Trượt đốt sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Trượt đốt sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    31/10/23

    Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên lệch so với đốt sống bên dưới. Điều này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây cản trở không nhỏ đến vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy cụ thể trượt đốt sống ở vùng thắt lưng là gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị nào hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (105 bình chọn)

    1. Trượt đốt sống thắt lưng là gì?

    trượt đốt sống thắt lưng

    Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên lệch so với đốt sống dưới.

    Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trượt khỏi vị trí ban đầu, lệch hơn so với đốt sống dưới, làm mất đi hình dáng sinh học của cột sống. Trượt đốt sống không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng gây ra những cơn đau nhức dữ dội, có thể lan xuống chân, ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh. Vị trí trượt đốt sống thắt lưng tập trung ở các đốt L1-L5 nhưng chủ yếu có 3 vị trí dễ trượt nhất là trượt đốt sống lưng L5, L4 và L3.

    Trượt đốt sống thường được chia thành 5 cấp độ tương đương với độ trượt của đốt sống tăng dần: (dựa theo kết quả chụp phim X-quang):

    • Trượt đốt sống độ 1: trượt 0-25% thân đốt sống
    • Trượt đốt sống độ 2: trượt 26-50% thân đốt sống
    • Trượt đốt sống độ 3: trượt 51-75% thân đốt sống
    • Trượt đốt sống độ 4: trượt 76-100% thân đốt sống
    • Trượt đốt sống độ 5: đốt sống trượt hoàn toàn khỏi bề mặt thân đốt sống

    Xem thêmĐau thắt lưng (Đau lưng dưới) – Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng

    2. Nguyên nhân trượt đốt sống thắt lưng

    Trượt cột sống vùng thắt lưng có nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu tập trung do:

    2.1. Trượt đốt sống do bẩm sinh

    Vị trí của đốt sống bị lệch so với hình dạng sinh học của cột sống do bẩm sinh. Nguyên nhân là do những bất thường xảy ra trong quá trình hình thành xương sống của thai nhi dẫn đến trẻ sinh ra đã bị trượt, lệch, cong vẹo cột sống.

    Trượt đốt sống do bẩm sinh có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào, trong đó có đốt sống lưng.

    2.2. Trượt đốt sống thắt lưng do khuyết eo

    Khuyết eo là tình trạng có các khiếm khuyết hoặc chấn thương liên quan đến dây chằng nối đốt sống thắt lưng trên với đốt sống thắt lưng dưới, làm mất đi tính liên tục của cột sống, gây trượt đốt sống.

    Hầu hết trường hợp khuyết eo gây trượt đốt sống xảy ra ở 2 đốt xương L5-S1, có thể phát hiện rõ nhất khi dậy thì.

    Khuyết eo cũng là yếu tố do bẩm sinh. Trường hợp khuyết eo do tác động là do chấn thương nặng nề ở vùng dây chằng, làm chúng phải kéo căng quá mức trong thời gian dài cũng có thể gây trượt đốt sống.

    2.3. Trượt đốt sống do chấn thương

    Cột sống bị chấn thương do tai nạn ngã, tai nạn giao thông có thể gây gãy cuống, vỡ các mấu khớp làm tổn thương đốt sống dẫn đến mất vững cột sống. Một số trường hợp còn khiến trượt đốt sống, trong đó có đốt sống lưng.

    2.4. Trượt đốt sống thắt lưng do bệnh lý

    Các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm hoặc nhiễm khuẩn, ung thư khiến đốt sống khiến đốt sống lưng bị tổn thương, đặc biệt khớp L4-L5 vì thường xuyên phải vận động.

    Bên cạnh đó loãng xương ở một số đốt sống khiến cột sống dễ bị giòn, gãy, xẹp đốt sống, xẹp đĩa đệm, làm mất đi chiều cao sinh học của đốt sống gây nên tình trạng trượt đốt sống. Đây cũng là lý do vì sao những người già thường có chiều cao giảm đi so với thời trẻ của họ.

