Viêm khớp liên cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Viêm khớp liên cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    24/11/23

    Viêm khớp liên cầu là một trong những biến chứng sau khi mắc bệnh liên cầu khuẩn ở người. Bệnh gây nên tình trạng đau nhức khớp, thậm chí nhiễm khuẩn khớp, cần điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin cần thiết về bệnh để bạn có thể nắm rõ!

    5/5 - (9 bình chọn)

    1. Viêm khớp liên cầu là gì?

    viêm khớp liên cầu

    Bệnh tập trung nhiều ở các đối tượng từ 8-14 tuổi và 21-37 tuổi.

    Viêm khớp liên cầu (Post – Streptococal Arthritis) là một dạng viêm khớp nhiễm khuẩn gây viêm ở một hoặc nhiều khớp sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A (GAS).

    Theo nghiên cứu năm 2020, liên cầu khuẩn là nguyên nhân chung gây viêm họng hay viêm họng liên cầu khuẩn.

    Bệnh thường xảy ra 7-10 ngày sau khi bị nhiễm trùng và phổ biến ở 2 nhóm đối tượng 8-14 tuổi và 21-37 tuổi, không phân biệt giới tính.

    Đau, sưng khớp, viêm khớp do liên cầu khuẩn không phổ biến. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, cứ 100.000 người chỉ có 1-2 người mắc bệnh này.

    Bệnh có thể do phản ứng tự miễn dịch với liên cầu khuẩn Streptococcus, có nghĩa là hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể, dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau.

    Tìm hiểu ngay tình trạng Viêm khớp nhiễm khuẩn: Nguyên nhân và cách điều trị!

    2. Triệu chứng viêm khớp liên cầu

    triệu chứng viêm khớp liên cầu

    Triệu chứng đặc trưng là sưng, đau, cứng khớp

    Sau khi có các triệu chứng bệnh liên cầu khuẩn ở người như sốt, đau họng, hạch cổ sưng to, lưỡi sưng đỏ… có thể dẫn đến biến chứng là viêm khớp do liên cầu khuẩn gây ra. Các triệu chứng của viêm khớp do liên cầu khuẩn đa dạng và đau đớn. Cụ thể:

    2.1. Đau sưng viêm ở nhiều khớp

    Cơn đau có thể xuất hiện ở một khớp trong cơ thể nhưng cũng có thể gặp ở nhiều vị trí. Vị trí khớp có thể đối xứng. Các khớp có thể bị sưng đỏ, viêm như viêm dactyl gây sưng toàn bộ ngón tay hoặc ngón chân.

    2.2. Cứng khớp buổi sáng

    Cơn đau nặng vào buổi sáng kèm theo tình trạng cứng khớp, khó co duỗi và phải xoa bóp một lúc mới có thể cử động.

    Cứng khớp buổi sáng có thể là dấu hiệu quen thuộc của viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp vảy nến, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Do đó, khi có triệu chứng này người bệnh cần theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm để biết mình đang gặp phải tình trạng nào.

    2.3. Đau nặng hơn vào ban đêm

    Trong một số trường hợp cơn đau đến nhiều hơn vào ban đêm. Đây là một trong những phản ứng phổ biến của viêm khớp liên cầu. Các cơn đau khớp gây khó ngủ, dễ mệt mỏi vào sáng hôm sau.

    2.4. Ban đỏ nút

    Một trong những triệu chứng không liên quan đến khớp có thể có ban đỏ nút. Trên da có các nốt đỏ, mềm không gây ngứa rát.

    2.5. Viêm màng bồ đào

    Đây là tình trạng viêm lớp giữa của mô mắt. Viêm màng bồ đào đi kèm với viêm khớp sau khi mắc liên cầu khuẩn.

    Triệu chứng này khá phổ biến do hệ miễn dịch tấn công gây viêm màng bồ đào ở mắt. Mắt thường bị đỏ do cương tụ mạch máu và nhìn mọi vật thấy mờ mờ như sương mù.

