Bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì? 17 thực phẩm không nên quên
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì? 17 thực phẩm không nên quên

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    24/02/20

    Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và hồi phục khi mắc tiêu chảy. Biết được bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì giúp bạn chọn lọc được thực đơn hàng ngày phù hợp. Cùng chuyên gia Tâm Bình điểm qua một số thực phẩm được khuyên dùng và cần tránh cho người tiêu chảy ngay sau đây.

    5/5 - (509 bình chọn)

    1. Vai trò và nguyên tắc dinh dưỡng khi bị tiêu chảy

    Người bị tiêu chảy phải đối mặt với tình trạng cơ thể mệt mỏi, mất nước và chất điện giải do đi ngoài phân lỏng nhiều lần, đau bụng, nôn. Do đó, chế độ dinh dưỡng lúc này đóng vai trò quan trọng. Nó vừa giúp người bệnh khôi phục sức khỏe vừa hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

    bị tiêu chảy nên ăn gì kiêng gì

    Lựa chọn được thực đơn ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh:

    • Hỗ trợ giảm tần suất đi ngoài và các triệu chứng liên quan.
    • Bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt, bị mất trong thời gian tiêu chảy.
    • Cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, thiết lập lại hoạt động tiêu hóa bình thường.
    • Tránh bệnh tái phát.

    Nguyên tắc khi lên thực đơn cho người bị tiêu chảy là:

    • Chế biến thức ăn dưới dạng lỏng để bù nước cho người bệnh. Sau đó có thể chuyển dần sang ăn đặc.
    • Nâng từ từ khối lượng thức ăn nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước, chất điện giải, vitamin, năng lượng cho người bệnh.
    • Chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no trong cùng một bữa.
    • Lựa chọn các loại thực phẩm giúp cầm tiêu chảy.
    • Kiêng thức ăn dễ gây lên men, sinh hơi, khó hấp thụ, thực phẩm cứng, khó tiêu hóa.

    Xem thêm Tiêu chảy – Tổng hợp thông tin và hướng xử lý cho mọi gia đình

    2. Đang bị tiêu chảy nên ăn gì?

    Thực phẩm cho người bị tiêu chảy cần thận trọng để khôi phục hệ tiêu hóa vốn đang bị tổn thương. Xác định được người bị tiêu chảy nên ăn gì sẽ giúp xây dựng thực đơn cho người bệnh một cách khoa học.

    2.1. Người bị tiêu chảy nên ăn gạo trắng

    Những thực phẩm làm từ gạo như cơm trắng, cháo… sẽ là món ăn phù hợp cho người bị tiêu chảy. Nó cung cấp năng lượng cho cơ thể và dễ tiêu hóa.

    2.2. Bánh mỳ phù hợp cho người bị tiêu chảy

    Bên cạnh gạo trắng thì bánh mì cũng là thực phẩm giàu tinh bột tốt cho tình trạng tiêu chảy. Nó hỗ trợ cho khả năng phục hồi của cơ thể và có hàm lượng chất xơ thấp nên giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

    bị tiêu chảy có thể ăn bánh mì

    Bánh mì có thể là lựa chọn của người bị tiêu chảy

    2.3. Cân nhắc khoai tây 

    Khoai tây chứa nhiều nước, chất điện giải, vitamin C. Những chất này giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm, giảm đau bụng. Khoai tây có thể chế biến thành súp, nấu canh hoặc khoai tây nghiền.

    Tiêu chảy nên ăn khoai tây

    Khoai tây có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu hóa

    2.4. Bổ sung sữa chua vào thực đơn

    Đây là nguồn cung cấp men vi sinh tốt cho cơ thể. Một lượng lớn lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

    Bổ sung sữa chua vào thực đơn người bị tiêu chảy

    Sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh tốt cho cơ thể

    2.5. Ăn chuối củng cố tiêu hóa

    Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử, giải quyết tốt những vấn đề về đường tiêu hóa. Đặc biệt, hàm lượng lớn kali trong chuối có tác dụng cung cấp chất điện phân hiệu quả cho người bị tiêu chảy.

