Vị trí đau bụng thường gặp và các bệnh lý tiêu hóa liên quan
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Vị trí đau bụng thường gặp và các bệnh lý tiêu hóa liên quan

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    23/03/23

    Đau bụng là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên từng vị trí đau sẽ phản ánh những vấn đề sức khỏe khác nhau. Dưới đây là những vị trí đau bụng thường gặp và các vấn đề tiêu hóa liên quan.

    4.9/5 - (19 bình chọn)

    1. Các vị trí đau bụng thường gặp

    Để nhận diện vị trí đau, người ta thường lấy vùng xung quanh rốn là vị trí trung tâm và phân chia ra trái, phải, trên, dưới, giữa. Các vị trí đau có thể kể tới là:

    • Đau giữa bụng, đau bụng ngang rốn, đau xung quanh rốn
    • Đau bụng dưới rốn
    • Đau bụng dưới ngực, đau bụng trên, đau bụng trên rốn
    • Đau bụng bên trái
    • Đau bụng trên bên phải
    • Đau bụng trên bên trái
    • Đau bụng dưới bên phải
    • Đau bụng dưới bên trái
    • Đau bụng vùng thắt lưng
    • Ngoài ra, bạn có thể bị đau toàn vùng bụng, đau bụng không xác định được chính xác vị trí.

    Mỗi vị trí trong ổ bụng bị đau sẽ liên quan tới các cơ quan nằm tại vị trí đó. Và nó ít nhiều phản ánh tình trạng “sức khỏe” của các cơ quan này. Ngoài ra, cấu tạo của cơ quan của 2 giới có sự khác biệt nên các vị trí đau bụng ở nữ và các vị trí đau bụng ở nam có thể phản ánh tình trạng của các cơ quan đôi chút khác nhau. Bạn có thể tham khảo hình ảnh chi tiết dưới đây.

    các vị trí đau bụng

    2. Vị trí đau bụng cảnh báo bệnh tiêu hóa gì?

    Bạn có thể bị đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, thoáng qua hay kéo dài. Đôi khi nó bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, căng thẳng quá độ… Nhưng nếu cơn đau kéo dài, tăng nặng, lặp lại nhiều lần, đi kèm đầy hơi, buồn nôn, rối loạn đại tiện, phân lẫn máu, sốt, sụt cân… thì có thể là dấu hiệu bệnh lý.

    Vậy hay bị đau bụng là bệnh gì? Ngoài những bệnh như sỏi thận, bệnh liên quan tới cơ quan sinh sản… thì phổ biến vẫn là bệnh tiêu hóa. Dưới đây là các bệnh lý đường tiêu hóa liên quan tới vị trí các loại đau bụng.

    Vị trí đau bụng

    2.1. Đau bụng ngang rốn

    Đau bụng ngang rốn hay vị trí đau bụng quanh rốn thường liên quan tới các vấn đề về tiêu hóa có thể kể đến là:

    • Ngộ độc thực phẩm: Nếu bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nhiễm vi khuẩn, nấm, mốc… có thể bạn sẽ bị ngộ độc. Tình trạng này gây đau bụng dữ dội, tiêu chảy, nôn nhiều…
    • Táo bón: Tình trạng này gây đau nhói theo cơn. Người bệnh sẽ giảm tần suất đi tiêu xuống dưới 3 lần/tuần, rặn khó, phân rắn…
    • Viêm đại tràng: Đây là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm có thể do vi khuẩn, virus, thiếu máu… Bệnh có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính.
    • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng gây rối loạn chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Các triệu chứng đi kèm là đầy hơi, rối loạn đại tiện… Tuy nhiên hội chứng này không gây tổn thương thực thể.

    2.2. Vị trí đau vùng bụng trên, đau vùng thượng vị

    Bạn có thể bị đau ngay dưới xương ức, vùng phía trên cùng của bụng hoặc đau vùng bụng phía trên rốn.

    • Trào ngược dạ dày – thực quản: Cơ vòng thực quản đóng mở không đúng như thông thường khiến axit dịch vị đáng lẽ ở dạ dày lại trào ngược lên thực quản. Tình trạng này có thể đi kèm với ợ nóng, bỏng rát cổ họng, mùi khó chịu xộc ở cổ họng…
    • Viêm loét dạ dày: Bạn có thể bị thỉnh thoảng đau nhói bụng trên hoặc đau dữ dội vùng bụng trên. Đi kèm là buồn nôn, phân đen, sụt cân đột ngột… Lúc này niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
    • Ung thư dạ dày: Căn bệnh này có thể đe dọa tới tính mạng. Các dấu hiệu có thể gồm: đau dai dẳng, giảm cân đột ngột, đi ngoài ra máu, nôn ra máu…
    vị trí đau vùng thượng vị

    Đau vùng thượng vị có thể liên quan tới dạ dày

    2.3. Đau bụng trên bên phải

    Vị trí đau là vùng bụng bên phải nhưng nằm phía trên rốn. Đây có thể được gọi là đau hạ sườn phải. Ngoài các vấn đề liên quan tới gan, thận, tình trạng này có thể bắt nguồn từ mật như viêm túi mật, sỏi mật. Trên thực tế sỏi mật chỉ được phát hiện khi sỏi làm tắc ống dẫn mật. Trong trường hợp này bạn sẽ bị đau dữ dội, buồn nôn, sốt…

    2.4. Vị trí đau bụng vùng dưới

    Đau vùng bụng dưới ngoài nguyên nhân đến kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ hay các vấn đề ở tử cung, tinh hoàn, đường tiết niệu thì còn có thể do ung thư đại trực tràng. Bệnh biểu hiện lâm sàng bằng các cơn đau bụng dưới, khó tiêu, giảm cân đột ngột, đi ngoài ra máu, chóng mặt…

    2.5. Đau bụng dưới bên phải

    Vị trí này nằm phía bên phải, dưới vùng dưới rốn, xuống gần bẹn.