    Nếu không điều trị triệu chứng đi kèm có thể làm giảm thị lực.

    2.6. Viêm cầu thận

    Trong một số trường hợp người bệnh có thể có triệu chứng của viêm cầu thận cấp như nước tiểu có màu nâu, nước tiểu có bọt. Nhu cầu đi tiểu ít hơn bình thường. Sưng, phù nề ở mắt cá chân và bọng mắt.

    2.7. Viêm cơ tim

    Viêm khớp xảy ra do liên cầu khuẩn có thể có triệu chứng đi kèm là viêm cơ tim. Đây là biểu hiện nghiêm trọng nhất tuy nhiên tỉ lệ xuất hiện không nhiều. Nhịp tim có thể tăng nhanh khi nghỉ ngơi hoặc khi ngủ.

    2.8. Múa giật

    Múa giật hay còn gọi là rối loạn vận động không chủ ý bất thường do viêm não. Triệu chứng này ảnh hưởng đến 10-30% bệnh nhân bị viêm khớp sau liên cầu khuẩn. Múa giật xuất hiện muộn hơn trong quá trình bệnh. Thường từ 1-6 tháng sau khi nhiễm trùng cổ họng.

    3. Nguyên nhân gây viêm khớp do liên cầu khuẩn

    liên cầu khuẩn

    Hệ miễn dịch phản ứng bất thường với nhiễm trùng cổ họng do liên cầu khuẩn

    Viêm khớp sau liên cầu khuẩn là một hội chứng lâm sàng chưa tìm hiểu rõ ràng được nguyên nhân cũng như chưa có những chẩn đoán rõ ràng và khuyến nghị điều trị.

    Nguyên nhân được cho là do hệ miễn dịch phản ứng bất thường với nhiễm trùng cổ họng do 2 liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes hoặc Streptococcus tan máu nhóm A gây ra.

    Tình trạng đau họng xảy ra trước khi bệnh khởi phát sau đó xuất hiện tình trạng đau khớp do liên cầu.

    4. Viêm khớp liên cầu khuẩn kéo dài bao lâu?

    Do đây là biến chứng do vi khuẩn liên cầu gây nên thời gian bắt gặp là ngay sau khi mắc liên cầu khuẩn. Nhiều người đặt câu hỏi viêm khớp liên cầu khuẩn kéo dài bao lâu và khi nào sẽ khỏi. Câu trả lời là còn tùy thuộc vào thời gian mắc, mức độ đáp ứng với thuốc cũng như thể trạng của mỗi người.

    Nhiều thống kê chỉ ra, tình trạng viêm khớp sau liên cầu khuẩn kéo dài khoảng 2 tháng nhưng thời gian có thể dao động từ 1 tuần đến 8 tháng tùy từng người bệnh cụ thể.

    5. Viêm khớp do liên cầu khuẩn có lây không?

    Viêm khớp phản ứng sau khi mắc viêm họng liên cầu là bệnh lý không lây không có tính di truyền. Bệnh cũng không lây từ người này sang người khác.

    Tuy nhiên liên cầu khuẩn có tính lây lan. Nhiễm trùng Streptococcus lây truyền qua đường hô hấp và nước bọt. Môi trường đông người là yếu tố thuận lợi để lây truyền bệnh nhiễm trùng.

    Vì vậy nếu trong gia đình có người mắc liên cầu khuẩn, bạn cần có những biện pháp nhằm hạn chế tiếp xúc qua đường nước bọt và hô hấp bằng cách đeo khẩu trang.

    6. Chẩn đoán viêm khớp do liên cầu

    Viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra viêm khớp liên cầu (PSRA) nhưng đồng thời cũng có thể gây ra sốt thấp khớp cấp tính (ARF). Do đó khi chẩn đoán bệnh, cần thận trọng chú ý các triệu chứng.

    Viêm khớp do liên cầu và sốt thấp khớp cấp tính có nhiều triệu chứng giống nhau. Vì vậy khi chẩn đoán phân biệt, bạn cần chú ý về thời gian mắc, tình trạng viêm cũng như dùng thuốc sẽ có sự khác biệt.

