Không chỉ là căn bệnh của người già, đau lưng ở người trẻ đang ngày càng phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này cho người trẻ tuổi.
1. Đau lưng ở người trẻ là gì?
Anh Phan Xuân Sương (35 tuổi, nhân viên IT tại Hà Nội) chia sẻ: “Mới 35 tuổi mà lưng của tôi như các ông ngoài 60, lúc nào cũng có cảm giác đau nhức, nhất là sáng sớm. Tôi cũng không hiểu nguyên nhân do đâu nhưng cũng ngờ đoán là do ngồi nhiều, ít vận động. Hiện tại, tôi chỉ sử dụng thuốc giảm đau và áp dụng các cách chữa đau lưng tại nhà. Không biết đau lưng ở người trẻ có phổ biến không, điều trị ra sao?”
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đau lưng là tình trạng tình trạng đau nhức ở vùng lưng. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, dữ dội hoặc âm ỉ. Vị trí đau có thể xuất hiện ở thắt lưng, lưng trên hoặc xảy ra ở bên phải, bên trái hay ở giữa.
Theo một số thống kê, đau lưng là bệnh lý phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau cảm cúm. Ước tính trong 1 năm có khoảng 15 – 20% người có triệu chứng đau lưng và 60 – 80% dân số có ít nhất 1 lần đau lưng.
Theo Báo Sức khỏe đời sống, thống kê cứ 5 người thì có 4 người bị đau lưng tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ và cứ 6 ngày nghỉ làm việc vì lý do sức khỏe thì có 1 ngày nghỉ làm việc là do đau lưng. Đau lưng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có cả người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ 30%.
Đau thắt lưng (Đau lưng dưới) – Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
2. Những vị trí đau lưng thường gặp
Cơn đau lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cột sống thắt lưng, cụ thể:
2.1. Đau lưng trên
Biểu hiện đau nhức xảy ra từ vùng cổ tới hết khung sườn. Các cơn đau có thể xảy ra đột ngột và biến mất hoặc kéo dài dai dẳng kèm cảm giác tê, ngứa, yếu cơ…
2.2. Đau lưng giữa
Đây là trường hợp thường gặp nhất, xảy ra ở mọi lứa tuổi trong đó có người trẻ. Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở lưng giữa kèm tức ngực, tê ngứa…
2.3. Đau lưng bên phải hoặc bên trái
Cơn đau chỉ xuất hiện một bên trái hoặc phải. Triệu chứng này cho thấy, đây là biểu hiện của sự sai lệch giữa những khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hoặc khớp hông. Người bệnh nên chủ động thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.
2.4. Đau lưng dưới
Xảy ra do tiến trình lão hóa tự nhiên, chấn thương, do chuyển động đột ngột, mang vác vật nặng, ngồi sai tư thế… Hầu hết người bệnh khi gặp tình trạng này đều chịu những cơn đau âm ỉ kèm co thắt cơ, căng tức khó chịu…
Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
3. Triệu chứng đau lưng ở người trẻ tuổi
Triệu chứng đau lưng ở người trẻ tuổi thường xuất hiện dưới dạng cấp hoặc mạn tính. Cụ thể:
3.1. Đau lưng cấp tính
Cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài 2, 3 ngày đến vài tuần và có thể tự khỏi. Đây là dấu hiệu ban đầu báo hiệu cơ khớp cột sống đang bị quá tải hoặc sai lệch. Nếu không tìm ra nguyên nhân và tích cực điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
3.2. Đau lưng mãn tính
– Đặc trưng với những cơn đau âm ỉ, kéo dài 3 tháng trở lên.
– Người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển và không thể đứng thẳng lưng.
– Khi bệnh bước vào giai đoạn mạn tính thì quá trình điều trị sẽ trở nên phức tạp, cần nhiều thời gian hơn. Bởi lẽ, đây có thể là triệu chứng của bệnh lý xương khớp nào đó.
Ngoài ra, những người trẻ bị đau lưng còn kèm biểu hiện tê bì tay chân, yếu cơ…
4. Đau lưng ở người trẻ cảnh báo điều gì?
