Phương pháp điều trị viêm đại tràng đúng đắn sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng khó chịu đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên điều trị viêm đại tràng như thế nào? Tham khảo nội dung dưới đây để có câu trả lời.
Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý dễ mắc với tỷ lệ 20% dân số gặp phải. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng về tiêu hóa như: Đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, rối loạn đại tiện… khiến người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Nếu không có phác đồ điều trị kịp thời và phù hợp, bệnh có thể phát triển thành mạn tính và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như: xuất huyết tiêu hóa, chảy máu đại tràng, giãn đại tràng, ung thư đại tràng…
Nguyên tắc quan trọng trong điều trị viêm đại tràng người bệnh cần lưu ý:
- Phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
- Xác định đúng nguyên nhân, nguồn gốc bệnh từ đó lên phác đồ phù hợp.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc phù hợp.
- Tùy trường hợp có thể kết hợp nhiều phương pháp nội ngoại khoa để điều trị.
Đối với bệnh viêm đại tràng mạn tính, người bệnh có thể phải duy trì điều trị suốt đời để kiểm soát triệu chứng. Mục tiêu điều trị đối với các trường hợp này là giữ cho bệnh nhân có cuộc sống bình thường. Từ đó tránh các biến chứng nguy hiểm.
Viêm đại tràng – Những hệ lụy khi không điều trị dứt điểm
Top 6 phương pháp điều trị viêm đại tràng kiểm soát bệnh hiệu quả
Ngay khi được chẩn đoán viêm đại tràng, tùy biểu hiện và mức độ bệnh mà có phác đồ điều trị khác nhau. Một số phương pháp phổ biến được chỉ định để cải thiện bệnh bao gồm:
1. Dùng thuốc Tây điều trị viêm đại tràng
Đây là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng cho bệnh nhân mắc viêm đại tràng. Một số thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng bao gồm:
– Thuốc cầm tiêu chảy: Có tác dụng tạo màng bọc lớp niêm mạc, giảm nhu động ruột để cầm tiêu chảy. Một số loại thuốc người bệnh có thể dùng như: Loperamide, Vinacode, Diarsed…
– Thuốc giảm đau, giảm co thắt: Khi bị đau hoặc co thắt, nổi cục cứng ở bụng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc: Trimebutin, Mebeverine, Phloroglucinol… Ngoài giảm đau, những loại thuốc này cũng giúp giảm viêm và cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu.
– Thuốc trị táo bón: Trường hợp táo bón, phân khô cứng, người bệnh có thể dùng Laxan, Normacol, Forlax…
– Thuốc diệt khuẩn: Một số loại kháng sinh hiệu quả trong diệt khuẩn có hại cho đường ruột, chống nhiễm trùng như: Metronidazol, Ciprofloxacin, Biseptol… Những loại thuốc này chỉ nên sử dụng từ 5-7 ngày để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
5 Nhóm thuốc Tây bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm đại tràng
Người bệnh viêm đại tràng thường gặp phải nhiều triệu chứng nên cần kết hợp sử dụng các loại thuốc khác nhau trong điều trị. Điều này khiến người bệnh có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ. Cũng cần lưu ý, thuốc Tây chỉ giảm triệu chứng chứ không trị dứt điểm được tình trạng viêm đau. Do đó, khi sức đề kháng đại tràng suy giảm, bệnh sẽ tái phát.
2. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý cải thiện viêm đại tràng
Viêm đại tràng được ví là bệnh từ miệng mà ra. Vì vậy, để điều trị dứt điểm, cần bắt đầu từ chế độ ăn uống khoa học. Các thực phẩm phù hợp có thể giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Ngược lại với những thực phẩm kích thích lại làm các triệu chứng viêm đại tràng trầm trọng hơn. Nhất là trong giai đoạn bùng phát.
- Không ăn thực phẩm tươi sống như gỏi cá, tiết canh, rau sống…
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Nên ăn các thực phẩm như: Rau xanh đậm, củ quả nhiều màu sắc, nhất là các loại hoa quả giàu kali như chuối, đu đủ…
- Hạn chế uống sữa và dung nạp các chế phẩm từ sữa.
- Kiêng bia rượu, đồ uống có ga, chất kích thích…
- Không ăn quá no trong cùng 1 bữa, có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày.
- Uống nhiều nước – Ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
3. Điều chỉnh lối sống khoa học
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần có lối sống khoa học để cải thiện bệnh tốt hơn:
- Kiểm soát căng thẳng, stress…
- Hạn chế làm việc quá sức.
- Nên đi ngủ sớm (trước 23h).
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 4-5 lần mỗi tuần.
4. Thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
Để hạn chế tác dụng phụ do thuốc Tây mang lại, nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược để đảm bảo an toàn, cho hiệu quả bền vững. Một số thảo dược được đánh giá cao trong điều trị viêm đại tràng có thể kể đến như:
⭐ Hoàng liên
Thành phần Berberine trong Hoàng liên giúp kháng nhiễm trùng đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, trị đau bụng, tiêu chảy, lỵ, nôn mửa… Thảo dược này được dùng trong đa số các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa và viêm đại tràng hiện nay.