    2.5. Trượt đốt sống sau phẫu thuật

    Trong một số phẫu thuật như cắt cung, cắt mấu khớp, phẫu thuật u tủy, lấy nhân thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh có thể gặp biến chứng trượt đốt sống, nhất là ở vị trí đốt sống đã bị tổn thương.

    Nguyên nhân là do khi các đốt sống hồi phục sẽ bị khuyết một phần, dẫn đến lâu ngày đốt sống trượt khỏi vị trí vốn có.

    2.6. Một số nguyên nhân khác

    Bên cạnh những nguyên nhân trên còn một số lý do khiến đốt sống bị trượt khỏi “quỹ đạo” như:

    Hiện tượng bàn chân bẹt (không có hoặc có ít độ lõm) khiến vùng chân như mắt cá, khớp gối, đốt sống lưng phải chịu phản lực từ mặt đất khi đứng thẳng. Lâu dần có thể khiến thay đổi cấu trúc cột sống như cong, vẹo cột sống, trượt đốt sống lưng.

    3. Triệu chứng trượt cột sống thắt lưng

    triệu chứng trượt cột sống thắt lưng

    Thông trường, trượt cột sống thường có biểu hiện đau nhức, rất dễ nhầm lẫn với các chứng đau lưng hay các bệnh như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.

    Triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng thường chia theo từng mức độ trượt đốt sống. Thông thường người bệnh trượt đốt sống độ 1 thường sẽ khó cảm nhận cơn đau. Tuy nhiên khi mức độ trượt tăng dần sẽ gây ra một số biểu hiện như:

    Giai đoạn Triệu chứng
    Giai đoạn nhẹ ⭐ Khó cảm nhận được cơn đau.
    Giai đoạn đau ⭐ Đau lưng, đặc biệt đau thắt lưng, đau lưng dưới. Cơn đau tăng khi đi lại, cúi người, đứng lâu, giảm khi nằm và nghỉ ngơi. Cúi, ngửa người khó khăn.

    ⭐Cơn đau có thể lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân. Thay đổi tư thế gặp khó khăn

    Giai đoạn đau nặng ⭐ Thay đổi dáng đi, tư thế. Co cứng thắt lưng, đau căng cơ mặt trong đùi.

    ⭐Tần suất đau tăng, đau cả khi nằm nghỉ ngơi. Tê bì chân tay

    4. Khi nào cần tới bác sĩ?

    Khi gặp phải các cơn đau trên, hãy chủ động đi gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời trong trường hợp:

    • Các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi nghỉ ngơi
    • Tình trạng tê bì chân tay nặng nề hơn
    • Đi lại khó khăn
    • Cảm nhận lưng bị gù, cột sống bị cong

    Tốt nhất, người bệnh nên chủ động thăm khám khi cơ thể mình có những dấu hiệu bất thường.

    5. Chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng

    Bệnh trượt đốt sống thắt lưng có thể được chẩn đoán lâm sàng với các biểu hiện cụ thể về hội chứng cột sống và hội chứng chèn ép rễ thần kinh. Bác sĩ sẽ thăm hỏi tình trạng bệnh, triệu chứng gặp phải, đồng thời tiến hành thăm hỏi về tiền sử bệnh.

    Đồng thời, để xác định chính xác mức độ trượt đốt sống, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp như sau:

    5.1. Chụp Xquang

    Để chẩn đoán trượt đốt sống lưng, cách thông dụng nhất chính là chụp X-quang để kiểm tra hình dạng đốt sống ở nhiều tư thế như thẳng, chếch ¾ hoặc ưỡn hết cỡ. Đây là phương pháp chẩn đoán đơn giản, hiệu quả để kiểm tra bạn có bị trượt cột sống thắt lưng hay không và đang ở mức độ nào.