Với người trẻ tuổi, nếu xuất hiện triệu chứng đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý sau:
4.1. Bệnh lý về thận
Bệnh lý về thận bao gồm thận hư và sỏi thận. Các bệnh này khiến chức năng thận suy giảm, làm mất cân bằng muối, nước, điện giải, gây ứ dịch, dẫn đến đau cột sống thắt lưng ở người trẻ.
Bệnh thận hư xảy ra khi thận phải làm việc quá tải hoặc suy yếu chức năng. Sỏi thận xảy ra do sự kết tinh, lắng đọng lại của các chất đáng lẽ phải hòa tan trong nước tiểu và thải ra ngoài. Khi sỏi phát triển to hay khi người bệnh đi tiểu ra sỏi sẽ gây đau lưng, kèm theo cảm giác buồn nôn, chảy mồ hôi.
4.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống
Khi đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào các rễ thần kinh chạy dọc cột sống tạo ra những cơn đau âm ỉ, liên tục ở vùng thắt lưng hoặc hông. Cơn đau có khả năng tăng nặng khi người bệnh ho, hắt hơi và giảm lúc nghỉ ngơi.
4.3. Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân. Do nguyên nhân nào đó mà dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây đau lưng. Cơn đau có thể kéo dài từ thắt lưng lan xuống mông và chân, gây đau cột sống thắt lưng ở người trẻ.
Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện tê nóng, đau rát bỏng ở khu vực đau nhức.
4.4. Đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng
Đây là bệnh thường xuất hiện ở người già nhưng hiện nay số người trẻ mắc bệnh đang có xu hướng tăng, dù bệnh diễn tiến chậm. Thoái hóa khiến cho các đốt sống bị bào mòn, làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm, gây đau thắt lưng ở người trẻ tuổi.
4.5. Đau lưng do gai cột sống lưng
Đây là biểu hiện đặc trưng có thoái hóa cột sống lưng. Gai cột sống là hiện tượng vùng cột sống thắt lưng mọc ra những nhánh xương (gai xương). Sự xuất hiện của gai xương là kết quả của quá trình lắng đọng canxi tại các dây chằng, đốt sống hoặc do xương tự hình thành sau những chấn thương, va chạm, sức ép lên cột sống.
Khi xuất hiện gai xương, các khớp xương cọ sát vào nhau gây ra cảm giác đau đớn ở vùng lưng. Cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân bắt đầu đứng lên di chuyển. Nặng hơn và có thể lan xuống hai bên chân.
Gai cột sống lưng và cổ – Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh lý này
4.6. Hẹp ống sống thắt lưng
Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp do những nguyên nhân khác nhau gây ra chèn ép tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh. Tình trạng này cũng gây đau thắt vùng lưng hoặc đau lan xuống chân. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây đau nhức dai dẳng, thậm chí gây ra biến chứng liệt hai chân.
4.7. Loãng xương
Loãng xương cũng là nguyên nhận khiến giới trẻ bị đau lưng. Mặc dù nguyên nhân này phổ biến ở người già nhưng hiện nay tỷ lệ giới trẻ mắc ngày càng cao.
Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu nhưng khi xương của người bệnh bị suy yếu, các đốt sống có thể bị gãy, xẹp và dẫn đến đau nhức dữ dội ở lưng.
5. Những nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau lưng ở người trẻ
Ngoài những bệnh lý kể trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức lưng, có thể kể đến như:
5.1. Chấn thương gây đau lưng ở người trẻ
Các chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn giao thông, chơi thể thao có thể gây ra những tổn thương cho cơ xương khớp quanh khu vực lưng. Điều này gây ra những cơn đau lưng ở người trẻ tuổi.
5.2. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Người trẻ tuổi thường ít quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, hay sử dụng thức ăn nhanh, đồ chiên xào, uống nhiều bia, rượu, nước có ga.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh này không chỉ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho xương khớp mà còn nạp vào cơ thể nhiều chất gây hại. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến đau cột sống thắt lưng ở người trẻ.
5.3. Thừa cân, béo phì
Đây là tình trạng phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực lên hệ xương khớp, đè nén cột sống.
