Viêm loét đại tràng nên ăn gì kiêng gì? [Bỏ túi 10+] thực phẩm này ngay
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Viêm loét đại tràng nên ăn gì kiêng gì? [Bỏ túi 10+] thực phẩm này ngay

    Tác giả: Vũ Thị Hương

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    09/11/20

    Viêm loét đại tràng nên ăn gì kiêng gì là câu hỏi của rất nhiều người. Trong trường hợp của anh Hoàng Trọng Nghĩa là một ví dụ. Thắc mắc của anh Nghĩa sẽ được Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường giải đáp qua bài viết dưới đây.

    4.5/5 - (6 bình chọn)

    Hỏi: Do đặc thù công việc, tôi thường xuyên phải tiếp khách, sử dụng nhiều rượu bia. Khi xuất hiện đau bụng đi ngoài, rối loạn tiêu hóa tôi vẫn mua thuốc để uống nhưng dạo gần đây không cải thiện được tình trạng. Đi khám các bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm loét đại tràng và có kê đơn thuốc. Vậy trong quá trình sử dụng thuốc tôi nên kiêng gì và bổ sung những thực phẩm nào, mong bác sĩ giải đáp.

    Trả lời: Với trường hợp của anh Nghĩa, viêm loét đại tràng nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống thường xuyên sử dụng rượu bia, chưa khoa học, do vậy việc gặp phải những triệu chứng như trên rất dễ xảy ra. Anh nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể, anh có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống tới điều trị viêm loét đại tràng

    viêm loét đại tràng nên ăn gì kiêng gì

    Người bị viêm loét đại tràng nên ăn gì kiêng gì?

    Chế độ ăn uống không chỉ giúp phòng tránh mà còn nâng cao hiệu quả điều trị viêm loét đại tràng. Nếu chế độ ăn của bạn đang tập trung vào những thực phẩm có hại, không khoa học càng khiến quá trình điều trị gặp khó khăn.

    Trường hợp viêm loét đại tràng đã xuất hiện những tổn thương thực thể, khi sử dụng thực phẩm cay nóng hoặc đồ tanh sống, chứa nhiều vi khuẩn có thể kích hoạt tình trạng bệnh nặng nề hơn, khiến các vết loét lan rộng.

    Ăn uống không khoa học không chỉ gây nên những cơn đau cấp tính mà còn khiến tình trạng viêm loét tái đi tái lại nhiều lần, niêm mạc không thể làm lành, dễ bị tấn công bởi các yếu tố độc hại. Nếu không ngăn ngừa có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

    • Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát
    • Tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột
    • Thủng đại tràng
    • Phình đại tràng
    • Chít hẹp (ít gặp hơn so với bệnh Crohn)
    • Ung thư đại tràng (có nguy cơ đối với những người đã mắc bệnh từ 7-8 năm trở nên)

    Ngược lại, khi nắm được viêm loét đại tràng nên ăn gì và kiêng gì hoàn toàn có thể kiểm soát được tần suất những cơn đau hoặc kiểm soát được khả năng tái phát bệnh và tốc độ lành bệnh nhanh hơn. Do vậy, để không gặp phải tình trạng “bệnh từ miệng mà ra”, hãy tuân thủ chế độ ăn uống khoa học.

    >> Tìm hiểu thêm: 11+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả bất ngờ

    2. Viêm loét đại tràng nên ăn gì?

    Dưới đây là 10 loại thực phẩm nên ăn dành cho người viêm loét đại tràng.

    viêm loét đại tràng nên ăn gì?

    Người bị viêm loét đại tràng nên tăng cường các loại rau xanh, thực phẩm giàu omega-3

    2.1. Táo

    Trong táo có chứa pectin, là chất xơ hòa tan có khả năng làm tăng khối lượng phân, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Đồng thời, trong táo có chứa sắt, kali, kẽm, làm giảm triệu chứng của viêm loét đại tràng.

    Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ và đường fructose cao trong táo có thể khiến bạn cảm thấy khó tiêu. Vì vậy, bạn nên sử dụng nước ép táo ở một lượng vừa phải.

    2.2. Chuối chín

    Chuối chín đứng đầu trong những thực phẩm nên ăn dành cho người viêm loét đại tràng với khả năng trung hòa axit đồng thời bổ sung lượng lớn kali thiết yếu cho cơ thể, cũng như làm giảm nhẹ triệu chứng mệt mỏi, khó chịu và cải thiện tình trạng tiêu chảy.

    2.3. Bí

    Các loại quả thuộc họ bí có chứa nhiều chất xơ, có thể là lựa chọn không tốt trong trường hợp các triệu chứng tái phát. Nhưng theo nghiên cứu, một số người viêm loét đại tràng có thể sử dụng được bí đao.

    2.4. Bơ

    Đây là loại quả giàu chất dinh dưỡng và chất béo có lợi cho sức khỏe. Có tới 85% người viêm đại tràng nói chung có dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng do phải kiêng khem nhiều thứ. Chính vì vậy giải pháp tối ưu là sử dụng bơ có thể bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

    2.5. Cá hồi

    viêm loét đại tràng ăn cá hồi

    Nên tăng cường các thực phẩm giàu omega-3 như các loại cá béo.

