Đau lưng gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Để mau chóng “thoát khỏi” tình trạng này, bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sỹ, đau lưng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh cũng được nhiều quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý những loại thực phẩm nên ăn và cần tránh cho người bị đau lưng.
- Đau lưng ở người trẻ: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh
- Đau lưng ở nữ giới dai dẳng nhiều năm, làm sao để khỏi?
- Đau lưng ở nam giới – lộ mặt những thủ phạm bất ngờ
1. Tại sao người bị đau lưng nên chú ý chế độ ăn uống?
Không phải là một bệnh liên quan tới tiêu hóa vậy tại sao người bị đau lưng cần chú ý chế độ dinh dưỡng? Nguyên nhân là do bất kỳ loại thực phẩm nào khi nạp vào cơ thể cũng có ảnh hưởng tới toàn bộ các cơ quan, bộ phận. Nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn sẽ có một thể trạng tốt, sức đề kháng cao. Điều này sẽ giúp bệnh chóng khỏi hơn.
Để xây dựng thực đơn khoa học, việc nhận diện đau lưng nên ăn gì và kiêng gì là điều vô cùng quan trọng. Bởi có những loại thực phẩm làm trầm trọng thêm những cơn đau nhức lưng. Ngược lại có những dạng đồ ăn, thức uống lại hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
Khám phá những nguyên nhân gây đau lưng
2. Đau lưng nên ăn gì?
Khi gặp phải tình trạng này nhiều người thường tìm kiếm những món ăn trị đau lưng. Dưới đây là một số thực phẩm, đồ uống mà bạn có thể lựa chọn vào thực đơn của mình.
2.1. Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Một trong những nguyên nhân gây đau lưng là do loãng xương. Vì vậy, hãy làm cho xương của bạn chắc khỏe bằng cách bổ sung thực phẩm giàu canxi. Cụ thể là: Các chế phẩm từ sữa, hải sản, rau lá xanh, hạnh nhân.
2.2. Tăng cường thức ăn giàu axit béo omega-3
Axit béo omega-3 giúp kháng viêm, giảm đau. Chất này có nhiều trong: Cá béo (cá hồi, cá chép, cá thu…), đậu đen, hạt óc chó…
2.3. Thêm vào thực đơn nhóm thực phẩm giàu kali và magie
Đây là các khoáng chất thiết yếu cho quá trình hình thành và tái tạo xương. Thực phẩm giàu kali bao gồm: Cà chua, củ dền, khoai lang, bí ngô, củ cải. Bạn có thể tìm thấy magie trong: Chuối, bơ, ngũ cốc nguyên hạt…
Ngũ cốc nguyên hạt chứa lượng magie dồi dào
2.4. Nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C, D, K, E
Người bệnh nên bổ sung các loại vitamin vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, giảm đau.
- Vitamin C giúp kháng viêm, tham gia vào quá trình kích thích sản sinh collagen ở sụn đầu gối. Loại vitamin này có nhiều trong: Cam, ổi, nho, dâu tây, súp lơ
- Vitamin D cần thiết trong quá trình tổng hợp canxi. Bạn có thể tìm thấy nó trong: Lòng đỏ trứng, nấm, cá hồi, hàu, tôm…
- Vitamin K cũng thúc đẩy tổng hợp canxi trong cơ thể. Vitamin K có nhiều trong: Dưa chuột, cải xoăn, bơ, kiwi…
- Người bệnh cũng nên bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin E như: Xoài, cà chua, hạt dẻ, đu đủ…
2.5. Người đau lưng có thể dùng một số loại gia vị
Bạn có thể bất ngờ khi một số loại gia vị thông dụng lại có khả năng chữa bệnh. Các cơn đau lưng sẽ bớt khó chịu hơn khi bạn sử dụng: Gừng, nghệ, tỏi.
- Nghệ: Chứa chất chống oxy hóa, chống viêm, vitamin E, C, K… Đây đều là các chất cần thiết cho người đang bị đau lưng.
- Gừng: Zingibain trong gừng có khả năng kháng viêm, giảm đau tự nhiên.
- Tỏi: Diallyl disulfide trong tỏi giúp giảm viêm. Tỏi cũng hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương.
