Nói đến nội soi đại tràng, nhiều người không khỏi lo ngại sẽ gặp phải cảm giác đau, chướng bụng, khó chịu, mệt mỏi. Tuy nhiên thực sự phương pháp này là gì, cách thực hiện ra sao, liệu có nguy hiểm không thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác.
1. Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là kỹ thuật giúp phát hiện các bất thường bên trong đại tràng như viêm, loét, tổn thương, khối u, polyp. Để làm được điều này, bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera siêu nhỏ. Từ đó quan sát được chính xác bên trong đường ruột bao gồm: trực tràng, đại tràng và phần cuối ruột non.
2. Khi nào phải nội soi đại tràng?
- Đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
- Phân lẫn máu, phân màu đen
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Thiếu máu không rõ nguyên nhân
- Phát hiện bất thường khi chẩn đoán bằng hình ảnh (Chụp CT, chụp MRI, chụp đại tràng cản quang…)
- Bệnh nhân cắt polyp tái khám.
- Người bị viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn…
- Người có tiền sử polyp, ung thư đại tràng.
- Tầm soát ung thư đại trực tràng đối với người trên 50 tuổi, gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, polyp đại trực tràng.
Khi nào cần nội soi đại tràng? Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp
3. Nội soi đại tràng có đau không?
Hiện nay, các cơ sở y tế đang áp dụng 2 phương pháp là: nội soi không gây mê (soi tươi) và nội soi gây mê (không đau). Tùy thuộc vào phương pháp mà có thể đánh giá nội soi đại tràng có đau không? Có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi đánh giá cụ thể qua ưu, nhược điểm của 2 thủ thuật khám này như sau.
Đánh giá | Nội soi đại tràng không gây mê | Nội soi đại tràng gây mê |
Ưu điểm | – Chi phí thấp.
– An toàn. – Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo sau khi nội soi. |
– Người bệnh không có cảm giác đau khó chịu.
– Bác sỹ thực hiện nội soi dễ dàng. – Có thể áp dụng các thủ thuật khác như: cắt polyp đại tràng, tiêm cầm máu… |
Nhược điểm | – Người bệnh có thể khó chịu, đau đớn hoặc các cảm giác khác.
– Người bệnh không giữ nguyên tư thế gây khó khăn cho bác sỹ, có thể làm tổn thương lòng đại tràng. |
– Chi phí cao.
– Thuốc gây mê có thể gây ra tác dụng phụ. |
Như vậy, nội soi đại tràng theo phương pháp gây mê sẽ giúp người bệnh không cảm thấy khó chịu hay đau đớn. Trong khi đó soi tươi sẽ không làm được điều này. Thực chất nội soi đại tràng không gây mê có thể gây khó chịu hoặc đau ở các mức độ khác nhau đối với từng đối tượng:
- Rất đau: khi đại tràng bị viêm nhiễm nặng
- Đau nhẹ: do ống nội soi đi qua các nếp gấp đại tràng
- Cảm thấy đầy hơi, muốn đi cầu hoặc xì hơi: do việc bơm không khí vào đại tràng
- Tức bụng, co rút cơ vào một vài thời điểm khi nội soi.
4. Nội soi đại tràng bao lâu một lần?
Theo heathline.com, đối tượng có tất cả các tiêu chí sau phải nội soi 10 năm một lần:
- Trong độ tuổi 50 – 75.
- Có nguy có ung thư đại trực tràng ở mức trung bình.
- Có tuổi thọ dự đoán ít nhất là 10 năm nữa.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người phải nội soi từ 1 – 5 năm một lần bao gồm:
- Những người đã cắt bỏ polyp
- Có tiền sử ung thư đại trực tràng
- Có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng
- Người bị bệnh viêm ruột
5. Chống chỉ định nội soi đại tràng
- Người bị suy hô hấp, huyết động không ổn định
- Người mới bị nhồi máu cơ tim cấp trong vòng 3 tuần
- Viêm phúc mạc
- Viêm túi thừa đại tràng cấp
- Tắc ruột
- Nghi ngờ thủng đại tràng
6. Nội soi đại tràng ở đâu? Giá bao nhiêu?
Chi phí nội soi dao động tùy theo từng bệnh viện, phòng khám, phương pháp áp dụng. Ngoài ra, người bệnh có thể phải chi trả thêm khoản thủ tục xét nghiệm, sinh thiết nếu có.