5.4. Lao động quá sức
Những người trẻ lao động nặng lâu ngày mà không được nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến cột sống suy yếu khiến người trẻ bị đau lưng.
5.5. Hút thuốc lá
Đây là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ đau lưng ở người trẻ. Bởi, theo nghiên cứu khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, giảm lưu lượng máu đến cột sống.
Tóm lại, đau lưng ở người trẻ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể hội chứng này do bệnh lý, cũng có thể do những nguyên nhân về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng… Nhưng dù là nguyên nhân nào thì khi xuất hiện triệu chứng đau nhức bất thường, người bệnh nên thăm khám sức khỏe càng sớm càng tốt.
6. Top 7 thói quen gây đau lưng ở người trẻ
6.1. Kê gối quá cao
Thói quen kê gối cao khi nằm trên giường xem phim, dùng điện thoại, đi ngủ là một trong những nguyên nhân gây đau lưng ở người trẻ. Lâu dần, thói quen này còn gây ảnh hưởng tới cấu trúc xương ở cổ, vai, lưng.
Việc dùng gối quá cao sẽ giống như khi cúi hoặc nghiêng đầu liên tục trong khoảng thời gian dài. Điều này khiến cơ xương cổ không được nghỉ ngơi, dẫn đến đau cổ, lan xuống lưng.
6.2. Nằm trên đệm quá mềm
Một chiếc đệm có tuổi thọ trung bình từ 8 – 10 năm. Nếu sau thời gian này, bạn không thay mới đệm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cột sống. Bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau lưng, nhức mỏi diễn ra thường xuyên hơn.
Khi nằm trên những chiếc đệm cũ, đệm quá mềm sẽ khiến cơ thể bị lún sâu, cột sống bị uốn con, dẫn đến đau lưng ở người trẻ, thậm chí là thoát vị đĩa đệm.
6.3. Ngồi lâu trong một tư thế gây đau lưng ở người trẻ
Đây là thói quen thường gặp ở dân văn phòng. Những người ngồi lâu trong một tư thế sẽ tạo áp lực lên cột sống và các khớp gấp nhiều lần so với người bình thường.
Về lâu dài, thói quen này không chỉ gây ra những cơn đau dẫn đến thoái hoá cột sống thắt lưng ở người trẻ mà còn có nguy cơ hủy hoại cột sống.
6.4. Thường xuyên đi giày cao gót
Theo thống kê, phụ nữ đi giày cao gót 3 lần/tuần sẽ cảm thấy đau vùng thắt lưng. Các chuyên gia y tế lý giải hiện tượng này là do khi đi giày cao gót, cơ thể có xu hướng cúi về phía trước và dồn lực xuống chân. Điều này gây ảnh hưởng tới cột sống.
6.5. Mặc quần áo bó sát
Những chiếc quần jeans hay váy bó sát mang đến đường cong quyến rũ cho cơ thể. Nhưng nếu sử dụng thường xuyên chúng sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi mặc quần áo bó sát sẽ hạn chế việc di chuyển và cản trở máu lưu thông. Từ đó dẫn đến vùng cơ lưng bị căng cứng, khiến người trẻ bị đau lưng.
6.6. Ngồi vắt chéo chân
Tư thế ngồi vắt chéo chân sẽ tạo áp lực lên phần khớp giữa xương chậu và lưng dưới. Ngồi lâu ở tư thế này khiến lớp sụn ở phần khớp chịu lực có thể bị sưng, gây đau mỏi lưng.
6.7. Xoay, vặn lưng đột ngột
Ít người biết rằng việc xoay, vặn lưng là thói quen xấu, gây hại cho xương khớp nói chung và gây đau lưng nói riêng.
Hành động này khiến các khớp hoạt động nhanh đột ngột, quá tầm vận động, dẫn đến phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp. Thói quen này còn gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, gây chèn ép rễ thần kinh.
7. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi gặp hội chứng đau nhức lưng. Khi xuất hiện những triệu sau, người bệnh cần đến cơ sở y tế sớm càng tốt.
– Khi đau lưng kèm sốt và ớn lạnh.
