Đau khớp háng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị- Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau khớp háng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    05/12/23

    Đau khớp háng khiến người bệnh đi lại khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hằng ngày. Vậy đau khớp háng có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết ra sao và điều trị như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

    5/5 - (1079 bình chọn)

    1. Đau khớp háng là bệnh gì?

    Khớp háng là khớp vững chắc và có sự liên kết với nhiều bộ phận khác như: chân, lưng và vai… Nó điều khiển các chi dưới hay truyền lực lên phần thân trên.

    Đau mỏi khớp háng là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Nó gây ra các cơn đau khó chịu, dai dẳng hoặc dữ dội. Tình trạng này có thể đi kèm với các triệu chứng khác.

    Đau mỏi khớp háng là tình trạng khớp háng bị tổn thương, gây ra những cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Cơn đau bắt đầu ở khu vực bị viêm rồi lan dần xuống đùi, chân,…

    Triệu chứng này do nhiều bệnh lý gây ra, có thể kể đến như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm bao màng hoạt dịch… Hoặc, cũng có thể là hệ quả của chấn thương, mang vác vật nặng… Tùy vào nguyên nhân mà cơn đau khớp háng có thể nặng hoặc nhẹ, âm ỉ hoặc đột ngột.

    đau khớp háng

    2. Dấu hiệu đau khớp háng

    Các cơn đau sẽ xuất hiện từ từ và tăng dần. Có thể chia diễn biến thành 3 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau.

    2.1. Giai đoạn khởi phát

    Những cơn đau sẽ xuất hiện thoáng qua rồi nhanh chóng biến mất. Triệu chứng chủ yếu là đau nhức ở vùng bẹn háng rồi lan xuống đùi. Cơn đau có thể tăng lên khi cử động, leo cầu thang hoặc đứng lâu một chỗ.

    2.2. Giai đoạn giữa

    Triệu chứng đau nhức rõ ràng hơn, người bệnh sẽ thấy đau buốt hơn khi di chuyển, vận động, xoay người hoặc gập người.

    Đặc biệt, khi thức dậy, lúc giao mùa, cơn đau tăng nặng hơn, chân tê nhức, khó khăn khi di chuyển.

    2.3. Giai đoạn nặng

    Cơn đau diễn ra thường xuyên và kéo dài. Nhiều trường hợp, ngay cả khi không vận động vẫn thấy đau đớn. Người bệnh không thể xoay người, gập người và thường xuyên bị cứng khớp háng. Các động tác như cắt móng chân, đi tất, ngồi xuống ghế hoặc lên xuống cầu thang thực hiện rất khó khăn.

    Theo thời gian, không thể duỗi thẳng gối, các cơ vận động quanh khớp háng bị teo nhỏ. Người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị liệt hoàn toàn.

    Ở giai đoạn này, việc điều trị trở nên khó khăn, dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, đừng chủ quan để bệnh đến giai đoạn này mới thăm khám, điều trị.

    dấu hiệu đau khớp háng

    Người bệnh gặp khó khăn trong đứng lên hoặc ngồi xuống ghế

    3. Đau khớp háng là dấu hiệu của bệnh gì?

    3.1. Thoái hóa khớp háng

    Đây là hệ quả của quá trình lão hóa sụn và xương dưới sụn. Khi đó các đầu xương không được sụn bảo vệ. Trong quá trình vận động hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau, gây đau đớn. Ban đầu có thể là đau khớp háng bên trái hoặc đau khớp háng bên phải. Sau đó là đau háng cả hai bên. Cơn đau dần lan xuống khớp đùi và phần thắt lưng hông.

    Xem thêm Thoái hóa khớp háng – Cách nhận biết và điều trị

    3.2. Viêm khớp háng

    Khi không có bất kì yếu tố ngoại lực nào tác động mà cơn đau kéo dài rất có thể bạn đang bị viêm khớp háng. Cụ thể, viêm khớp háng là tình trạng khớp háng bị tổn thương các cấu trúc giải phẫu hoặc rối loạn cân bằng giữa các chu chuyển của khớp dẫn đến viêm, đau nhức. Cơn đau bắt đầu từ khu vực bị viêm, sau đó lan xuống hông, đùi. Cơn đau viêm khớp háng này khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

    3.3. Viêm khớp dạng thấp

    Là bệnh tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân. Bệnh lý này ảnh hưởng đến khớp cổ tay, ngón chân hoặc xuất hiện ở một hoặc hai bên háng.

    Viêm khớp dạng thấp có thể diễn biến phức tạp, nếu không điều trị tích cực có thể gặp biến chứng tàn phế.

