Hệ vi khuẩn đường ruột là gì? Vai trò, cách cải thiện vi khuẩn đường ruột
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Hệ vi khuẩn đường ruột là gì? Vai trò, cách cải thiện vi khuẩn đường ruột

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    22/12/20

    Hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Trong cơ thể chúng ta có tới 40 nghìn tỷ vi khuẩn, hầu hết trong số đó nằm trong đường ruột. Vậy hệ vi khuẩn đường ruột là gì, vai trò và khi mất cân bằng vi khuẩn đường ruột sẽ ảnh hưởng ra sao, hãy cùng chuyên gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (18 bình chọn)

    XEM THÊM:

    1. Hệ vi khuẩn đường ruột là gì?

    hệ vi khuẩn đường ruột là gì

    Hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong cơ thể.

    Hệ vi khuẩn đường ruột (hệ thực vật ruột, hệ vi sinh đường ruột hay vi sinh vật đường ruột) là quần thể các vi sinh vật sống trong cơ quan tiêu hóa của người và động vật, kể cả côn trùng. (Theo Science Direct)

    Trong hệ vi sinh vật đường ruột có chứa hàng chục nghìn tỷ vi sinh vật. Theo Savage năm 1977 nghiên cứu, số lượng vi khuẩn trong đường tiêu hóa của nam giới trưởng thành khoảng 100 nghìn tỷ, nhiều gấp đôi so với lượng tế bào của chúng ta.

    Có tới 1000 loài vi khuẩn trong hệ vi sinh vật của con người, mỗi loài trong số chúng đóng vai trò khác nhau trong cơ thể.

    Tổng lượng vi khuẩn này ở người trưởng thành có thể nặng tới 1-2kg, tương đương với não bộ con người. Cùng với nhau, chúng hoạt động như một cơ quan phụ trong cơ thể bạn và đóng vai trò lớn đối với sức khỏe.

    2. Phân loại hệ vi khuẩn đường ruột

    Ở người bình thường mạnh khỏe, hệ vi khuẩn đường ruột có khoảng hơn 500 loài khác nhau và được chia làm hai loại chính là vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) và vi khuẩn gây hại (hại khuẩn).

    Vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn)

    • Lợi khuẩn (probiotics) chiếm 85% lượng vi sinh vật tồn tại trong đường ruột.
    • Một số loại lợi khuẩn như Bacillus Clausii, Bifidobacteria, Lactobacilli… có tác dụng đáng kể lên hệ tiêu hóa.

    Vi khuẩn có hại (hại khuẩn)

    • Hại khuẩn chiếm số còn lại (15%) trong đường ruột tuy nhiên lại có thể gây bệnh ở các vị trí khác nhau trên đường tiêu hóa và cơ chế gây bệnh cũng khác nhau.
    • Một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột như:
      • Shigella gây lỵ trực khuẩn và viêm ruột ỉa chảy
      • Salmonella gây thương hàn
      • E. Coli gây ra tiêu chảy, viêm dạ dày ruột…

    Xem thêm: Probiotic (lợi khuẩn) là gì? Vai trò của Probiotics trong hệ tiêu hóa?

    3. Vai trò của hệ vi khuẩn đường ruột

    vai trò của hệ vi sinh đường ruột

    Vi khuẩn đường ruột làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn đồng thời bảo vệ đường ruột.

    3.1. Vai trò của vi khuẩn đường ruột với hệ tiêu hóa

    • Hỗ trợ đường tiêu hóa nhờ nghiền nát thức ăn, lên men thức ăn chưa được tiêu hóa ở đoạn trên ống tiêu hóa
    • Tổng hợp vitamin nhóm B, vitamin K, tăng tiêu hóa đạm, mỡ, đường…
    • Trong quá trình tiêu hóa các vi sinh vật giải phóng axit béo chuỗi ngắn trong cơ thể, các phân tử này tham gia vào nhiều phản ứng của cơ thể.

    3.2. Ổn định đường ruột, ức chế sự phát triển của hại khuẩn

    Thông thường, lợi khuẩn sẽ mang tới nhiều tác dụng cho đường ruột đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột khi phát hiện sự rối loạn.

    • Lợi khuẩn sẽ sản sinh ra các chất ức chế sự phát triển của hại khuẩn khiến hại khuẩn dù sống sót khi đi qua môi trường axit của dạ dày cũng khó có khả năng gây bệnh.
    • Lợi khuẩn cạnh tranh thức ăn và môi trường sống với hại khuẩn khiến vi khuẩn có hại hạn chế khả năng sinh sôi.