⭐ Sơn tra
Chứa nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa tốt, kích thích sự phát triển của lợi khuẩn. Từ đó cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó loại quả này cũng chống viêm hiệu quả, hỗ trợ hồi phục viêm loét tại đường ruột. Sơn tra thường được dùng trong các sản phẩm trị khó tiêu, tiêu hóa kém, đầy hơi chướng bụng…
⭐ Trần bì
Tác dụng kép – vừa thúc đẩy tiêu hóa vừa ức chế co thắt cơ trơn đường ruột. Tác dụng hai chiều này giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn, giảm đau bụng và ngăn ngừa rối loạn đại tiện. Trần bì thường được kết hợp với các thảo dược khác như Sơn tra, Hoàng liên để nâng cao dược tính trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa.
⭐ Mộc hương bắc
Tác dụng chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa viêm loét đường tiêu hóa. Đặc biệt năm 2020, nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng định sự kết hợp giữa Trần bì với Mộc hương trong các sản phẩm thảo dược có hiệu quả rõ rệt trong điều trị táo bón.
5. Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng bằng bài thuốc Đông y – Tứ quân tử thang
Trong Đông y, viêm đại tràng xảy ra do tỳ vị suy yếu. Để cải thiện tình trạng này, các đại phu thời xưa đã sử dụng bài thuốc “Tứ quân Tử thang” với công dụng kiện tỳ, ích khí, chỉ thống dùng cho người gặp các vấn đề về tiêu hóa. Đặc biệt là viêm đại tràng.
Đây là bài thuốc kinh điển có từ đời nhà Tống với 4 vị thảo dược là:
- Nhân sâm hoặc Đảng sâm: là chủ dược có vị ngọt ôn. Tác dụng kiện tỳ, bồi bổ khí huyết, sức khỏe, tăng hấp thu dinh dưỡng và vận chuyển thức ăn.
- Bạch truật: vị đắng, tính ôn, có tác dụng kháng viêm, giảm đau do co thắt đại tràng và điều hòa nhu động ruột.
- Bạch linh (Phục linh): vị ngọt nhạt, giảm đầy bụng, chướng hơi, cầm tiêu chảy.
- Cam thảo: vị ngọt, tính ôn, hòa vị, bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng.
Thực hiện
- Bốc thuốc (1 thang): 10g Bạch truật, 10g Bạch linh, 7g Nhân sâm (hoặc 10g Đảng sâm), 7g Cam thảo.
- Cách dùng: Sắc uống 1 ngày 1 thang, hoặc tán bột chế thành viên hoàn dùng dần, mỗi lần 6-9g.
Sử dụng thuốc Đông y tuy an toàn, có thể tác động vào căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cần kiên trì thực hiện. Bên cạnh đó, trước thực trạng pha trộn dược liệu kém chất lượng, người bệnh cần lựa chọn cơ sở bốc thuốc uy tín, tin cậy để mua sản phẩm đảm bảo chất lượng.
6. Điều trị viêm đại tràng bằng phẫu thuật
Đối với các trường hợp viêm loét hay nhiễm trùng nghiêm trọng, khi người bệnh không đáp ứng được với các phương pháp điều trị nội khoa (sử dụng thuốc), bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phẫu thuật.
Lựa chọn giải pháp phẫu thuật cần căn cứ vào các yếu tố sức khỏe của người bệnh, vị trí ổ viêm loét. Bác sĩ loại bỏ phần đại tràng bị viêm nhằm tránh ổ viêm lây lan trên diện rộng. Một số trường hợp viêm loét nghiêm trọng, có thể phải cắt bỏ cả đại tràng. Phẫu thuật thực hiện dưới dạng gây mê, hạn chế đau đớn cho người bệnh.
Báo chí nói về phương pháp điều trị viêm đại tràng
Khi tìm hiểu về điều trị viêm đại tràng, người bệnh có thể tham khảo phương pháp từ các nguồn báo uy tín để có thêm thông tin nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Theo Báo Sức khỏe đời sống, viêm đại tràng là bệnh “dễ mắc, khó chữa”. Tuy nhiên, trong trường hợp nhẹ người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc cây nhà lá vườn để cải thiện triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, đầy hơi… Một số nguyên liệu có thể sử dụng: Nghệ, lá mơ lông, mật ong…
Ngoài ra, niêm mạc đại tràng bị tổn thương là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát và biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, để điều trị dứt điểm viêm đại tràng, ngăn ngừa bệnh tái phát cần chú trọng vào phục hồi và bảo vệ niêm mạc.
Thông tin từ Báo VOV cho biết, với những người hay uống rượu bia, đại tràng dễ bị kích thích gây ra tình trạng rối loạn nhu động ruột, dẫn đến các triệu chứng đau co thắt bụng, đi ngoài, rối loạn đại tiện… Để cải thiện tình trạng này, có thể tham khảo bài thuốc thảo dược đảm bảo lành tính, hạn chế tác dụng phụ.
XEM NHIỀU
- Viêm đại tràng co thắt là gì? Cách Điều trị hiệu quả
- Chữa viêm đại tràng ở đâu tốt nhất? Mạnh dạn đến ngay 9 địa chỉ này!
- [10 Thực phẩm] người viêm túi thừa đại tràng nên ăn tốt cho sức khỏe
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Điều trị viêm loét đại tràng
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ulcerative-colitis/diagnosis-treatment/drc-20353331
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.