– Cơn đau tăng nặng vào ban đêm hoặc đau lan xuống chi.
– Cơn đau có dấu hiệu nghiêm trọng khiến bạn mất ăn mất ngủ, người mệt mỏi.
– Biểu hiện đau nhức dai dẳng kèm cảm giác yếu liệt chân.
– Đi tiểu bí hoặc không tự chủ được.
8. Chẩn đoán hội chứng đau lưng ở người trẻ
Khi thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp chẩn đoán sau:
8.1. Chụp Xquang
X-quang là phương pháp chẩn đoán phổ biến với những người gặp vấn đề xương khớp, trong đó có đau lưng. Phương pháp này hữu ích cho việc chẩn đoán, đánh giá tình trạng gãy xương, biến dạng xương do thoái hóa, hẹp cột sống… Đồng thời, phương pháp này cũng đánh giá được mật độ và cấu trúc xương.
8.2. Chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp bác sĩ đánh giá tình trạng tổn thương mô mềm, ống sống. Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp đau lưng do nhiễm trùng, chèn ép dây thần kinh… Với những trường hợp này, nếu chẩn đoán muộn, điều trị không kịp thời có thể mất đi khả năng hồi phục.
8.3. Chụp CT
Chụp cắt lớp vi tính cũng rất hữu ích giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương xương. Vì vậy, với những trường hợp bác sĩ nghi ngờ gãy đốt sống, u xương… thường chỉ định chụp CT.
8.4. Điện cơ (EMG)
Khi bị đau lưng, người bệnh có thể được chỉ định đo điện cơ. Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện được chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống.
9. Điều trị đau lưng ở người trẻ tuổi
Dưới đây là những cách giảm đau lưng ở người trẻ, độc giả có thể tham khảo. Tuy nhiên, nên tham vấn ý kiến của chuyên gia.
9.1. Hỗ trợ giảm đau lưng tại nhà
9.1.1. Nghỉ ngơi
Nếu cơn đau lưng xuất hiện đột ngột, ảnh hưởng tới sinh hoạt thì tốt nhất bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi. Phương pháp này giúp giảm áp lực lên cột sống và mô mềm cạnh cột sống. Ngoài ra, nghỉ ngơi cũng giúp người bệnh được thư giãn, giảm thiểu tình trạng căng cứng cơ.
9.1.2. Chườm nóng, chườm lạnh
Đối với những trường hợp cơn đau lưng cấp tính, các chuyên gia khuyên người bệnh nên chườm lạnh giúp co mạch máu, gây tê cơn đau, giảm sưng.
Cách chườm lạnh rất đơn giản, bạn sử dụng túi chườm đá chuyên dụng đặt lên phần da mềm ở lưng. Bạn có thể bọc thêm khăn bên ngoài túi chườm để tránh bị tê bỏng. Chườm khoảng 20 phút/ lần, thực hiện 3 lần trong ngày.
Với chườm nóng, bạn áp dụng sau 2 ngày chườm lạnh. Liệu pháp này giúp giãn mạch, kích thích lưu thông máu, đồng thời thư giãn cơ.
Cách chườm nóng là sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc dùng khăn nóng, chai nhựa đựng nước nóng. Thực hiện chườm nóng 20 phút như chườm lạnh.
Lưu ý: Không sử dụng chườm nóng hoặc lạnh lên vùng vết thương hở.
9.1.3. Massage
Phương pháp chữa đau lưng ở người trẻ này tác động trực tiếp lên vùng lưng bị đau giúp lưu thông máu, giãn cơ, xoa dịu cơn đau. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp dùng dầu massage, dầu nóng. Lưu ý, trong quá trình massage không nên dùng lực quá mạnh.
9.1.4. Bổ sung đồ uống có tác dụng chống viêm
Một số đồ uống có khả năng chống viêm, làm giảm triệu chứng đau nhức như:
– Trà xanh với gừng: Trong trà xanh chứa chất chống oxy hóa cao. Trong gừng chứa hoạt chất Gingerol giúp giảm viêm tự nhiên. Với những tác dụng này, ly nước trà xanh với gừng sẽ giúp bạn giảm đau lưng rõ rệt.