    3.3. Tạo hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa

    Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, đặc biệt hai vi khuẩn lactobacillus và bifidobacteria thông qua việc bài tiết chất kháng khuẩn, từ đó ngăn ngừa sự khu trú của hại khuẩn, giúp bảo vệ đường ruột.

    Hai lợi khuẩn này còn giúp cơ thể có khả năng miễn dịch nhờ cơ chế tiết IgA, chống lại các kháng nguyên và các yếu tố gây bệnh tiềm tàng.

    3.4. Tăng khả năng miễn dịch

    • Kích thích sản xuất immunoglobulin A
    • Thúc đẩy các cytokine chống viêm và điều chỉnh giảm các cytokine tiền viêm
    • Gây ra các tế bào T điều hòa

    4. Một số bệnh lý liên quan đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột

    Nếu hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng sẽ dẫn tới hiện tượng loạn khuẩn đường ruột (rối loạn vi khuẩn đường ruột). Một số bệnh do loạn khuẩn đường ruột thường gặp như:

    5. Triệu chứng khi đường ruột không khỏe mạnh

    bệnh lý liên quan đến hệ vi khuẩn đường ruột

    Các bệnh lý khi mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột.

    Mức độ căng thẳng, áp lực, ngủ không đủ giấc, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và các thực phẩm nhiều đường và lạm dụng thuốc kháng sinh đều ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột.

    Ngoài việc tác động trực tiếp tới cơ quan tiêu hóa còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như não, tim, da hay hệ thống miễn dịch, cân nặng (suy dinh dưỡng), nồng độ hormone, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí là sự phát triển của trẻ.

    Một số dấu hiệu cho thấy hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng:

    • Chướng bụng
    • Thay đổi cân nặng không chủ đích
    • Rối loạn giấc ngủ hoặc mệt mỏi liên tục
    • Kích ứng da
    • Tăng tình trạng viêm hệ thống và thay đổi hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch
    • Không dung nạp thực phẩm
    • Tăng cảm giác thèm đồ ngọt nhiều đường

    Khi gặp phải những triệu chứng trên kèm theo các bệnh lý liên quan đến rối loạn vi khuẩn đường ruột, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

    6. Một số biện pháp cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột

    cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột

    Cần tăng cường các prebiotic cho đường ruột.

    Theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, Giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội, mỗi loại vi khuẩn lại có vai trò khác nhau trong cơ thể. Vì vậy khi kết hợp chế độ ăn uống đa dạng có thể dẫn đến sự đa dạng trong hệ vi khuẩn đường ruột. Cụ thể:

    • Tăng cường rau, đậu và các loại trái cây giàu chất xơ tốt cho vi khuẩn đường ruột
    • Sử dụng thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa cải bắp muối…
    • Không sử dụng quá nhiều chất ngọt nhân tạo dễ làm thay đổi hệ lợi khuẩn trong ruột
    • Đối với trẻ nhỏ nên cho trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng
    • Chế độ ăn dựa trên thực vật có thể giảm mức độ vi khuẩn gây bệnh ở người béo phì, giảm cân nặng, viêm nhiễm và giảm cholesterol
    • Ăn thực phẩm giàu polyphenol như cacao, socola đen, rượu vang đỏ, vỏ nho, trà xanh, hành, việt quất, bông cải xanh
    • Uống bổ sung probiotic hay men vi sinh

    Trên đây là một số thông tin về hệ vi khuẩn đường ruột, vai trò và một số bệnh lý khi mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nếu có bất kỳ thắc mắc bạn có thể liên hệ qua tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại đây.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bí kíp tận hưởng Ngày phụ nữ Việt Nam không lo rối loạn tiêu hóa 12/10/19
      Thói quen ăn uống thả ga dịp lễ là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa.…
      [Thuốc Sorbitol] Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ ra sao? 27/11/20
      Sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, có tác dụng điều trị chứng táo bón, khó tiêu. Việc sử dụng…
      ImmuneGamma là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ 24/06/20
      Immunegamma là gì? Công dụng, cách sử dụng và liệu Immunegamma có chữa được viêm đại tràng là câu hỏi…
      Đi cầu ra máu: Nguyên nhân, cảnh báo bệnh lý và cách điều trị 01/10/23
      Không ít người gặp phải hiện tượng đi cầu ra máu. Nguyên nhân có thể do táo bón, trĩ gây…
      Xem tất cả bài viết