    Chuối tốt cho người bị tiêu chảy

    Chuối cung cấp một lượng lớn kali

    2.6. Lựa chọn táo

    Lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo có ích cho người bị tiêu chảy. Không những vậy, táo còn chứa hàm lượng đường tự nhiên, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Do đó, khi bị tiêu chảy, bạn nên bổ sung táo để giảm đáng kể triệu chứng cũng như ngăn ngừa hiện tượng tiêu chảy tái phát.

    2.7. Ăn ổi tốt cho người bị tiêu chảy

    Ngoài lá ổi và búp ổi, quả của cây ổi cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa khi mắc tiêu chảy. Lượng tanin trong ổi giúp hạn chế tình trạng đi ngoài. Bên cạnh đó, vitamin C và chất chống oxy hóa trong loại quả này còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

    2.8. Đừng quên việt quất

    Việt quất có khả năng giảm tần suất đi ngoài. Loại quả này cũng giúp hạn chế tiết chất nhầy và ức chế vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Ăn việt quất cũng giúp bạn nạp lượng lớn chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa vào cơ thể.

    2.9. Nên ăn thịt gà để bổ sung dưỡng chất

    Theo nghiên cứu, thịt gà giàu các chất bổ dưỡng như: protein, sắt, kẽm, selen… Bổ sung thịt gà sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau những lần đi ngoài phân lỏng.

    Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý không nên làm món gà rán hay xào bởi việc sử dụng nhiều dầu mỡ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của người bệnh.

    Thịt gà giúp người bị tiêu chảy sớm hồi phục sức khỏe

    Bổ sung thịt gà sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe

    2.10. Có thể ăn trứng

    Trứng là loại thực phẩm quen thuộc, tuy nhiên nhiều người vẫn hoài nghi bị tiêu chảy có nên ăn trứng hay không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất lành tính nên có thể bổ sung vào bữa ăn giúp người bệnh tiêu chảy lấy lại sức.

    Trứng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Nhưng để đảm bảo sức khỏe, người bệnh tiêu chảy nên ăn trứng luộc hoặc dùng lòng đỏ trứng để nấu cháo. Tránh các món trứng chiên, rán.

    3. Bị tiêu chảy nên uống nước gì?

    Hầu hết chúng ta đều biết việc bù nước khi bị tiêu chảy là hết sức quan trọng. Bởi lúc này, cơ thể bị mất nước gây mệt mỏi, uể oải, tinh thần suy kiệt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết người bệnh tiêu chảy nên uống loại nước nào tốt nhất? Ngoài nước lọc, một số loại nước khác mà người bệnh có thể dùng là:

    – Nước gạo rang: Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể. Tuy nhiên, khi uống người bệnh không nên cho quá nhiều đường hoặc muối.

    – Nước ép táo, ổi: Như trên đã đề cập, hai loại quả này tốt cho người bệnh tiêu chảy. Nếu không muốn ăn theo cách thông thường, người bệnh có thể uống nước ép.

    – Trà hoa cúc, trà vỏ cam: Trà hoa cúc giúp làm giảm co thắt ruột,  giảm số lần đi tiêu. Trà vỏ cam hỗ trợ ức chế hại khuẩn.

    – Sữa chua uống: Dạng sữa chua này rất tiện lợi, nó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

    4. Người bệnh tiêu chảy nên kiêng gì?

    Bên cạnh những thực phẩm có lợi, người bệnh cần hết sức lưu ý đến các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, có thể làm bệnh nặng hơn. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm, thức uống mà người bị tiêu chảy nên tránh.

    4.1. Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ

    Những loại thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa “yếu ớt” của người bệnh. Những món ăn được chế biến dưới dạng chiên xào, thức ăn nhanh sẽ làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.

    Người bị tiêu chảy nên kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ

    Thức ăn nhiều dầu mỡ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa

    4.2. Không nên ăn thực phẩm tái sống

    Người đang bị tiêu chảy cần “nói không” với rau sống, tiết canh, gỏi, nem chua, mắm tôm… Bởi những món ăn này sẽ khiến tiêu chảy “đeo bám dai dẳng”. Hơn nữa, chúng còn có thể đưa thêm vào cơ thể các loại sán, ký sinh trùng gây bệnh.