    • Viêm ruột thừa: Đây là một tình trạng khẩn cấp, cần được kịp thời cấp cứu nếu không sẽ đe dọa tới tính mạng. Ngoài đau bụng dữ dội, người bệnh sẽ bị sưng bụng, sốt cao…
    • Bệnh Crohn: Đau từng cơn, lặp đi lặp lại, tiêu chảy, phân lẫn máu, chán ăn. Trong những đợt cấp cơn đau nhiều nhất là ở bụng dưới bên phải.
    Đau bụng dưới bên phải

    Đau bụng dưới bên phải có thể do viêm ruột thừa hoặc bệnh Crohn

    2.6. Đau toàn bộ vùng bụng

    Bạn sẽ cảm thấy cả vùng bụng đều xuất hiện cơn đau. Đau lan tỏa ra khắp khung bụng. Trường hợp này có thể do một số vấn đề sau:

    • Viêm phúc mạc: Thay vì một khu vực của niêm mạc trong khoang bụng bị viêm nhiễm thì trường hợp này là toàn bộ lớp niêm mạc.
    • Phình động mạch chủ: Thành động mạch chủ chạy qua ổ bụng có thể bị giãn. Nếu bị vỡ nó sẽ gây xuất huyết dẫn tới đau bụng dữ dội và cần được cấp cứu kịp thời.
    • Tắc ruột: Lòng ruột non hoặc ruột già có thể bị tắc nghẽn do khối u, nếp xoắn hoặc sẹo hậu phẫu. Các triệu chứng đi kèm bao gồm: nôn, chướng bụng, không thể trung tiện, đại tiện…
    • Lao ruột: Bệnh xảy ra khi vi khuẩn lao tấn công tấn công ruột. Giai đoạn đầu các dấu hiệu bệnh có thể chưa rõ ràng. Đây cũng là một bệnh hiếm gặp.

    3. Chẩn đoán

    Do có rất nhiều nguyên nhân và tình trạng bệnh lý có thể gây ra các cơn đau bụng cho bạn nên để chẩn đoán bác sĩ cần thực hiện một số biện pháp sau:

    • Khám lâm sàng: Xác định vị trí đau, mức độ đau, các triệu chứng, tiền sử bệnh.
    • Chụp X-quang, chụp CT, siêu âm, nội soi: Xác định các trường hợp viêm loét dạ dày, viêm ruột, viêm túi mật, viêm ruột thừa…
    • Xét nghiệm máu
    • Xét nghiệm nước tiểu: Chẩn đoán loại trừ trường hợp các vấn đề về đường tiết niệu, phụ khoa, nam khoa.

    4. Cách điều trị

    Ứng với từng vị trí đau bụng và nguyên nhân sẽ có cách điều trị phù hợp. Đối với tình trạng đau thoáng qua, không lặp lại, không đi kèm triệu chứng khó chịu nào khác thì có thể tự khỏi mà không cần can thiệp. Tuy nhiên đối với các trường hợp đau bụng là dấu hiệu của một bệnh lý thì cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

    Một số trường hợp có thể dùng thuốc Tây để giảm bớt triệu chứng. Các loại thuốc có thể được chỉ định là:

    • Thuốc cầm tiêu chảy
    • Thuốc nhuận tràng
    • Thuốc giảm đau thông thường
    • Thuốc giảm đau chống viêm
    • Thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày

    Một số trường hợp có thể cần phải phẫu thuật, đôi khi là phẫu thuật cấp cứu. Vì nếu không phẫu thuật bệnh có thể trở nặng, biến chứng, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Trường hợp ung thư có thể cần hóa trị, xạ trị để ngăn sự nhân rộng của tế bào ác tính.

    KẾT LUẬN

    Mỗi vị trí đau bụng phản ánh những vấn đề tình trạng sức khỏe riêng. Điều quan trọng là bạn không nên chủ quan mà bỏ qua các triệu chứng bệnh. Khi bị đau bụng hãy chú ý tới vị trí, tần suất, cường độ cơn đau cùng các triệu chứng đi kèm. Đây sẽ là thông tin hữu ích giúp bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng mà bạn đang gặp phải.

    Trên đây là thông tin tham khảo về các vị trí đau bụng phổ biến cũng như những bệnh lý tiêu hóa có liên quan tới tình trạng này. Để biết chính xác tình trạng bệnh của bản thân hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      TPBVSK Đại tràng Tâm Bình: Công dụng, thành phần và liều dùng 26/12/19
      Với thành phần từ 12 vị thảo dược, TPBVSK Đại tràng Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ làm giảm…
      Viêm túi thừa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 03/11/23
      Viêm túi thừa có thể dẫn tới tình trạng tắc ruột, chảy máu, áp xe đại tràng... thậm chí là…
      Hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì? Top 13 lời khuyên từ bác sĩ 21/03/20
      Hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì là câu hỏi không khó trả lời nếu bạn nắm…
      Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên của chuyên gia 11/04/20
      Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người. Bởi chế độ…
      Xem tất cả bài viết