Đẳng sâm – vị thuốc quý được ví như “nhân sâm” của người nghèo
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Đẳng sâm – vị thuốc quý được ví như “nhân sâm” của người nghèo

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    16/10/19

    Đẳng sâm (Đảng sâm) là vị thuốc quý được ví như Nhân sâm, có giá thành bình dân nhưng lại sở hữu rất nhiều công dụng nổi trội tốt cho sức khoẻ con người. Vậy đẳng sâm có tác dụng gì? Sử dụng sao cho hiệu quả? Cùng theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (965 bình chọn)

    1. Tổng quan về Đẳng sâm

    1.1. Đẳng sâm là cây gì?

    Đẳng sâm – Tên gọi dân gian của Đảng sâm là một loại cây thân cỏ, sống lâu năm. Cây thường mọc quanh bờ suối hoặc nơi rừng thưa dưới những cây to.

    • Thuộc họ: Hoa chuông (Campanulaceae).
    • Tên khoa học: Codonopsis pilosula.
    • Tên gọi khác: Lộ đảng sâm, phòng đảng sâm, bạch đảng sâm,…
    Cây đảng sâm

    Cây đảng sâm

    1.2. Đặc điểm

    Loài cây này thường mọc thành bụi rậm rạp, có xu hướng leo bằng thân quấn và sống lâu năm:

    • Thân: Màu tím sẫm, phủ lông nhỏ, mọc bò trên đất hoặc leo nhờ vào thân cây khác.
    • Lá: Màu xanh hơi vàng, hình tim, bề mặt có lớp lông nhung mịn.
    • Hoa: hình chuông màu lục nhạt với 5 đầu cánh hoa.
    • Quả: Nhỏ có hạt màu nâu.

    1.3. Phân loại

    • Đảng sâm Bắc: Trồng nhiều ở khu vực Triều Tiên và Đông Bắc Châu Á, tại những cánh rừng thưa, hoặc bờ suối.
    • Đảng sâm Nam: Phân bổ chủ yếu ở các các tỉnh Trung Quốc, cây sinh sôi và phát triển mạnh vào mùa xuân. Loại dược liệu này được phát hiện tại Việt Nam khoảng năm 1961.

    1.4. Phân bổ

    Loài cây này rất dễ trồng và mọc hoang nhiều ngoài tự nhiên, nhất là các vùng núi rừng. Đảng sâm Việt Nam phát triển nhiều ở các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai. Khu vực Tây Nguyên đẳng sâm mọc nhiều ở Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum,…

    1.5. Thành phần

    Đảng sâm chứa nhiều khoáng chất, vitamin rất tốt cho cơ thể. Nghiên cứu khoa học cho thấy, trong thành phần của vị thuốc núi rừng này có Saponin với hàm lượng lớn không kém hồng sâm hay nhân sâm. Bên cạnh đó là các thành phần như:

    • Alcaloid.
    • Alkaloids.
    • Choline.
    • Glucose.
    • Sucrose.
    • Inulin.
    • Scutellarein.
    • Furctose.
    • Xylose.
    • Rhamnose.
    • Và rất nhiều thành phần khác…

    1.6. Thu hoạch

    Thời điểm cho hàm lượng dược chất cao nhất, thích hợp để thu hái là vào mùa đông, lúc cây đã úa vàng, rụng lá hoặc đầu xuân năm sau, lúc cây chưa đâm chồi nảy lộc.

    Sau khi thu hoạch, đem rửa sạch đất cát và phơi trên giàn cho đến khi rễ bẻ không gãy thì bó thành từng bó và tiếp tục đem phơi. Cách làm này đảm bảo khi rễ khô nhưng vẫn mềm, phẳng, vỏ không có hiện tượng bong tróc.

    2. Đẳng sâm có tác dụng gì?

    Theo y học cổ truyền đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh phế, tỳ, kinh thù và túc thái âm. Các nghiên cứu của y học hiện đại, cho thấy, đảng sâm có các tác dụng dược lý như:

    Đẳng sâm có tác dụng gì?

    Đẳng sâm có tác dụng gì?

    2.1. Bồi bổ sức khoẻ

    Như đã nói ở trên, với hệ thành phần giàu vitamin và khoáng chất, đẳng sâm cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể, giúp bồi bổ sức khoẻ, hỗ trợ tăng cân. Rất tốt cho những người gầy yếu, mới ốm dậy.

