa thoái hóa cột sống

    Thoái hóa cột sống cũng gây nên những cơn đau, có thể dọc từ đốt sống cổ đến lưng, tùy theo vị trí thoái hóa. Khi kết hợp dây chìa vôi với các loại thảo dược khác có thể làm giảm cơn đau hiệu quả.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị chìa vôi 50g, ngưu tất 40g, đương quy 20g, cẩu tích 20g, xuyên khung 10g và 1 lít rượu trắng
    • Rửa sạch các loại thảo dược xong để ráo nước
    • Lấy hũ thủy tinh, cho các thảo dược vào sau đó đổ 1 lít rượu đã chuẩn bị vào ngâm
    • Ngâm rượu thuốc chìa vôi trong khoảng 1 tuần
    • Mỗi ngày uống 1-2 chén nhỏ tầm 20ml, dùng đến khi cảm thấy các dấu hiệu đau thuyên giảm
    • Đối với người bị đau nặng hoặc không uống được rượu nên tìm phương pháp khác như đắp, chườm trực tiếp dây chìa vôi.

    9.3. Chìa vôi chữa đau nhức xương khớp

    Nếu bạn gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp do chấn thương hoặc các bệnh lý gây nên cũng có thể áp dụng bài thuốc từ chìa vôi và lá lốt.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị chìa vôi khô 20g và 15g lá lốt khô
    • Rửa sạch nguyên liệu sau đó sắc với nửa lít nước đến khi còn 250ml thì tắt bếp
    • Chia nước sắc thành 2 lần uống, uống sau ăn và dùng khi còn ấm

    9.4. Chìa vôi chữa ung nhọt, lở loét

    Nhờ hoạt chất flavonoid và saponin trong thân, rễ, lá chìa vôi mà chúng được dùng trong việc kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ giảm các triệu chứng như mề đay, ung nhọt, ngứa ở da.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị 20g chìa vôi, 10g kim ngân hoa, 10g bồ công anh, 20g thổ phục linh
    • Các vị thuốc trên rửa sạch, sau đó sắc với một lít nước đến khi nước trong nồi cạn còn một nửa thì tắt bếp
    • Uống nước sắc khi còn ấm, ngày uống hai lần.
    • Ngoài ra, có thể dùng lá chìa vôi giã nát đắp trực tiếp lên vết ung nhọt để kháng khuẩn.

    9.5. Chìa vôi chữa bệnh viêm nang lông

    Đối với lỗ chân lông (ở chân hoặc tay, lưng) bị viêm, ngứa có thể áp dụng mẹo dân gian chữa trị bằng cách:

    • Chuẩn bị 10g lá chìa vôi tươi và 1 lòng trắng trứng gà sạch
    • Lá chìa vôi giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn sau đó trộn với lòng trắng trứng gà đến khi hỗn hợp đặc lại
    • Dùng thìa hoặc cọ thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị viêm
    • Để hỗn hợp dần khô lại trong 30 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm
    • Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi các lỗ chân lông được thu nhỏ lại

    9.6. Chìa vôi chữa lở miệng

    Đây cũng là bài thuốc được nhiều người tìm kiếm để trị chứng lở miệng, do chìa vôi có tính mát, kháng khuẩn và an toàn. Bạn có thể thực hiện bằng cách:

    • Dùng 10g dây chìa vôi khô, 10g hoàng bá, 5g kinh phấn
    • Các nguyên liệu trên sao vàng sau đó tán mịn. Chấm bột thuốc vào vết lở miệng và ngậm trong 5 phút rồi súc miệng bằng nước sạch.

    9.7. Dây chìa vôi trị bệnh sỏi thận

    Đối với người bị sỏi thận nhẹ, chìa vôi có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ đào thải các chất độc hại ra ngoài nên có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị sỏi thận. Khi kết hợp với các loại thảo dược khác có thể tăng tác dụng chữa sỏi thận.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị 20g chìa vôi, 20g kim tiền thảo, 10g ngải cứu, 20g quả dứa dại
    • Các nguyên liệu trên rửa sạch sau đó sắc với 1 lít nước, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp
    • Lọc lấy nước sắc uống trong ngày, ngày uống hai lần sau ăn.

    9.8. Cây chìa vôi trị rắn cắn

    Hoạt chất saponin đã được chứng minh hỗ trợ các triệu chứng do bị rắn cắn bằng cách ngăn chặn quá trình phân tán nọc độc rắn. Vì vậy nên khi bị rắn cắn, ngoài các bước sơ cứu kịp thời, có thể cân nhắc sử dụng lá chìa vôi để cầm vết thương.

    Bạn có thể lấy lá chìa vôi giã nhuyễn hoặc nhai nát để đắp vào vết thương.

    10. Mua cây chìa vôi ở đâu? Giá bao nhiêu?

    Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị bán dược liệu chìa vôi đã được chế biến, phơi khô và bảo quản kỹ càng trong các túi được phân loại theo khối lượng. Do đó, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua cây chìa vôi tại các hiệu thuốc Đông y, các sàn thương mại có bán sản phẩm dược liệu đã được chế biến.

    Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về chất lượng sản phẩm. Nên chọn chìa vôi có màu sắc tươi sáng, không bị xỉn màu, không bị mốc, vụn, ẩm. Do khi chìa vôi phơi khô có thể bị nhầm lẫn với nhiều loại dược liệu khác nên cần hỏi kỹ đơn vị bán để tránh bị trộn dược liệu.

    Hiện nay trên thị trường, giá chìa vôi khô được bán dao động từ 60.000đ – 150.000đ/kg, bạn nên lựa chọn các đơn vị có uy tín để được tư vấn.

    11. Lưu ý khi sử dụng cây chìa vôi

    Lưu ý khi sử dụng cây chìa vôi

    Dù là thảo dược nào cũng không nên quá lạm dụng.

    Cây chìa vôi mặc dù được dùng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nhưng một số đối tượng sau không nên sử dụng:

    • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây thuốc
    • Không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
    • Không nên sử dụng các chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc

    Ngoài ra cần lưu ý thêm:

    • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng cây chìa vôi
    • Không sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc khi uống. Cần chia thời gian uống thuốc, ví dụ, có thể uống nước sắc chìa vôi trước, sử dụng thuốc tây sau…
    • Nên kiên trì áp dụng để thấy hiệu quả
    • Chỉ nên dùng trong trường hợp bị đau nhức xương khớp nhẹ, trường hợp nặng nên chủ động điều trị
    • Không quá lạm dụng cây chìa vôi
    • Nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh

    Trên đây là một số thông tin về cây chìa vôi, công dụng và cách áp dụng chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm cũng như bệnh đau nhức xương khớp. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99.

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Vì sao các cơn đau nhức xương khớp tái phát khi ngồi điều hòa? 30/05/20
      Mùa đông thời tiết lạnh, ẩm là nguyên nhân chính khiến bệnh xương khớp tăng lên. Thế nhưng “ít người…
      Top 12+ bài tập yoga chữa đau vai gáy “cứ tập là hết đau” 21/09/19
      Những bài tập yoga chữa đau vai gáy đơn giản sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, làm giảm…
      Trẹo cổ là gì? Nguyên nhân và cách xử lý 07/11/23
      Trẹo cổ là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi vừa ngủ dậy. Đôi khi tình trạng…
      Phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp 17/09/21
      Phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không chắc hẳn khiến không ít bệnh nhân băn khoăn, lo lắng.…
      Xem thêm