    Người tiêu chảy cần kiêng nem chua

    Người bị tiêu chảy không nên ăn thực phẩm tái sống

    4.3. Người bị tiêu chảy cần kiêng thức ăn cay

    Món ăn chứa gia vị cay nóng như tiêu, ướt gây kích thích niêm mạc ruột, làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh. Do đó, người bệnh nên tuyệt đối kiêng loại thức ăn này.

    4.4. Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường

    Loại thức ăn này làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, nó sẽ lấy nước từ tế bào vào ruột. Từ đó làm tình trạng tiêu chảy càng trở nên trầm trọng.

    4.5. Loại bỏ sữa chứa lactose

    Ngoại trừ sữa chua, người bị tiêu chảy không nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa. Nguyên nhân là do đi ngoài liên tục sẽ làm giảm lượng enzyme chuyên tiêu hóa đường lactose trong sữa, gây khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy trầm trọng hơn.

    4.6. Tránh những loại trái cây, rau củ có thể sinh khí

    Những loại rau quả dạng này bao gồm: bắp cải, súp lơ xanh, hành tây, đào, mận, hoa quả sấy khô… Chúng sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đầy hơi hơn.

    Tiêu chảy cần tránh xa những loại trái cây, rau củ có thể sinh khí

    Người bệnh không nên ăn hành tây

    4.7. Kiêng thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan

    Chất xơ không hòa tan có trong ngũ cốc nguyên hạt, ngô nguyên cám và mầm phôi, gạo lứt… Loại chất xơ này gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Từ đó gây khó tiêu, tăng co bóp ruột khiến tình trạng tiêu chảy kéo dài.

    5. Bị tiêu chảy kiêng uống gì?

    Tuy bổ sung nước là điều cần thiết đối với người bệnh nhưng một số loại thức uống không phù hợp trong trường hợp này. Thậm chí chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Điển hình trong nhóm đồ uống này phải kể đến:

    • Rượu bia: Chứa nhiều chất độc hại đối với hệ tiêu hóa. Đây không phải là thức uống lành mạnh với người bệnh nói chung và người bị tiêu chảy nói riêng.
    • Nước có ga: Làm tăng khí, dẫn tới cảm giác tức bụng, đầy hơi.
    • Cà phê: Gây kích thích đường ruột, khiến người bệnh đi ngoài phân lỏng nhiều hơn.

    6. Lưu ý dành cho người mắc tiêu chảy

    Ngoài quan tâm đến các thực phẩm cần ăn và nên kiêng khi mắc tiêu chảy, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

    – Chú ý cân bằng dinh dưỡng trong từng bữa ăn. Không nên lạm dụng bất kỳ loại thực phẩm, đồ uống nào.

    – Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mua nguyên liệu tươi sống, hạn chế dùng đồ đông lạnh.

    – Dinh dưỡng chỉ đóng vai trò bổ trợ, với những người mắc tiêu chảy do bệnh lý cần tập trung điều trị bệnh để cải thiện vấn đề tiêu chảy.

    – Nếu đã áp dụng chế độ ăn uống khoa học cũng biện pháp chăm sóc tại nhà mà tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp diễn kèm theo các biểu hiện bất thường khác hãy tới gặp bác sĩ.

    Những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống, từ đó hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này, bạn có thể chat trực tiếp với chuyên gia.

    TIN LIÊN QUAN:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    20 bình luận cho “Bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì? 17 thực phẩm không nên quên”

    1. Vũ Thảo Vân viết:

      Bị tiêu chảy có ăn ốc được không bác sĩ ơi? Công ty cháu hôm nay liên hoan món ốc. Mong có phản hồi sớm từ bác sĩ.

      • Chào bạn, bạn định ăn món ốc gì? Ốc là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao và thông dụng trong các quán ăn của người Việt Nam, tuy nhiên cần lưu ý vấn đề chế biến chọn những cửa hàng uy tín nấu nướng thật kỹ, do ốc sống ở vùng bùn lầy nên có thể có ấu trùng hoặc ký sinh trùng trong đó, nếu không nấu chín kỹ có thể gây ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng. Đây là lý do vì sao sau khi ăn ốc có người bị tiêu chảy, đau bụng, thậm chí buồn nôn, sốt.
        Bởi vậy bạn nên lưu ý chọn địa điểm ăn ốc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến ốc kỹ để tránh bị trầm trọng hơn tình trạng bệnh của mình nhé.