    3.4. Viêm khớp nhiễm khuẩn

    Là tình trạng khớp bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây đau, sưng tấy. Tình trạng này có thể dẫn tới nhiễm trùng do vi khuẩn đi vào máu từ bộ phận khác.

    Viêm khớp nhiễm khuẩn thường diễn ra ở khớp cổ tay, khớp vai, khớp hông, khớp háng, khuỷu tay…

    3.5. Viêm bao hoạt dịch khớp háng

    Bao hoạt dịch có nhiệm vụ sản xuất dịch nhầy, giúp quá trình vận động êm trơn, giảm ma sát. Thế nhưng, khi cơ quan này bị viêm dễ dẫn đến triệu chứng sưng tấy, đau nhức nếu vận động mạnh, quá sức.

    >>>Xem thêm: Viêm bao hoạt dịch khớp háng – Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị

    3.6. Loãng xương

    Đây là bệnh lý thường gặp, nhất là người trung niên, lớn tuổi. Tình trạng loãng xương xảy ra khi mật độ xương giảm dần, gây giòn, xốp, dễ xẹp và gãy. Bệnh lý này xuất hiện do cơ thể thiếu canxi hoặc phosphate.

    Khi bị loãng xương, người bệnh có biểu hiện đau nhức, giảm khả năng và phạm vị hoạt động của khớp háng.

    Loãng xương cũng là nguyên nhân gây ra đau khớp háng

    Loãng xương cũng là nguyên nhân gây ra đau khớp háng

    3.7. Thoát vị bẹn

    Bệnh nhân sẽ thấy vùng háng bị phình to. Nguyên nhân là do một phần màng tế bào lót khoang bụng chui vào túi thoát vị, gây viêm đau khớp háng, đau vùng bẹn.

    3.8. Lao khớp háng

    Lao khớp háng sẽ phá hủy nhanh các ổ khớp và đầu xương. Điều này gây đau đớn tột cùng ở khớp háng. Bạn có thể bị đau háng phải hoặc đau ở háng trái khi bị lao khớp.

    3.9. Đau dây chằng háng

    Tình trạng này xảy ra do chấn thương hoặc vận động mạnh đột ngột. Dây chằng bị kéo giãn quá mức. Dẫn tới rách, viêm dây chằng háng gây đau đớn, khó chịu.

    3.10. Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

    Thường gặp ở độ tuổi từ 3 đến 13 tuổi. Là tình trạng khớp háng của trẻ bị các phản ứng viêm tấn công, khiến cho khớp dần suy yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động khi trưởng thành. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, sẽ phát sinh các vấn đề nguy hiểm.

    Ngoài ra, đau khớp háng còn là biểu hiện của các bệnh lý như u nang buồng trứng, sỏi thận, xoắn tinh hoàn, viêm âm đạo…

    4. Nguyên nhân đau khớp háng

    Theo các chuyên gia, hiện tượng đau mỏi khớp háng, đau cơ háng do rất nhiều yếu tố. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh xương khớp cần cẩn trọng.

    4.1. Quá trình lão hóa

    Đau xương háng rất dễ gặp ở người ngoài 50 tuổi. Do tuổi tác tăng cao, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, sụn khớp không còn chắc khỏe và không bảo vệ được xương dưới sụn. Từ đó hình thành cơn đau khớp háng bên phải hoặc đau xương khớp háng bên trái, tùy thuộc vào phần khớp nào bị thoái hóa trước.

    4.2. Thói quen xấu trong sinh hoạt

    Một số thói quen xấu trong sinh hoạt có thể là nguyên nhân gây đau. Đó là thường xuyên bê vác vật nặng, đạp xe liên tục… Bởi chúng khiến khớp háng dễ bị thoái hóa, viêm nhiễm.

    bê vác vật nặng gây đau khớp háng

    Thường xuyên bê vác vật nặng có thể là nguyên nhân gây bệnh

    4.3. Mang thai

    Đau khớp háng ở bà bầu là trường hợp khá phổ biến. Đặc biệt, tình trạng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối và sau sinh gần như phụ nữ nào cũng mắc phải. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến đau viêm khớp háng xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn từ 1,5 – 2 lần so với nam giới.

    4.4. Thừa cân, béo phì

    Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ khiến cho xương khớp phải chịu một lực lớn. Trong đó bao gồm cả việc gây áp lực lên khớp háng, tạo nên những cơn đau âm ỉ.

