Viêm đại tràng co thắt là bệnh tiêu hoá lành tính nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh bởi những cơn đau quặn bụng, đi ngoài liên tục, ăn uống khó tiêu,… Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư đại tràng.
1. Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?
Bệnh viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng ở đại tràng khiến nhu động ruột co bóp thất thường gây đau đớn dữ dội, thậm chí có thể sờ thấy cục nổi lên dọc theo khung đại tràng. Bệnh còn có tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng chức năng,…
Viêm đại tràng co thắt là bệnh gì?
Bệnh thường gặp ở những người hay phải đối mặt với căng thẳng, stress, thói quen ăn uống thất thường,… Khi nội soi không tìm thấy tổn thương thực thể ở đường ruột, nhưng các triệu chứng vẫn xuất hiện thường xuyên, điển hình là những cơn đau quặn bụng kèm theo hiện tượng rối loạn đại tiện.
: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
2. Triệu chứng đại tràng co thắt thường gặp nhất
Biểu hiện viêm đại tràng co thắt giống với một số bệnh về đường tiêu hóa, do đó, rất nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, tính chất rối loạn cơ năng đã tạo nên những triệu chứng đặc trưng, cụ thể:
2.1. Đau bụng
Đây là nỗi ám ảnh của bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt với các biểu hiện:
- Xuất hiện cơn đau ở vùng bụng dưới rốn và hai bên mạn sườn.
- Đôi khi, người bệnh có thể sờ thấy nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái.
- Mức độ đau thay đổi từ âm ỉ đến quặn thắt, kèm theo hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi…
- Người bệnh có thể đau sau khi ăn thực phẩm lạ, đồ chua, cay, tái sống, hải sản…
- Khi căng thẳng, lo âu thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn.
Hầu hết các cơn đau bụng sẽ giảm sau khi xì hơi hoặc đi đại tiện, nhưng cũng có trường hợp người bệnh vừa đi ngoài xong đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác.
Đau bụng do đại tràng co thắt
2.2. Rối loạn đại tiện
Đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Phân thường có dấu hiệu đầu rắn, đuôi nát, lẫn chất nhầy kèm theo mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi xong vẫn muốn đi tiếp.
2.3. Chướng bụng, đầy hơi
Người bệnh thường có triệu chứng căng bụng, chướng hơi, ợ hơi, nhưng không có dấu hiệu đặc biệt khi thăm khám. Những biểu hiện này hay bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày.
2.4. Triệu chứng toàn thân
Viêm đại tràng co thắt kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Người bệnh có biểu hiện xanh xao, suy nhược, mệt mỏi, đau nhức đầu… Ngoài ra, khi đại tràng co thắt mạnh có thể kèm theo cảm giác hồi hộp, khó thở, căng thẳng, mất ngủ, tim đập nhanh…
Người bệnh nội soi hay làm xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ tổn thương thực thể hoặc cấu trúc bất thường ở thành niêm mạc, chỉ có hình ảnh rối loạn nhu động co bóp của đại tràng.
3. Nguyên nhân khiến đại tràng co thắt
Hiện nay, vẫn chưa xác định nguyên nhân viêm đại tràng co thắt. Nhưng theo các chuyên gia, rối loạn nhu động ruột và tăng tính nhạy cảm của đại tràng là yếu tố hình thành căn bệnh này.
3.1. Rối loạn nhu động tiêu hóa
Thức ăn được vận chuyển và tiêu hóa là nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột. Đối với người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt, thời gian cũng như cường độ co bóp bị thay đổi, dẫn đến các triệu chứng như:
– Các cơn co thắt diễn ra mạnh và kéo dài: Hệ thống tiêu hóa không đủ thời gian để hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ thức ăn. Lúc này, nhu động ruột co bóp liên tục để tống phân ra ngoài, dẫn đến tình trạng tiêu chảy, phân sống, lỏng nát…
– Các cơn co thắt nhẹ và ngắn: Chất thải bị lưu lại ở đại tràng quá lâu do ruột giảm co bóp, phần lớn lượng nước được tái hấp thụ khiến phân trở nên cứng và khô, gây nên táo bón.
3.2. Tăng tính nhạy cảm của ruột
Sự nhạy cảm quá mức của hệ thống thần kinh ruột già cũng có thể dẫn đến hội chứng viêm đại tràng co thắt. Đối với người bị hội chứng ruột kích thích, tính nhạy cảm của thần kinh ruột luôn ở mức độ cao. Lúc này, chỉ cần một tác động nhỏ ở ổ bụng hay ăn phải đồ lạ, căng thẳng, thời tiết… cũng có thể gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài, đau bụng, đầy hơi…
3.3. Yếu tố tâm lý
Mặc dù tình trạng căng thẳng, lo lắng không trực tiếp gây viêm đại tràng co thắt nhưng đối với những trường hợp thường xuyên bị áp lực công việc, thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, lo âu… thì các triệu chứng bệnh trở nên rõ ràng hơn.