    2. Nguyễn Hải Đăng viết:

      Cháu năm nay 18 tuổi, vừa qua khi biết điểm thi đại học có vui mừng nên có cùng bạn bè đi liên hoan hơi nhiều, dạo gần đây cháu rất hay bị tiêu chảy, đau bụng. Tuy không bị đi ngoài quá nhiều nhưng cũng thường xuyên và trước đây cháu chưa bị bao giờ, liệu cháu có bị viêm đại tràng không ạ?

      • Chào cháu, cháu có thể mô tả nhiều hơn về tình trạng bệnh lý của mình không? Cháu bị đau bụng trước ăn hay sau ăn hay đau vào khi đói hay khi no. Cháu bị tiêu chảy tần suất cụ thể ra sao, cháu đi ngoài có máu không? Cháu có bị sốt hay đau đầu khó ngủ không? Cháu nên đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ hỏi trực tiếp về tiền sử, tình hình bệnh lý và có phương pháp như nội soi giúp chẩn đoán tình trạng bệnh lý chính xác hơn.
        Chúc cháu sức khoẻ!

    3. Đoàn Bảo Long viết:

      Thưa quý công ty, thưa bác sĩ.
      Tôi năm nay cũng gần bốn mươi, bình thường cứ ăn sáng xong tôi lại bị đau bụng tiêu chảy, tôi đã đi khám nhưng bác sĩ nội soi không phát hiện tổn thương nào. Tôi về uống thuốc nhưng khi hết thuốc tình trạng lại bị tái lại. Sản phảm đại tràng tâm bình có giúp tôi giải quyết tình trạng này được không bác sĩ?

      • Chào bạn, khi bạn đi khám bác sĩ chẩn đoán bạn bị bệnh lý gì chưa?
        Nếu bạn bị biểu hiện bệnh đại tràng nhưng khi đi khám bác sĩ phát hiện ra tổn thương hay dấu hiệu bất thường thực thể nào thì có thể bạn bị viêm đại tràng cơ năng hay hội chứng ruột kích thích.
        Bạn xem lại bệnh án để xem bác sĩ chẩn đoán bệnh gì nhé, hoặc bạn có thể tái khám ở các khoa tiêu hoá ở cơ sở uy tín. Nếu bạn bị viêm đại tràng mạn, hội chứng ruột kích thích, hoặc do thói quen ăn uống mà hay bị rối loạn tiêu hoá bạn có thể sử dụng Đại Tràng Tâm Bình để hỗ trợ được bạn nhé.
        Chúc bạn mạnh khoẻ!

    4. Danh viết:

      Kính gửi dược sĩ, cháu là học sinh, hiện ngoài giờ lên lớp thỉnh thoảng cháu cũng phụ giúp hàng quán của gia đình, mẹ cháu bán bánh chuối, bánh khoai nên cháu cũng hay được ăn ké, có điều không hiểu sao ăn vào cứ bị đau bụng, đầy bụng, đôi khi lại bị tiêu chảy nữa. Trong khi thức ăn của nhà đều được nấu chín rõ ràng. Mong dược sĩ giải đáp.
      Chúc dược sĩ luôn mạnh khoẻ và thành công ạ.

      • Chào cháu, bỏ qua yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm, trong bánh chuối, bánh khoai… có nhiều dầu mỡ khi rán, vì vậy một số trường hợp người có cơ địa đường tiêu hoá yếu, dễ kích ứng, lâu tiêu nên dễ bị đầy bụng. Nếu cơ địa cháu nhạy cảm cháu cũng có thể bị đau bụng đầy bụng khi ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ khác nữa. Vì vậy cháu nên làm 1 sổ theo dõi các thức ăn mình ăn trong bữa ăn hàng ngày và tình trạng đau bụng đi ngoài sau đó để biết xem cơ địa của cháu phù hợp với loại thức ăn nào nhé. Cháu có thể gọi đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ miễn phí của Tâm Bình để được hỗ trợ cụ thể hơn: 0343446699.
        Chúc cháu mạnh khoẻ nhé!