    2.2. Tăng cường sức đề kháng

    Sử dụng đẳng sâm thường xuyên giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn. Hạn chế sự tấn công của các virus gây bệnh. Từ đó, cơ thể sẽ khoẻ mạnh và ít ốm vặt hơn.

    2.3. Tốt cho hệ tuần hoàn

    Với hàm lượng Saponin dồi dào, đảng sâm giúp bảo vệ hệ tuần hoàn của bạn khỏi sự tấn công của các cholesterol xấu. Chính vì vậy, hạn chế mắc bệnh xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ. Đảng sâm rừng cũng là “thần dược” bổ sung hồng cầu trong máu, giúp khí huyết lưu thông, cơ thể khoẻ mạnh.

    2.4. Tốt cho hệ tiêu hoá

    Nếu bạn sở hữu một hệ tiêu hoá kém, thường xuyên rơi vào tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, hoặc gặp phải các bệnh lý như: viêm đại tràng, dạ dày, hội chứng ruột kích thích,… thì nên sử dụng đẳng sâm. Các dưỡng chất trong dược liệu này sẽ hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hoá, giúp hệ tiêu hoá của bạn khoẻ mạnh hơn.

    2.5. Tác dụng với hệ tim mạch

    Tác dụng của đẳng sâm với hệ tim mạch có thể liệt kê như sau:

    • Hạ huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
    • Điều hoà nhịp tim, giảm áp lực cho tĩnh mạch trong trường hợp bị mất máu.
    • Nâng cao đường huyết khi đường huyết bị hạ. Giảm tình trạng choáng, ngất xỉu.

    2.6. Kháng viêm

    Một trong những tác dụng không thể không nhắc đến của đảng sâm là tính kháng viêm, hỗ trợ hồi phục các tổn thương và giúp vết thương nhanh lành hơn. Theo các nghiên cứu thì đảng sâm có thể tiêu diệt một số vi khuẩn như:

    • Trực khuẩn bạch hầu
    • Khuẩn đại tràng
    • Trực khuẩn lao
    • Tụ cầu khuẩn,…

    3. Đối tượng nên dùng đẳng sâm

    Dựa trên tác dụng, có thể thấy đẳng sâm phù hợp với rất nhiều đối tượng như:

    • Người có hệ tiêu hoá không tốt, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém.
    • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
    • Người mới ốm dậy, cơ thể gầy yếu, cần được bồi bổ.
    • Người hay căng thẳng, stress, gặp nhiều áp lực.
    • Mất ngủ, muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ.
    • Người muốn bồi bổ sức khoẻ, tăng cường chức năng tuần hoàn.

    4. Cách sử dụng đảng sâm

    Đẳng sâm có cách sử dụng đa dạng. Bạn có thể dùng đẳng sâm khô, đẳng sâm tươi thực hiện các bài thuốc, thêm vào món ăn ngay tại nhà hoặc ngâm rượu đẳng sâm để uống.

    4.1. Đẳng sâm ngâm rượu

    Rượu đảng sâm có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng lưu thông khí huyết, rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, loại rượu này không phù hợp với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

    Đảng sâm ngâm rượu

    Đảng sâm ngâm rượu

    Nguyên liệu: Dùng đẳng sâm khô hay tươi đều được. Trước khi ngâm cần sơ chế, rửa sạch đất cát. Cứ 1kg đảng sâm thì ngâm với 3l rượu trắng. Nên chọn rượu có nồng độ 40-42 độ.

    Cách thực hiện:

    • Xếp đẳng sâm vào bình, đổ một ít rượu trắng vào.
    • Lắc đều hỗn hợp rồi chắt bỏ lượng rượu đó đi.
    • Cho tiếp rượu với tỷ lệ 3l rượu/1kg đảng sâm.
    • Đậy kín bình, để nơi khô ráo, thoáng mát tầm 30-40 ngày là có thể sử dụng.

    Liều dùng: Mỗi ngày uống từ 1-2 ly nhỏ để bồi bổ sức khoẻ.