    Dưới đây là hình ảnh trượt đốt sống thắt lưng. Hình ảnh trên phim X-quang cho thấy đốt sống đã bị trượt một đoạn được đánh dấu theo 4 mức độ từ 1- 4. Đốt sống lần lượt trượt ra khỏi vị trí so với đốt sống bên dưới.

    Các mức độ trượt đốt sống

    Trượt đốt sống có thể được nhìn thấy rõ trên phim X-quang.

    5.2. Chụp CT Scan

    Một tiêu chí đánh giá độ cong sinh học của cột sống bao gồm độ trượt và độ gập góc. Dựa trên phim có thể xem xét được mức độ trượt.

    Bên cạnh đó còn một số phương pháp chẩn đoán khác như:

    Chụp CT Scan giúp đánh giá cấu trúc xương, mức độ trượt cũng như các yếu tố gây nên trượt đốt sống như tổn thương eo, mấu khớp, hẹp ống sống…

    5.3. Chụp cộng hưởng từ

    Đánh giá tổn thương về mô mềm cũng như mức độ chèn ép dây thần kinh, tổn thương mạch máu, dây chằng ở bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng cũng như phát hiện nguyên nhân chèn ép thần kinh.

    6. Trượt đốt sống thắt lưng có nguy hiểm không?

    Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi thăm khám bệnh này. Theo các chuyên gia xương khớp, rất khó để có câu trả lời chính xác về biến chứng của bệnh lý. Bởi, tùy từng trường hợp, mức độ bệnh khác nhau mà biến chứng nhận được sẽ khác nhau.

    – Những trường hợp chỉ bị dưới 50% đốt sống do khuyết eo đốt sống gây ra thì cũng không quá nghiêm trọng. Người bệnh sẽ bị đau thắt lưng, đau dần xuống chân. Những trường hợp ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị được, thậm chí là không cần điều trị vẫn khỏi.

    – Những trường hợp trượt đốt sống do khuyết eo ở cấp độ nặng sẽ khiến cột sống bị lệch hơn 50% và gây nên gù. Biến chứng này hiếm gặp, chỉ chiếm 10% và thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên. Người bệnh sẽ đi khom lưng về phía trước hoặc bị vẹo cột sống sang một bên.

    Nếu không được khắc phục kịp thời, khi xoay lưng khung chậu cũng xoay theo hai bên cơ hông teo đi do không hoạt động.

    Tóm lại, bệnh có thể khiến người mắc bị đau thắt lưng, đi lại khó khăn, thậm chí có trường hợp teo chân, liệt rễ thần kinh, đại tiện không tự chủ. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị tích cực khi xuất hiện triệu chứng bệnh.

    7. Cách điều trị trượt cột sống

    7.1. Hỗ trợ giảm đau trượt cột sống thắt lưng tại nhà

    Nếu điều trị trượt đốt sống lưng bằng phương pháp phẫu thuật có tác dụng chữa trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh thì mục đích phương pháp không phẫu thuật là giảm triệu chứng đau nhức, tăng tính linh hoạt. Phương pháp này được đánh giá là khá an toàn nếu như người bệnh thực hiện đúng cách và kiên trì.

    7.1.1. Nghỉ ngơi và sử dụng đệm

    Nếu cơn đau có liên quan tới vận động, bạn nên nghỉ ngơi ngắn hạn từ một đến hai ngày cho đến khi cơn đau giảm dần. Bạn nên ngồi ở chiếc ghế có lưng ngả, tránh đi bộ hoặc đứng nhiều.

    Điều này không có nghĩa là bạn phải tránh làm tất cả các hoạt động, bởi vận động nhẹ nhàng làm tăng lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng giúp cải thiện bệnh. Tuy nhiên, không nên thực hiện các hoạt động mạnh như phải uốn cong cột sống, ảnh hưởng tới khu vực bị đau.

    Các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên sử dụng đệm để hỗ trợ những khu vực bị tổn thương, ngăn ngừa sự tiến triển các đường cong bất thường.