2.6. Đau lưng nên uống gì?
Uống gì hết đau lưng là thắc mắc của nhiều người bên cạnh việc lựa chọn món ăn. Điều quan trọng là cần duy trì đủ lượng nước cơ thể cần thiết mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc, người bị đau lưng có thể sử dụng sữa, nước ép trái cây.
- Sữa: Chứa hàm lượng canxi lớn, dễ hấp thụ. Đặc biệt với người đang bị đau nhức xương khớp thì rất dễ gặp tình trạng ăn uống không ngon miệng. Do đó, việc bổ sung sữa là cách để nạp thêm năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Nước ép, sinh tố trái cây: Đó có thể là nước ép dứa, việt quất, kiwi, dâu tây, bơ… Đồ uống này cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin cho cơ thể. Đặc biệt, chất chống oxy hóa có thể chống lại các gốc tự do gây viêm.
3. Đau lưng nên kiêng gì?
Một số thực phẩm có thể khiến tình trạng đau lưng thêm trầm trọng. Dưới đây là một số món ăn nên hạn chế.
3.1. Hạn chế thực phẩm giàu đạm
Những thực phẩm giàu đạm mà người bị đau lưng nên hạn chế là: Thịt đỏ (thịt chó, thịt bò…), nội tạng động vật. Do đó câu trả lời cho đau lưng có ăn được thịt bò không là nên hạn chế. Bởi thực phẩm giàu đạm là thủ phạm gây lên sự phản ứng của hệ thống miễn dịch, tác động xấu đến các khớp xương, làm tăng tình trạng đau lưng.
3.2. Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ làm tăng tình trạng sưng viêm ở xương khớp. Hơn nữa, ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ khiến người bệnh khó kiểm soát cân nặng. Những món ăn chứa nhiều dầu mỡ là: Món chiên xào, đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.
3.3. Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều muối
Thức ăn chứa nhiều muối là lời đáp cho đau lưng không nên ăn gì. Thói quen ăn mặn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe vì gây hại cho thận, làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Do đó, người bệnh nên giảm dần lượng muối khi chế biến thức ăn.
3.4. Đau lưng nên kiêng thức ăn cay nóng
Nếu bạn là một “tín đồ” của món cay thì hãy cân nhắc tới việc loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn. Vì khi ăn thức ăn chứa nhiều ớt, tiêu, mù tạt… sẽ kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, làm cơn đau lưng trở nên dữ dội và dai dẳng hơn. Một số người có thể còn kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khiến cơn đau càng thêm tồi tệ hơn.
3.5. Hạn chế thức ăn giàu omega-6
Nạp vào cơ thể lượng omega-6 lớn sẽ làm trầm trọng thêm phản ứng miễn dịch, có thể gây nguy hiểm cho những người bị dị ứng hoặc làm tăng cảm giác đau, khiến sưng viêm nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn hãy giảm tiêu thu thực phẩm giàu oemaga-6 thời điểm này. Đó là dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt điều, dầu hạt mè.
3.6. Đau lưng kiêng uống gì?
Bia, rượu là thức uống có hại cho cơ thể nói chung và bệnh đau lưng nói riêng. Do đó, lý tưởng nhất là người bệnh nên kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế cà phê bởi loại đồ uống này cũng làm tăng cảm giác đau.
4. Lưu ý
Ngoài việc nắm rõ đau lưng nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cần cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Các loại thức ăn dù tốt cho tình trạng bệnh nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.
- Ăn đúng giờ, đủ bữa.
- Theo dõi cân nặng thường xuyên để đảm bảo trọng lượng ở mức cho phép.
- Tập thể dục đều đặn cũng giúp bạn kiểm soát được cân nặng, giúp tăng cảm giác ngon miệng đồng thời cải thiện sự dẻo dai cho xương khớp.
- Khi có biểu hiện bệnh hoặc đã đi khám trước đó mà tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Hy vọng bài viết “Đau lưng nên ăn gì và kiêng gì? 12 gợi ý giúp cải thiện tình trạng bệnh” đã giúp bạn có thể xây dựng được thực đơn khoa học mỗi ngày. Đừng quên chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn thông qua hotline 1800.28.28.85.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.