    4.2. Bài thuốc từ Đẳng sâm

    Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc từ đẳng sâm và các vị thuốc khác để sử dụng mỗi ngày giúp điều trị một số bệnh như:

    4.2.1. Bồi bổ cơ thể, chữa thận hư, mỏi gối

    • Nguyên liệu: 20g đảng sâm, 6g tắc kè, 1g huyết giáp, 1g trần bì, 0,5 g tiểu hồi, 250ml rượu.
    • Thực hiện: Sơ chế sạch nguyên liệu, cắt nhỏ rồi ngâm rượu để 1 tháng là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống khoảng 30ml.

    4.2.2. Bài thuốc chữa tiêu chảy, ăn không ngon

    • Nguyên liệu: 20g đẳng sâm, 12g mỗi loại: bạch truật, đương quy, ba kích.
    • Thực hiện: Sắc nước hoặc nghiền thành bột rồi vo viên. Mỗi ngày dùng từ 12-20g.

    4.2.3. Bài thuốc chữa mệt tim, người già suy yếu lâu ngày

    • Nguyên liệu: 40g đẳng sâm, 12g mỗi loại gồm: ngưu tất, đương quy, long nhãn, mạch môn.
    • Thực hiện: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

    4.2.4. Trị rối loạn tiêu hoá

    • Nguyên liệu: 12-16g đảng sâm.
    • Thực hiện: Sắc với nước. Ngày uống 2 lần sau khi ăn. Tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

    4.2.5. Trị tỳ vị bất hoà, trung khí suy nhược

    • Nguyên liệu: Đường, đẳng sâm.
    • Thực hiện: Nấu thành cao lỏng, ngày uống 1-2 thìa cao đẳng sâm pha với nước ấm.

    4.2.6. Bài thuốc chữa ho

    • Nguyên liệu: Đảng sâm, hoàn sơn, ý dĩ mỗi loại 16g, 12g bạch truật, 8g trần bì, 6g xuyên tiêu.
    • Thực hiện: Đem sắc tất cả nguyên liệu. Ngày uống 1 thang.

    4.2.7. Trị tim đập nhanh, thở gấp

    • Nguyên liệu: 20g đảng sâm, 20g mạch môn, 12g ngũ vị tử, 6g cam thảo.
    • Thực hiện: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

    4.3. Chế biến thành món ăn

    Ngoài việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh, đảng sâm còn được thêm vào nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng cho cơ thể như:

    • Hải sâm xào đảng sâm: Tốt cho người tiểu đêm, đau mỏi xương khớp, suy nhược cơ thể.
    • Cháo đảng sân với ý dĩ, phục linh: Hỗ trợ tốt trong điều trị các bệnh về hậu môn, trực tràng, tiêu chảy kéo dài.
    • Tim hầm đảng sâm: Chữa chứng hồi hộp, khó thở, hay bị choáng.
    • Đảng sâm nhồi cật lợn hầm: Có tác dụng phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tốt cho hệ bài tiết. Cần hầm kỹ để thu được tác dụng tốt nhất.

    *Lưu ý: Không nấu đẳng sâm cùng củ cải và ăn các món từ đẳng sâm với uống trà đặc.

    Cháo Đảng sâm

    Cháo Đảng sâm

    5. Những lưu ý khi sử dụng đẳng sâm

    Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng đảng sâm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Không nên dùng cho người bị khí trệ hoả vượng.
    • Hạn chế dùng với Lê lô.
    • Lựa chọn nguồn đảng sâm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
    • Khi sử dụng nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, cần đến ngay cơ thể y tế để được kiểm tra.

    Đặc tính dược lý của đẳng sâm có thể khiến bạn gặp những tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng sai cách. Chính vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ loại dược liệu này.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì? Chuyên gia mách bạn 17/09/21
      Tôi bị viêm loét dạ dày tá tràng, thường xuyên cảm thấy các cơn đau thượng vị sau ăn khoảng…
      Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 08/04/21
      Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em không những khiến trẻ nhỏ khó chịu mà còn khiến các bậc…
      Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả 21/09/23
      Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến ở hệ tiêu hoá, rất khó để điều trị dứt điểm. Người…
      Smecta là thuốc gì? Công dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng 25/08/20
      Smecta là thuốc được sử dụng trong trường hợp tiêu chảy dài ngày hoặc ngắn ngày. Tuy nhiên không phải…
      Xem tất cả bài viết