    7.1.2. Tập vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị trượt đốt sống thắt lưng phổ biến. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, giúp cột sống lưng được hoạt động trở lại bình thường. Đồng thời, các chuyên gia cũng cho biết phương pháp này giúp tăng cường sức mạnh của cơ, dây chằng ở khu vực bị ảnh hưởng. Khi cơ, dây chằng của vùng thắt lưng khỏe mạnh mới có thể giảm áp lực lên khu vực bị ảnh hưởng, giữ cho cột sống của bạn ổn định.

    Bạn có thể tập vật lý trị liệu cùng với bác sĩ trị liệu hoặc thực hiện các bài tập tại nhà. Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế dành riêng cho người bệnh dựa trên triệu chứng và xét nghiệm hình ảnh.

    7.1.3. Liệu pháp nóng hoặc lạnh

    Liệu pháp nóng hoặc lạnh cũng là phương pháp giảm đau hiệu quả dành cho người bị trượt đốt sống thắt lưng.

    Liệu pháp lạnh thường được sử dụng khi bạn hoạt động và xuất hiện triệu chứng đau. Nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch máu và giảm viêm.

    Liệu pháp nóng thì giúp giãn cơ, tăng lưu lượng máu đến các vùng bị ảnh hưởng, giúp giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa bệnh.

    Tùy vào từng trường hợp, thời gian, người bệnh có thể chọn liệu pháp nóng hoặc lạnh. Trước khi áp dụng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.

    7.1.4. Nắn chỉnh tay

    Nắn chỉnh tay là phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. Phương pháp này là sự kết hợp giữa nắn chỉnh xương và vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp mang lại tác dụng giảm đau lâu dài.

    Phương pháp này được thực hiện bởi những chuyên gia xương khớp, cột sống. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng, sau đó tiến hành nắn chỉnh nhẹ nhàng để các khớp xương về đúng vị trí.

    7.2. Điều trị trượt đốt sống thắt lưng bằng thuốc

    Trượt đốt sống thắt lưng có thể gây kích ứng và sưng tấy, tình trạng này sẽ trầm trọng hơn khi vận động. Vì vậy, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID. Những loại thuốc này có tác dụng giúp bạn giảm đau, giảm viêm và duy trì khả năng vận động.

    Những loại thuốc NSAID được chỉ định phổ biến như: Ibuprofen, Naproxen, Aspirin… Những trường hợp nặng, sử dụng thuốc NSAID không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nặng hơn.

    7.3. Tiêm Corticosteroid

    Tiêm Corticosteroid tức là đưa thuốc chống viêm trực tiếp vào cột sống. Những trường hợp áp dụng phương pháp kể trên nhưng không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này.

    Corticosteroid được tiêm trực tiếp vào khoang ngoài màng cứng, vùng chứa đầy chất lỏng bao quanh tủy sống. Phương pháp này có tác dụng giảm đau lâu dài. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

    7.4. Điều trị trượt đốt sống thắt lưng bằng phẫu thuật

    Phương pháp phẫu thuật được tiến hành trên những trường hợp sau:

    • Trượt đốt sống đã được điều trị bảo tồn ít nhất 6 tháng trước đây và sau 6 – 12 tháng điều trị bảo tồn nhưng không có hiệu quả, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, vận động hàng ngày.
    • Bệnh nhân đau nhiều, không đáp ứng được khi áp dụng phương pháp nghỉ ngơi, dùng thuốc.
    • Xuất hiện tình trạng nặng, có thể gặp phải biến chứng như teo cơ, liệt một hoặc hai chân.
    • Trượt đốt sống do khuyết eo đốt sống ở trẻ nhỏ.

    Phương pháp phẫu thuật được áp dụng nhằm giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, làm vững cột sống, giảm đau nhức và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

    Các bác sĩ có thể thực hiện bằng một số phương pháp như:

    • Cố định cột sống bằng nẹp vít
    • Bỏ đĩa đệm và ghép xương liên thân đốt
    • Giải ép lỗ liên hợp bằng hệ thống ống nong và bắt vít qua da

    Tuy nhiên, sau quá trình phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc trượt đốt sống trở lại nếu không kiêng khem cẩn thận.

    phẫu thuật trượt đốt sống

    Các bác sĩ có thể thực hiện cố định nẹp vít hai đốt sống.