Làm việc căng thẳng dẫn đến đau bụng đại tràng
3.4. Ăn uống không khoa học
Một số thực phẩm nếu thường xuyên sử dụng sẽ gây ra phản ứng kích thích nhu động ruột như:
- Thức ăn có chứa vi khuẩn thương hàn, lỵ;
- Đồ uống chứa cồn (rượu, bia…),
- Chất kích thích (cà phê, thuốc lá…),
- Nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh (khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng…),
- Đồ chiên xào…
Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không đúng cách: ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói chuyện, bỏ bữa… cũng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ruột. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết cơ thể cũng có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Nhiều bệnh nhân là nữ giới cũng cho biết, bệnh đại tràng co thắt trở nên nghiêm trọng hơn trong chu kỳ kinh nguyệt.
4. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng co thắt?
Nếu thuộc trong những đối tượng này, bạn có khả năng cao mắc bệnh viêm đại tràng co thắt:
- Độ tuổi: Bệnh thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi.
- Giới tính: Theo nghiên cứu thì nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 2 lần. Nguyên nhân là bắt nguồn từ estrogen trước và sau kỳ mãn kinh sinh ra.
- Gia đình: Nếu thành viên nào trong gia đình mắc bệnh đường ruột thì nguy cơ cao bạn cũng bị bệnh.
- Chế độ ăn uống: Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học dễ bị bệnh.
- Tâm lý: Người thường xuyên lo âu, căng thẳng, áp lực công việc… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Để tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp phòng tránh hiệu quả.
5. Phương pháp nào chẩn đoán viêm đại tràng co thắt
Tùy vào biểu hiện cụ thể của từng người cùng với điều kiện trang thiết bị y tế, bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau để chẩn đoán bệnh.
- Bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn, giun, sán… nếu nghi ngờ bị loạn khuẩn.
- Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang.
- Nội soi đại tràng nếu bệnh nhân nghi ngờ bị viêm đại tràng.
6. Phương pháp điều trị viêm đại tràng co thắt hiệu quả
Viêm đại tràng co thắt có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện nay, chưa có phương pháp chữa bệnh khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể cải thiện các cơn đau bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp sử dụng các loại thuốc giúp giảm triệu chứng của bệnh. Vậy người bị viêm đại tràng co thắt dùng thuốc gì?
6.1. Sử dụng thuốc Tây y
Sau khi thăm khám, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một hay nhiều loại thuốc Tây y chữa viêm đại tràng co thắt khác nhau. Mục đích của việc sử dụng thuốc tây là nhằm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt cấp tính. Một số thuốc thường được sử dụng như:
- Các thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin…
- Thuốc chống co thắt đại tràng: Nhóm thuốc này cũng có tác dụng giảm đau bụng nhờ cơ chế làm thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, giảm co thắt đại tràng.
- Thuốc cầm tiêu chảy: Actapulgite, Loperamid …
- Thuốc giúp nhuận tràng, điều hòa nhu động ruột, chống táo bón.
- Thuốc chống trầm cảm với những trường hợp thường xuyên lo lắng căng thẳng.
Việc sử dụng thuốc tây mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể, gây suy thận, tăng huyết áp, đau dạ dày… Đặc biệt, đối với trường hợp viêm đại tràng co thắt ở trẻ em thì phải thận trọng trong việc sử dụng kháng sinh. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.
6.2. “Tứ quân tử thang” – Bài thuốc cổ phương cải thiện viêm đại tràng co thắt
Bài thuốc Tứ quân tử thang
Tứ quân tử thang là bài thuốc cổ phương nổi tiếng, được ghi trong cuốn “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương” có từ đời nhà Tống. Bài thuốc gồm 4 thành phần thảo dược chính là: Nhân sâm (Đảng sâm), Bạch truật, Phục linh, Cam thảo. Mỗi thành phần của bài thuốc này đều có công dụng riêng, thường dùng để chữa chứng tỳ vị khí hư, cụ thể:
Vị thuốc | Công dụng |
✅ Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) | ⭐ Tính ngọt ôn.
⭐ Kiện tỳ (một ngũ tạng theo Y học cổ truyền có chức năng tiêu hóa, hấp thu, vận chuyển nước, đồ ăn, ích dưỡng). ⭐ Là vị chủ dược trong bài thuốc. |
✅ Bạch truật | ⭐ Vị đắng, tính ôn.
⭐ Kiện tỳ táo thấp (bồi bổ hệ tiêu hóa, giúp điều trị các triệu chứng: nhạt miệng, kém ăn, đầy bụng, ỉa chảy…) |
✅ Bạch linh | ⭐ Vị ngọt nhạt.
⭐ Kết hợp với Bạch truật có tác dụng kiện tỳ thẩm thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị. |
✅ Cam thảo | ⭐ Vị ngọt, tính ôn.