    Trong cá hồi hay những các loại cá nước lạnh như cá thu, cá mòi giàu omega-3 dễ hấp thụ, kích thích cơ thể sản sinh tế bào và hormone điều hòa quá trình đông máu, giúp giảm viêm hiệu quả trên niêm mạc đại tràng.

    2.6. Sữa chua

    Sữa chua chứa nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu chỉ ra, việc sử dụng men vi sinh thường xuyên có thể giảm các cơn bùng phát và triệu chứng của viêm loét đại tràng.

    Lưu ý, tốt nhất bạn nên sử dụng sữa chua không đường hoặc ăn kèm với một số loại hoa quả tốt cho hệ tiêu hóa như lựu, chuối, táo, đu đủ để tạo vị ngọt tự nhiên. Trường hợp người không dung nạp đường lactose, khi sử dụng sữa hay các chế phẩm từ sữa càng khiến triệu chứng tăng nặng.

    2.7. Bột yến mạch, ngũ cốc tinh chế

    Bột yến mạch ăn liền không có thêm hương liệu sẽ giảm áp lực lên hệ tiêu hóa so với các dạng ngũ cốc và yến mạch khác. Bạn có thể sử dụng cháo yến mạch hoặc ăn yến mạch cùng với sữa chua không đường.

    Bên cạnh đó, ngũ cốc tinh chế như mì ống, bánh mì hoặc các sản phẩm từ ngũ cốc tinh chế với các khoáng chất và bổ sung vitamin cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.

    2.8. Trứng

    Trứng rất tốt cho người bị viêm loét đại tràng bởi chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như:

    • Giúp tăng cường omega 3
    • Giúp cơ thể dung nạp protein ngay cả khi tình trạng bệnh bùng phát
    • Có nhiều vitamin nhóm B, chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng.

    2.9. Các loại thịt trắng

    Các loại thịt trắng như thịt gia cầm, hải sản giúp cung cấp các chất béo không bão hòa đồng thời lượng cholesterol trong thịt trắng thấp hơn nhiều so với thịt đỏ.

    Vì vậy, những thực phẩm này dễ hấp thụ và không tác động nhiều tới đại tràng.

    2.10. Ăn nhiều súp loãng

    Trường hợp viêm loét đại tràng gây tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước.

    Do vậy, việc bổ sung các loại súp chất lỏng, thức ăn loãng vừa làm giảm áp lực lên dạ dày, đại tràng, vừa tránh tình trạng mất nước.

    3. Viêm loét đại tràng kiêng ăn gì?

    Song song với những thực phẩm mà người viêm loét đại tràng nên ăn, bạn cũng hạn chế một số loại thực phẩm dưới đây:

    • Thực phẩm cay nóng, chất béo động vật như thịt nướng, thịt muối hoặc các món chiên xào nhiều dầu mỡ
    • Các loại thịt nguội như lạp sườn, xúc xích, dăm bông, thịt hộp
    • Thức ăn quá rắn như xương, gân, sụn, cơm cháy, bánh đa nướng, rau nhiều xơ
    • Các loại gia vị dễ làm vết loét nghiêm trọng như dấm tỏi, dưa cà, hành muối, măng muối…
    • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá
    • Hạn chế thực phẩm nhiều đường, nhiều muối
    • Không ăn đồ tanh sống, tái như nem chua, rau sống, gỏi sống, tiết canh…

    >> Tìm hiểu thêm: Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh?

    4. Nguyên tắc ăn uống cho người viêm loét đại tràng

    nguyên tắc ăn uống cho người viêm loét đại tràng

    Người bị viêm loét đại tràng nên thực hiện một số nguyên tắc dưới đây.

    Theo Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, ngoài việc viêm loét đại tràng nên ăn gì kiêng gì, người bệnh cần hiểu được các nguyên tắc ăn uống để nhanh chóng phục hồi bệnh.

    Nếu bạn biết các thực phẩm nên ăn nhưng áp dụng sai những nguyên tắc dưới đây thì hiệu quả chỉ đạt được một phần, thậm chí còn gặp phải tác dụng ngược.

    Cụ thể:

    • Ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi
    • Lựa chọn các thực phẩm sạch, an toàn
    • Nên sử dụng các món luộc, nướng không dầu, hấp, thực phẩm mềm
    • Nên chia nhỏ bữa ăn
    • Không nên ăn quá nhiều trong thời gian bệnh bùng phát
    • Không vận động ngay sau khi ăn, nên nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng sau ăn
    • Uống đủ nước
    • Trường hợp tiêu chảy mất nước có thể sử dụng dung dịch bù nước điện giải hoặc nước ép cà chua
    • Không dùng ống hút vì có thể nuốt phải không khí gây đầy hơi
    • Nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ

    Trên đây là một số điều về viêm loét đại tràng nên ăn gì kiêng gì. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kèm theo những TPBVSK để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tiêu chảy cấp tính – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 19/11/23
      Tiêu chảy cấp tính thể nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng rất…
      Đau bụng trên rốn là dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị và phòng tránh 24/09/23
      Đau bụng trên rốn hay còn gọi là đau thượng vị, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và…
      Bí kíp tận hưởng Ngày phụ nữ Việt Nam không lo rối loạn tiêu hóa 12/10/19
      Thói quen ăn uống thả ga dịp lễ là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa.…
      Rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì – kiêng gì để hết bệnh? 20/09/21
      Biết được rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp cải thiện tình trạng và…
      Xem tất cả bài viết