    >>> Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không?

    8.  Các bài tập trượt đốt sống thắt lưng

    Để giảm đau và cải thiện tình trạng trượt đốt sống thắt lưng bạn có thể thực hiện bài tập trượt đốt sống dưới đây:

    8.1. Bài tập siết lưng

    bài tập siết cơ lưng

    Siết cơ lưng sẽ giúp các khối cơ ở vùng lưng, đặc biệt vùng thắt lưng (vị trí dễ bị trượt đốt sống nhất) săn chắc hơn, từ đó làm giảm tình trạng trượt đốt sống.

    Cách thực hiện:

    • Nằm thẳng, duỗi thẳng chân
    • Kết hợp cơ bụng và lưng nhấc một chân lên khoảng 10cm
    • Từ từ hạ chân xuống và đổi sang bên còn lại
    • Thực hiện khoảng 10 lần mỗi chân
    • Nên làm vào buổi sáng ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ

    8.2. Bài tập dựa chân vào tường

    Động tác này giúp kéo giãn phần thắt lưng, đồng thời siết chặt các cơ vùng đùi, giảm áp lực lên lưng, thư giãn cho lưng. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện động tác này bất cứ khi nào nằm xuống.

    Cách thực hiện:

    • Nằm sát tường, có thể kê một chiếc gối nhỏ dưới lưng
    • Đặt thẳng hai chân dựa vào tường sao cho lưng và chân vuông góc với nhau
    • Bạn sẽ cảm thấy căng phần đùi sau và lưng. Giữ tư thế càng lâu càng tốt

    8.3. Tập yoga cải thiện đau lưng do trượt đốt sống

    yoga chữa trượt đốt sống lưng

    Nếu bạn bị trượt đốt sống độ nhẹ có thể tập yoga để cải thiện các cơn đau và nắn chỉnh cột sống. Yoga giúp cơ thể dẻo dai hơn, giúp thư giãn các cơ, tăng cường máu lưu thông và giảm các bệnh lý về cột sống. Một số động tác yoga cải thiện cột sống như:

    • Tư thế con mèo
    • Tư thế rắn hổ mang
    • Tư thế đứa trẻ
    • Tư thế sát tường
    • Tư thế gập lưng
    • Tư thế cây cầu….

    >>> Xem ngay: 12 bài tập yoga chữa đau thắt lưng hiệu quả!

    9. Giảm đau cải thiện trượt đốt sống bằng chế độ ăn uống

    Bên cạnh các phương pháp tập luyện và sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho xương khớp, phục hồi những tổn thương tại đây.

    Cụ thể, nên chú ý kết hợp các thực phẩm tốt cho sức khỏe và hạn chế thực phẩm gây hại xương khớp như:

    • Tăng cường sữa và các sản phẩm từ sữa giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa lão hóa
    • Bổ sung omega-3 trong các loại cá béo hoặc các loại hạt, rau mầm nhất là rau họ cải giúp giảm các phản ứng viêm trong cơ thể
    • Cung cấp vitamin và chất xơ giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ xương khớp khỏi những tác nhân có hại từ các loại rau xanh và hoa quả, đặc biệt rau màu xanh đậm và quả mọng
    • Lựa chọn các loại ngũ cốc chưa tinh chế giàu vitamin D, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa
    • Hạn chế đồ ăn nhiều muối dẫn đến dư thừa sodium (cơ thể khi đào thải sodium sẽ đồng thời loại luôn canxi, ảnh hưởng đến việc tích trữ canxi)
    • Tránh thực phẩm nhiều đường giải phóng cytokine – hoạt chất gây viêm, đau khớp
    • Tránh ăn đồ dầu mỡ, đồ chiên xào, thịt đỏ dễ làm tăng tình trạng sưng viêm.