Nếu nội soi tại các bệnh viện đúng tuyến BHYT, bạn sẽ được hỗ trợ chi phí lên đến 80%. Trái tuyến sẽ được hưởng 40% tổng chi phí khám chữa bệnh.
Địa chỉ | Loại nội soi |
Giá (VNĐ) |
✅ Bệnh viện Việt Đức | ⭐Nội soi ống mềm có sinh thiết (chưa gây mê) | 401,000 |
⭐Nội soi ống mềm không sinh thiết (chưa gây mê) | 300,000 | |
✅ Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn | ⭐Nội soi có gây mê | 1,500,000 |
⭐Nội soi không gây mê | 900,000 | |
✅ Bệnh viện Thu Cúc | ⭐Nội soi có gây mê | 1,500,000 |
⭐Nội soi không gây mê | 800,000 | |
✅ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội | ⭐Nội soi có gây mê | 2,000,000 |
⭐Nội soi không gây mê | 1,000,000 | |
✅ Phòng khám Vietlife MRI | ⭐Nội soi có gây mê | 2,200,000 |
⭐Nội soi không gây mê | 900,000 | |
✅ Phòng khám Hoàng Long | ⭐Nội soi có gây mê | 1,350,000 – 2,850,000 (phụ thuộc vào hệ thống máy nội soi được sử dụng) |
✅ Phòng khám Y Cao Cầu Giấy | ⭐Nội soi không gây mê | 750,000 |
Bảng giá nội soi đại tràng tham khảo (lưu ý: giá thực tế có thể thay đổi theo thời gian)
7. Chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng
7.1. Lên lịch nội soi
- Đặt lịch để nội soi.
- Nghe giải thích của bác sỹ về quá trình nội soi.
- Nhận thuốc để làm sạch đại tràng.
- Thông báo cho bác sỹ về các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử dị ứng với các loại thuốc.
- Đối với phương pháp gây mê, bệnh nhân cần được khám tiền mê trước khi tiến hành thủ thuật từ 24 – 72 giờ. Bác sỹ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm. Cần sắp xếp người thân đưa về sau khi tiến hành thủ thuật.
7.2. Ăn gì trước khi nội soi đại tràng?
- Người bệnh nên ăn các loại thức ăn lỏng, ít chất xơ, dễ tiêu hóa như: bánh mỳ, cơm, trái cây không hạt, thịt nạc, trứng…
- Không nên ăn thực phẩm cứng, rắn như: bỏng ngô, ngũ cốc, trái cây có vỏ hoặc hạt, thực phẩm chứa nhiều chất béo…
- Uống nhiều nước lọc. Không sử dụng đồ uống có màu.
- Hai giờ trước khi nội soi, người bệnh không nên ăn bất kỳ thứ gì.
7.3. Làm sạch đại tràng
Làm sạch đại tràng rất quan trọng. Vì nếu đại tràng vẫn còn phân và chất cặn bã sẽ làm mất nhiều thời gian nội soi, gây khó khăn trong quá trình thực hiện thủ thuật, hạn chế quan sát, dẫn đến bỏ sót tổn thương.
Hiện có 2 cách để làm sạch đại tràng phổ biến là dùng thuốc nhuận tràng và thụt tháo.
- Thuốc nhuận tràng: Sodium phosphate, Fortrans. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng cho người bị tắc ruột hoặc bán tắc ruột. Sau khi uống thuốc tới lúc tiến hành nội soi, người bệnh phải nhịn ăn hoàn toàn.