– Sữa nghệ: Thức uống có tác dụng hỗ trợ kháng viêm mạnh, làm giảm triệu chứng đau lưng ở người trẻ. Vì vậy, trước khi đi ngủ hãy pha ly sữa ấm với bột nghệ, uống trước khi đi ngủ.
9.2. Sử dụng thuốc tây giảm đau lưng
Thuốc tây có khả năng giảm nhanh chóng triệu chứng đau lưng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc, liều lượng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi lẽ, những loại thuốc tây nếu dùng không đúng có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cụ thể, một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau lưng như sau:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Paracetamol… Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất, hầu hết những loại này đều không kê đơn, bạn có thể tìm mua tại các tiệm thuốc tây.
- Thuốc chống viêm không Steroid: Diclofenac, Felden, Brexin… Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nhóm thuốc này. Nhóm thuốc này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn cải thiện tình trạng sưng, viêm.
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal… Nhóm thuốc có tác dụng giảm co thắp cơ bắp và giảm chèn ép dây thần kinh. Người dùng cũng cần lưu ý, thuốc này có thể gây buồn ngủ, chóng mặt. Do đó, khi sử dụng thuốc nên hạn chế lái xe, vận hành máy móc.
- Corticosteroid: Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Thuốc được dùng theo cả đường uống và đường tiêm. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng dạng uống phù hợp. Tuy nhiên cũng kèm tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
9.3. Vật lý trị liệu
Phương pháp được các chuyên gia khuyên trong điều trị đau lưng cấp. Các bác sĩ sẽ thiết lập chương trình vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh cũng như sức khỏe mỗi người.
Phương pháp này có tác dụng giảm căng cơ, phục hồi chức năng, hạn chế tình trạng tái phát các cơn đau lưng. Đồng thời, vật lý trị liệu giúp giảm đau, tăng cường lưu thông máu, giảm chèn ép dây thần kinh.
9.4. Phẫu thuật
Hầu hết những trường hợp đau lưng không cần phải áp dụng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này chỉ phù hợp với những người đau lưng do bệnh lý cơ xương khớp, dù đã áp dụng các phương pháp trên nhưng không cải thiện.
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng, sức khỏe mỗi người bác sĩ có chỉ định phương pháp phẫu thuật cụ thể. Một số phương pháp được chỉ định như:
– Hẹp ống sống, gãy xương, thoát vị đĩa đệm, dị tật bẩm sinh cột sống.
– Dây thần kinh tủy sống bị chèn ép.
– Biến dạng cấu trúc xương khớp làm hạn chế khả năng vận động.
10. Phòng tránh đau lưng ở người trẻ
10.1. Loại bỏ thói quen xấu
– Lựa chọn những đôi giày có độ cao vừa phải và điều chỉnh thời gian đi giày cao gót phù hợp.
– Ngồi thẳng lưng, giữ 2 bàn chân trên đất và đầu gối tạo một góc 90 độ với mặt sàn.
– Điều chỉnh màn hình máy tính sao cho mép trên của màn hình cao bằng lông mày của người sử dụng.
– Nên đứng dậy đi lại sau 45 phút ngồi làm việc.
– Gối đầu vừa phải, không nên vừa nằm vừa đọc sách, xem điện thoại.
– Không nên thường xuyên mặc quần áo bó sát cơ thể.
– Nên thay đệm khi đã quá 10 năm sử dụng.
10.2. Giữ chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học
– Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho xương khớp như thực phẩm giàu canxi, vitamin D,…
– Hạn chế bia, rượu, nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
– Duy trì cân nặng hợp lý.
– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức.
10.3. Rèn luyện thể lực hợp lý
– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để cơ xương khớp dẻo dai, chắc khỏe.
– Các môn thể dục phù hợp là: đi bộ, yoga, bơi,…
Nếu đau lưng kéo dài, tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đừng quên liên hệ tới hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn hoặc truy cập vào Bệnh Cơ xương khớp để biết thêm nhiều thông tin hơn.
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Đau lưng ở người trẻ
https://suckhoedoisong.vn/dau-lung-o-nguoi-tre-tuoi-16994374.htm
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.