    10. TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG KHÁM ở đâu uy tín, nhanh khỏi?

    Khi xuất hiện các triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng, người bệnh nên đi khám ngay, không chần chừ hoặc chủ quan. Bởi, nếu bệnh chuyển biến nặng, việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Đặc biệt, người bệnh còn tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Vì vậy, chủ động thăm khám khi xuất hiện những triệu chứng kể trên. Vậy, câu hỏi đặt ra là khám trượt đốt sống thắt lưng ở đâu uy tín?

    Người bệnh có thể thăm khám, điều trị ở bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, cơ sở khám bệnh gần nơi mình sinh sống. Trường hợp nặng, việc điều trị phức tạp, người bệnh có thể tìm đến bệnh viện tuyến trưng ương. Cụ thể:

    Tại Hà Nội TẠi TP.HCM
    Bệnh viện E

    Địa chỉ: 89 Trần Cung, Cầu giấy, Hà Nội

    Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM

    Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM

    Bệnh viện Bạch Mai

    Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

    Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

    Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phương 11, Quận 5, TP.HCM

    Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

    Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

    Bệnh viện Thống Nhất

    Địa chỉ: Số 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, TP.HCM

    Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

    Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

    Bệnh viện Chợ Rẫy

    Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM

    Bệnh viện Việt Đức

    Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Bệnh viện Chợ Rẫy

    Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM

    Đây là những bệnh viện tuyến Trung ương nổi tiếng về khoa xương khớp, cột sống. Vì vậy, người bệnh có thể an tâm khi thăm khám, điều trị trượt đốt sống thắt lưng ở đây.

    11. Phòng tránh trượt đốt sống lưng

    Phòng tránh trượt đốt sống lưng

    Cần chú ý giữ tư thế và hạn chế mang vác nặng, tránh trượt đốt sống.

    Theo Ths.Nguyễn Thị Hằng, trượt đốt sống thắt lưng có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm và kịp thời, tuân thủ phác đồ điều trị cũng như kết hợp các bài tập chữa trượt đốt sống. Bên cạnh điều trị, cần phòng tránh các nguy cơ gây trượt, lệch đốt sống bằng cách:

    • Ngồi đúng tư thế, thẳng lưng
    • Mang vác nặng cần chuyển trọng lực về chân để giảm áp lực lên lưng gây lệch đốt sống
    • Không nên nâng vật quá nặng quá sức của mình
    • Tránh các môn thể thao hay các động tác đòi hỏi kỹ thuật quá khó nếu không chuyên
    • Duy trì cân nặng hợp lý và phân chia thời gian nghỉ ngơi phù hợp
    • Ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp
    • Thường xuyên tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe

    Kết luận

    Có thể nói, trượt đốt sống thắt lưng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi xuất hiện biểu hiện bệnh. Ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc phải, vì vậy mỗi người hãy cho mình kiến thức phòng tránh hiệu quả. Nếu còn băn khoăn nào vui lòng liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn, hỗ trợ.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tê lòng bàn chân là bệnh gì? 13 Nguyên nhân và cách điều trị 21/08/21
      Việc hay bị tê lòng bàn chân khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Tê lòng bàn chân là bệnh…
      Cốt toái bổ – vị thuốc quý được “săn lùng” vì công dụng tuyệt vời 12/01/22
      Cốt toái bổ được biết tới như một thành phần quý trong các bài thuốc Đông y trị nhiều loại…
      Đau lưng do lái xe – Nguyên nhân do đâu và 15 cách cải thiện cơn đau 12/04/21
      Đau lưng do lái xe là tình trạng thường gặp của các tài xế, không chỉ riêng gì người đi…
      Chi phí mổ tràn dịch khớp gối là bao nhiêu? Đắt hay rẻ? 28/11/21
      Chi phí mổ tràn dịch khớp gối là thắc mắc của những người gặp phải căn bệnh này. Vậy khớp…
      Xem thêm