- Thụt tháo: chỉ sử dụng khi bệnh nhân không uống được thuốc nhuận tràng. Phương pháp này phải thực hiện tại bệnh viện và có thể gây đau, hiệu quả không cao.
8. Quy trình nội soi đại tràng
Thông thường nội soi sẽ kéo dài từ 7 – 10 phút. Tuy nhiên có thể kéo dài lâu hơn. Tùy thuộc nội soi đại tràng bằng đường nào sẽ có một chút khác biệt. Hiện tại có thể nội soi bằng đường miệng, qua lỗ mũi hoặc đường hậu môn.
Về cơ bản, quy trình sẽ được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
- Đối với phương pháp nội soi gây mê, người bệnh sẽ được tiến hành gây mê trước khi nội soi. Thời gian gây mê khoảng 10 – 15 phút.
- Đầu tiên, bác sỹ sẽ kiểm tra đường vào của ống nội soi (miệng, mũi hoặc hậu môn). Mọi dấu hiệu bất thường sẽ được xử lý ngay.
- Bác sỹ từ từ đưa ống nội soi vào trong cơ thể. Ống nội soi mềm với kích thước khác nhau tùy theo đường vào của ống, bên trong có chứa nguồn sáng và đầu camera để dẫn truyền hình ảnh ra ngoài.
- Những hình ảnh nội soi sẽ phóng đại và hiển thị trên màn hình. Hình ảnh rõ nét sẽ giúp bác sỹ đánh giá được vấn đề đang gặp phải.
- Bác sỹ có thể sử dụng kìm sinh thiết, thòng lọng hoặc chổi quét đi qua ống nội soi để lấy mẫu xét nghiệm hay cắt bỏ polyp hoặc khối u nhỏ.
- Ống nội soi sẽ được rút ra nhẹ nhàng khỏi cơ thể. Vùng miệng, mũi hoặc hậu môn sẽ được vệ sinh sạch sẽ.
*Lưu ý: trong quá trình nội soi không gây mê, nếu cảm thấy đau, không chịu đựng được, người bệnh hãy nói ngay với bác sỹ.
9. Biến chứng khi nội soi đại tràng
Có lẽ nhiều người vẫn thắc mắc là nội soi đại tràng có nguy hiểm không. Về cơ bản đây là một thủ thuật an toàn. Tuy nhiên, giống như bất kỳ thủ thuật nào khác, nội soi đại tràng có khả năng gây ra biến chứng như:
- Đau bụng, chướng bụng
- Chảy máu đại tràng
- Rách hoặc thủng đại tràng
- Biến chứng tim phổi
- Nhiễm trùng
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng: những biến chứng này có tỷ lệ khá thấp. Hầu hết chỉ xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa đặc biệt như sức khỏe già yếu, cơ thể suy kiệt, có nhiều bệnh nền nặng đi kèm…
>> Xem thêm: Chảy máu đại tràng phải làm sao
10. Kết quả nội soi
- Bác sỹ có thể trả kết quả nội soi ngay sau khi kết thúc nội soi.
- Đối với trường hợp lấy mẫu sinh thiết thì kết quả sẽ có sau từ 05 – 07 ngày.
11. Lưu ý sau khi nội soi đại tràng
11.1. Khi nào cần liên lạc với bác sỹ
Sau khi nội soi, bệnh nhân cần liên lạc ngay với bác sỹ nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đại tiện ra máu nhiều lần
- Đau bụng dữ dội
- Bụng chướng và cứng
- Sốt
- Nôn
- Chóng mặt
11.2. Ăn uống như thế nào sau khi nội soi
- Ăn gì sau khi nội soi đại tràng có lẽ là mối băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Người bệnh nên ăn cháo loãng, súp, nước hoa quả, trứng bác, rau chín mềm…
- Những loại thực phẩm nên tránh là: đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứ nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạnh, các chất kích thích…
Những thông tin cơ bản về nội soi đại tràng trên đây hy vọng đã giúp bạn yên tâm hơn khi thực hiện thủ thuật này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp với bác sỹ.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.