    Một số điểm để phân biệt như:

    • Viêm khớp do liên cầu khởi phát trong 1-2 tuần sau khi nhiễm trùng, trái ngược với sốt thấp khớp cấp tính 4-5 tuần.
    • Dấu hiệu viêm của viêm khớp do liên cầu cao hơn so với sốt thấp khớp
    • Viêm khớp do khuẩn liên cầu có xu hướng kéo dài hơn
    • Khi điều trị bằng thuốc chống viêm phản ứng của PSRA rõ ràng hơn so với ARF.

    Ngoài ra, có một bảng tiêu chí được xây dựng để chẩn đoán bệnh viêm khớp liên cầu khuẩn là Tiêu chí Johns. Các tiêu chí chính được đối chiếu theo Tiêu chí Johns sửa đổi năm 1992:

    Trong đó:

    Tiêu chí chính có xuất hiện tình trạng: Viêm cơ tim, viêm đa khớp, ban đỏ, có nốt dưới da, múa giật

    Tiêu chí phụ: cần dựa trên kết quả lâm sàng có đau khớp và sốt. Đồng thời thực hiện xét nghiệm để kiểm tra có chất phản ứng giai đoạn cấp tính tăng cao, Tốc độ lắng hồng cầu, Protein phản ứng C, Khoảng PR kéo dài

    7. Điều trị viêm khớp do liên cầu

    điều trị viêm khớp do liên cầu

    Để điều trị tình trạng viêm khớp do nhiễm liên cầu khuẩn cần điều trị triệt để tình trạng nhiễm khuẩn.

    Để điều trị bệnh viêm khớp liên cầu cần phụ thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh. Cụ thể như:

    7.1. Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

    Thuốc chống viêm không steroid là phương pháp phổ biến khi điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn do liên cầu. Tác dụng của nhóm NSAID giúp giảm sưng đau các khớp tạm thời, giảm viêm.

    Các thuốc được chỉ định có thành phần ibuprofen (Motrin).

    7.2. Thuốc ức chế hoại tử khối u TNF

    TNF alpha là chất tự nhiên có trong cơ thể. Khi bị rối loạn hệ thống miễn dịch các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào các khớp, từ đó làm tăng nồng độ TNF alpha gây đau kớp, sưng khớp.

    Thuốc kháng TNF nhìn chung được dung nạp tốt, tác dụng phụ nhẹ và không cần ngừng thuốc.

    Tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ đáng kể như:

    • Đau đầu
    • Phản ứng tại chỗ tiêm bằng đường dưới da và phản ứng tiêm truyền với đường tiêm tĩnh mạch
    • Phát ban
    • Thiếu máu
    • Tăng men gan (nhẹ)
    • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
    • Viêm xoang, viêm họng, ho
    • Tiêu chảy
    • Buồn nôn
    • Đau bụng

    * Lưu ý: Thuốc chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng và không tự ý tăng liều. Nếu muốn tăng liều cần tham khảo ý kiến chuyên môn.

    7.3. Dùng kháng sinh điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

    Nguyên tắc điều trị kháng sinh là phải loại bỏ hoàn toàn liên cầu khuẩn khỏi cổ họng sau đó điều trị bằng kháng sinh thứ cấp. Nên sử dụng kháng sinh dự phòng thứ cấp để giảm khả năng khởi phát bệnh tim.

    Khi chưa có kết quả cấy máu dịch để phát hiện có khuẩn liên cầu hay không thì dùng kháng sinh oxacillin hoặc nafcillin 2g đường tĩnh mạch (TM) mỗi 6 giờ một lần (8g/ngày), hoặc clindamycin 2,4g.

    Khi nhiễm khuẩn do phế cầu hoặc liên cầu do vi khuẩn nhạy với penicillin: penicillin G 2 triệu đơn vị TM mỗi 4 giờ trong 2 tuần.

    Một số trường hợp bị viêm khớp phản ứng sau nhiễm khuẩn thường được chỉ định kháng sinh trong vòng 1 năm.