⭐ Giúp bổ trung hòa vị |
6.3. Phương pháp bấm huyệt chữa viêm đại tràng co thắt
Bấm huyệt là phương pháp phòng và chữa bệnh được sử dụng phổ biến trong Đông y. Đối với người bị viêm đại tràng thì phương pháp này có tác dụng lưu thông khí huyết, nâng cao khả năng hoạt động của đại tràng, đồng thời khắc phục triệu chứng của bệnh.
Bấm huyệt chữa viêm đại tràng
Phương pháp bấm huyệt được thực hiện trên 3 huyệt: Huyệt đại trường du, huyệt tiểu trường du, huyệt quan nguyên. Cách bấm huyệt như sau:
6.3.1. Huyệt đại trường du:
Cách thực hiện: Bệnh nhân nằm sấp trên sàn, người bấm huyệt ở tư thế quỳ hơi chồm người lên phía trước ngay cạnh đùi người bệnh. Xác định huyệt đại trường du, hai bàn tay đặt ngang hông và giữ vị trí huyệt, sau đó lấy 2 ngón tay cái day ấn mạnh và huyệt này.
6.3.2. Huyệt tiểu trường du:
Cách thực hiện: Tư thế người bệnh và người bấm huyệt tương tự như với huyệt đại trường du. Hai tay ôm ngang hông người bệnh, xác định vị trí huyệt đúng, dùng ngón cái ấn mạnh huyệt rồi chuyển qua ấn vào huyệt đại trường du. Kết hợp massage vùng lưng và eo
6.3.3. Huyệt quan nguyên:
Cách thực hiện: Người bệnh nằm ngửa trên sàn, người thầy thuốc quỳ ngang gối bệnh nhân. Đặt bàn tay chồng lên nhau ở vị trí huyệt quan nguyên, sao cho mũi tay hướng về phía rốn. Dùng lực đủ mạnh ấn sao cho vùng mỡ bụng ở huyệt này lõm xuống, đồng thời massage vùng bụng quanh rốn.
6.4. Bài tập chữa viêm đại tràng co thắt hiệu quả
Bên cạnh việc áp dụng phác đồ điều trị tây y hay đông y, người bệnh có thể tham khảo các bài tập tại nhà để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa được tốt hơn.
6.4.1. Nằm ngửa làm giãn cơ
– Tư thế nằm ngửa, chân duỗi thẳng và giữ nguyên tư thế cho tới khi hết đau.
– Thực hiện tư thế này mỗi khi có biểu hiện đau bụng.
– Tiếp tục thực hiện thêm 10 phút để cải thiện hệ tiêu hóa.
6.4.2. Tập động tác với bụng
– Nằm ngửa trên sàn tập, tư thế duỗi thẳng, đặt hai tay ra sau đầu.
– Từ từ đẩy gót chân lên cao, chống gối, lấy chân làm điểm tựa nâng phần người trên lên.
– Thực hiện bài tập với và hít vào, thở ra đều.
6.4.3. Bài tập cúi người
– Đứng thẳng trên sàn, hai chân mở rộng bằng vai.
– Đưa hai tay lên trời, từ từ gập người xuống, cố gắng sao cho đầu gần chạm chân.
– Hai tay ôm lấy gót chân phía sau, giữ tư thế này trong 5-10 giây.
– Lặp lại động tác này 10 – 15 lần/ngày.
7. Phòng tránh viêm đại tràng co thắt
Bệnh viêm đại tràng co thắt hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy, theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để phòng ngừa cũng như cải thiện các triệu chứng của bệnh thì việc tuân thủ chế độ viêm đại tràng co thắt nên ăn gì, kiêng gì và lối sống khoa học chính là cách hiệu quả nhất. Cụ thể, người bệnh cần:
- Bổ sung các thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hoá như thịt nạc, cá, sữa chua,..
- Ăn nhiều rau xanh giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
- Uống nhiều nước, bổ sung thêm muối khoáng, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cay nóng,…
- Giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, thoải mái.
- Tích cực tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể nói chung và hệ tiêu hoá nói riêng khoẻ mạnh hơn.
Việc điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt cần kiên trì và kết hợp nhiều biện pháp để sớm ổn định đại tràng giúp người bệnh trở lại sinh hoạt bình thường. Khi cần được tư vấn, bạn vui lòng liên hệ 0865 344 349 để được giải đáp nhanh nhất.
Video đề xuất:
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Bài viết hay, đúng triệu chứng đau co thắt đại tràng của tôi, đọc bài viết tôi đã hiểu được nhiều điều, xin chân thành cảm ơn
Bài viết rất chi tiết tỉ mỉ. Tôi gặp các triệu chứng như này, muốn mua Đại Tràng Tâm Bình thì nên ra hiệu thuốc hay mua ở đâu ạ? Xin Cám ơn.
Chào bạn Phong, sản phẩm có bạn rộng rãi tại các quầy thuốc Tây trên cả nước. Ngoài ra, để được hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi đến số 0343446699 để được hướng dẫn cụ thể. Chúc bạn sức khỏe!