    5. Nguyen Anh viết:

      Cháu chào bác sĩ. Chẳng là cháu ăn uống linh tinh quá nên dẫn đến việc bị đau bụng tiêu chảy. Hay bị sôi bụng đa số là sôi bên trái thỉnh thoảng đau quặn. Vậy cho cháu hỏi thế là do rối loạn tiêu hóa phải ko ạ? Và cần bổ sung những gì cho nhanh khỏi ạ. Cháu cảm ơn nhiều

      • Chào cháu, cháu đi ngoài có máu không? Triệu chứng của cháu khá giống với bị rối loạn tiêu hoá, cháu nên đến cơ sở y tế để bác sĩ cho kháng sinh phù hợp ví dụ dicyclomin HCl, hyoscyamin sulfat… Để tránh tình trạng tái phát cháu nên lưu ý chế độ ăn uống: ăn chín uống sôi, tránh ăn các thức ăn để lâu mà không đun lại hoặc tránh ăn ở các hàng quán không đảm bảo vệ sinh, hạn chế đồ ăn chua cay, hoặc gia vị quá nóng, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ do khó tiêu hoá và làm tăng áp lực lên hệ tiêu hoá.
        Chúc cháu sớm khoẻ!

    6. Gia Bảo viết:

      Bác ơi , cháu là học sinh , dạo gần đây cháu hay bị đau bụng , buồn nôn ,đi ngoài (phân lỏng) , thường lúc cháu đã xong bữa còn lúc chưa ăn gì vẫn bị . 1 ngày cháu đi ngoài 3 lần (phân lỏng, màu đen) , cháu đã bị đc 3 ngày rồi ạ ,vậy cháu bị bệnh gì và cháu nên sử dụng thuốc nào thích hợp ạ, cháu cảm ơn.a

      • Chào cháu, nhiều khả năng cháu bị rối loạn tiêu hóa. Có 1 số nguyên nhân gây ra tình trạng này như:
        – Do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật hoặc độc tố vi sinh vật: Ăn thịt gỏi hay thịt cá, và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ; ăn các món gỏi; uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn; sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.
        – Do ăn phải thức ăn bị biến chất: ôi thiu, để lâu ngày nên quá hạn sử dụng,…
        – Do ăn phải thức ăn mà bản thân thức ăn đã có sẵn chất độc: mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc, cóc lạ,…
        – Do ăn phải thức ăn bị nhiễm chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm: ăn một số loại rau sống chưa qua sơ chế như cải bruxen, đậu.
        Nếu mỗi lần đi ngoài mất nhiều nước cháu có thể bổ sung nước và điện giải (Oresol) để phòng ngừa mất nước nhé. Ngoài ra cháu nên đến cơ sở y tế thăm khám trực tiếp để bác sĩ kê thuốc điều trị phù hợp (như kháng sinh, kháng khuẩn…) nhé.
        Chúc cháu sức khỏe!

    7. Nguyễn thị Lan viết:

      Thưa bác sĩ không hiểu tại sao mà cháu mỗi sáng ra cứ toàn bị đau bụng, đánhrăng cũng buồn lôn ,1ngày đi 2-3 phân lỏng ăn gì mà k hợp bụng phát là bị đau ạ .Bác sĩ giải thích hiện tượng của cháu với ạ và cho cháu giải pháp
      Cháu xin cảm ơn!

      • Chào bạn, tình trạng của bạn diễn ra bao lâu rồi? Trong phân khi tiêu chảy có máu không? Các triệu chứng của bạn gợi ý nhiều đến tình trạng viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Bạn đến cơ sở y tế để được thăm khám chính xác cũng như nội soi xem mức độ nặng nhẹ của bệnh (đã có tổn thương thực thể chưa, mức độ tổn thương…). Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhé.
        Ngoài ra bạn cũng cần thay đổi chế độ thực phẩm ăn uống. Do cơ địa mỗi người khác nhau, bạn nên ghi lại nhật ký danh sách các thực phẩm không hợp, dễ gây đau bụng đi ngoài để phòng tránh bạn nhé. Bạn có thể xem thêm chế độ ăn uống nói chung cho người bị bệnh đại tràng để biết thêm thông tin:
        https://tambinh.vn/nguoi-bi-viem-dai-trang-nen-an-gi-va-kieng-gi/