    7.4. Nội soi khớp rửa khớp

    Trong trường hợp tại các ổ khớp có mủ có thể tiến hành hút, dẫn lưu khớp khi có viêm khớp dịch mủ. Đồng thời nội soi khớp, rửa khớp trong trường hợp sau 5-7 ngày điều trị đúng thuốc kết hợp hút, dẫn lưu dịch khớp nhiều lần thất bại, hoặc nhiễm khuẩn khớp dịch mủ đặc, có vách ngăn không hút được dịch khớp.

    7.5. Phẫu thuật

    Trường hợp không lấy được dịch mủ khi nội soi khớp, người bệnh cần được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ dịch mủ.

    Phẫu thuật mổ khớp loại bỏ tổ chức nhiễm khuẩn khi:

    • Kèm nhiễm khuẩn phần mềm lân cận, nhiễm khuẩn sụn khớp hay xương;
    • Nhiễm khuẩn ở khớp nhân tạo (đa số trường hợp phải lấy bỏ khớp nhân tạo, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch ít nhất 4-6 tuần, sau đó mới xem xét có làm lại khớp nhân tạo khác hoặc không);
    • Nhiễm khuẩn khớp ở sâu khó hút như khớp háng;
    • Nhiễm khuẩn khớp háng ở trẻ em (là biện pháp tốt nhất để tránh tổn thương làm hư hại chỏm xương đùi).

    7.6. Điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng

    Ngoài một số chỉ định bằng thuốc hoặc can thiệp nội soi, phẫu thuật, việc kết hợp chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn.

    Trong đó:

    • Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như hoa quả nhiều màu sắc, rau xanh
    • Bổ sung vitamin, omega-3 từ nguồn thực phẩm và sản phẩm hỗ trợ
    • Giảm lượng đạm động vật, thực phẩm nhiều chất béo, đường, muối, nội tạng động vật
    • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
    • Tránh đồ uống có ga, đồ uống có cồn, chất kích thích
    • Hạn chế đồ cay nóng
    • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể kết hợp các loại sinh tố, nước ép hoa quả, rau củ

    8. Lưu ý khi bị viêm khớp liên cầu

    lưu ý phòng bệnh

    Người bệnh cần lưu ý sức khỏe

    Do viêm khớp liên cầu là bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn nên khâu vệ sinh, ăn uống, vận động rất quan trọng. Vì vậy bạn cần lưu ý một số biện pháp để phòng ngừa bệnh:

    – Điều trị triệt để những bệnh nhiễm trùng khi mắc để tránh biến chứng

    – Tập thể dục thể thao để tăng cường hệ thống miễn dịch

    – Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn cần tới các cơ sở y tế chính thống, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao

    – Khi bị chấn thương hoặc nhiễm trùng cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không nên áp dụng các mẹo dân gian bởi có thể làm tăng nặng tình trạng nhiễm trùng

    – Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kiểm soát cân nặng

    –  Thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh

    Trên đây là một số thông tin về viêm khớp liên cầu, nguyên nhân và các phương pháp điều trị. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh gai xương là gì? Nguyên nhân và uống thuốc gì khỏi bệnh? 19/01/21
      Bệnh gai xương gây đau đớn và hạn chế vận động đi kèm nhiều triệu chứng khác. Có khá nhiều…
      Tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Tâm Bình giải đáp! 28/04/20
      Hỏi: Sáu tháng trước tôi đi khám các bác sĩ phát hiện tôi bị tràn dịch khớp gối, có đi…
      Đau mỏi cổ vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 03/10/23
      Các cơn đau vai gáy và mỏi cổ thường xảy ra cùng nhau gây khó khăn trong cử động. Điều…
      Tổng hợp [10+] cách chữa đau vai gáy tại nhà cực kỳ hiệu quả 02/07/20
      Tôi bị đau vai gáy đã 4 năm nay tuy nhiên khi thời tiết thay đổi bệnh tình lại tái…
      Xem tất cả bài viết