    8. Mai Anh viết:

      Bác sĩ cho cháu hỏi hôm qua cháu có dấu hiệu bị tiêu chảy ..cháu đi khoảng 4 lần, nhưng mà cháu đi ra loại như nước,..hôm qua cháu có nóng và nhữc đầu nhưng hôm nay cháu hết rồi…không biết cháu bị bệnh gì ạ và cần ăn gì để mau khỏi

      • Chào bạn, không biết hôm qua bạn có ăn uống gì bất thường hoặc hoạt động quá sức trong điều kiện môi trường khắc nghiệt không? Hoặc có bị nóng hoặc lạnh quá không? Thời tiết đang giao mùa nên rất dễ mắc các bệnh lý do vi khuẩn, virus, cảm hoặc rối loạn tiêu hóa do thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Cần biết rõ hơn nguyên nhân gây nên tình trạng của bạn để từ đó có biện pháp hợp lý. Trước mắt nếu đi ngoài nhiều, người mất nước mệt mỏi bạn có thể bù nước và điện giải bằng cách uống Oresol nhé. Sau đó tùy theo triệu chứng kéo dài và mức độ nặng nhẹ mà bạn nên đến khám bác sĩ.
        Chúc bạn sức khỏe!

    9. Phương viết:

      Chào bs . cháu 22 tuổi gần đây cháu bị tiêu chảy đau bụng quằn quại dữ dội. Lần nào đau đều đi phun ra nước . Cho hỏi có phải cháu bị ngộ độc thức ăn ko ạ

      • Chào bạn, chính xác bạn gặp tình trạng trên cách đây bao lâu rồi? Triệu chứng xảy ra sau khi ăn 1 bữa ăn có “thức ăn lạ” hoặc đồ ăn gì chưa chế biến kỹ không? Các triệu chứng của bạn gợi ý nhiều đến rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên không loại trừ khả năng do các bệnh lý tiềm ẩn như hội chứng ruột kích thích, bệnh lý tuyến tụy… Hiện tại bạn đang bị tiêu chảy đau quặn bụng; bạn nên đến thăm khám cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như cho thuốc điều trị cụ thể.
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. binh viết:

      chào bác sĩ cháu không biết vid sao sau khi ăn cơm rang buổi sáng có hơi nhiều dầu mỡ bắt đầu từ hôm ý là đau bụng tiêu chảy liên tục không khỏi đã 4 ngày rồi ăn cũng ko vừa miệng ăn một tý là lại thấy đau bụng xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp cháu khỏi bệnh ko ạ

      • Chào cháu, nếu tiêu chảy liên tục mình nên chế biến các thức ăn dưới dạng lỏng và uống nhiều nước để bù nước và tránh mất nước. Có thể bổ sung Oresol (chất điện giải) hoặc sữa chua, các loại nước hoa quả cung cấp vitamin để cơ thể chóng hồi phục. Với thể trạng của mình, cháu nên kiêng thức ăn dễ gây lên men, sinh hơi, khó hấp thụ, thực phẩm cứng, khó tiêu hóa. Đặc biệt nên hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, tái sống hay cay nóng…
        Chúc cháu mạnh khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau bụng sau khi ăn sáng – Giải quyết thế nào? 22/05/20
      Đau bụng sau khi ăn sáng là biểu hiện của bệnh gì? Điều trị như thế nào? Có nguy hiểm…
      Táo bón – nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh? 21/09/23
      Táo bón là tình trạng tần suất đi ngoài ít hơn bình thường, có kèm phân khô cứng, ảnh hưởng…
      Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 22/11/23
      Đau bụng bên trái là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, sinh sản, bài…
      Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 06/11/23
      Bệnh crohn là một trong những bệnh lý viêm nhiễm xảy ra tại đường tiêu hóa. Khi mắc phải căn…
      Xem tất cả bài viết