    Thừa cân gây đau khớp háng

    Thừa cân làm tăng sức ép lên khớp háng

    4.5. Lạm dụng rượu bia, thuốc lá

    Lạm dụng rượu bia, thuốc lá gây tắc mao mạch chỏm đùi, thiếu máu tại vùng đùi, háng, dẫn đến đau khớp háng. Ngoài ra, việc uống nhiều bia rượu làm gia tăng trọng lượng của cơ thể. Đồ uống có cồn, chất kích thích còn làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Từ đó, các yếu tố gây bệnh có điều kiện xâm nhập.

    4.6. Chấn thương gây đau khớp háng

    Chấn thương trong khi chơi thể thao, tai nạn xe, ngã cầu thang… có thể gây đau viêm khớp háng. Đi kèm với đó là vết bầm tím có thể quan sát bằng mắt thường.

    5. Các đối tượng có nguy cơ bị đau khớp háng

    Viêm đau nhức khớp háng có nguy cơ xuất hiện ở những đối tượng sau:

    Người cao tuổi: Những người trên 50 tuổi, hệ thống xương khớp bắt đầu thoái hóa, sụn không được sản sinh, dịch nhầy cũng dần khô.

    Gia đình có tiền sử bệnh xương khớp: Một số người có khả năng đau nhức khớp háng do gia đình có người thân mắc bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp háng…

    Nữ giới: Phụ nữ có nguy cơ viêm đau khớp háng cao hơn nam giới, do quá trình sinh nở, sự thay đổi nội tiết tố.

    Người thừa cân, béo phì: Nhóm người này có nguy cơ bị bệnh xương khớp nói chung, đau khớp háng nói riêng cao hơn người bình thường.

    Người mắc bệnh lý xương khớp: Như thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch… cũng có nguy cơ bị đau khớp háng.

    6. Chẩn đoán

    Khi xuất hiện triệu chứng đau nhức quanh khớp háng, người bệnh nên thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp.

    Khi đi khám, bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi về tiền sử bệnh cũng như triệu chứng người bệnh đã gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp tiếp theo nhằm chẩn đoán chính xác bệnh lý.

    6.1. Kiểm tra thể chất

    Việc kiểm tra này giúp bác sĩ đánh giá mức độ đau nhức, khả năng vận động vùng khớp háng và những vùng lân cận như hông, đùi. Đồng thời, đánh giá khả năng di chuyển, vận động, co cứng khớp háng.

    6.2. Chẩn đoán hình ảnh

    Chụp X quang: Bác sĩ chỉ định chụp X quang để thấy rõ cấu trúc xương của người bệnh. Thông qua hình ảnh chụp được, bác sĩ sẽ thấy tình trạng xương bị tổn thương, thoái hóa hay không.

    Chụp MRI: Phương pháp này được thực hiện nếu kết quả X – quang không cung cấp đủ dữ liệu để chẩn đoán bệnh. Phương pháp này sử dụng từ trường và sóng radio nhằm hiển thị hình ảnh chi tiết của xương, mô mềm, thần kinh và mạch máu bao quanh.

    6.3. Xét nghiệm máu

    Trong trường hợp viêm đau khớp háng nghi ngờ do viêm khớp dạng thấp hoặc lao khớp, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện ra virus xâm nhập vào máu không.

    6.4. Phân tích dịch khớp

    Trường hợp cần biết về nguyên nhân đau nhức khớp háng có phải là do bệnh gout, viêm khớp nhiễm khuẩn… hay không, bác sĩ có thể tiến hành chọc hút dịch khớp và đưa đi phân tích.

    7. Đau nhức khớp háng có nguy hiểm không?

    Đây là băn khoăn của rất nhiều người bệnh khi gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia xương khớp, nếu tình trạng đau nhức không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm sau:

    – Phù nề quanh khớp: Vị trí quanh khớp háng có thể bị sưng, đau, người bệnh sẽ cảm nhận vùng khớp này phù nề, khó khăn khi di chuyển.

    Suy nhược cơ thể: Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng dần theo thời gian. Ở giai đoạn nặng, triệu chứng đau nhức kéo dài cả ngày lẫn đêm dẫn đến mất ăn, mất ngủ. Lâu dần cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

    Mất khả năng vận động: Khớp háng bị sưng, đau khiến khả năng vận động, đi lại bị hạn chế.

    Tàn phế: Đây là biến chứng nặng nhất. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, sụn khớp có khả năng bị hủy hoại. Lúc này mô xương xốp rỗng, gãy khi có tác động nhỏ. Khớp bị hủy hoại nghiêm trọng không có khả năng phục hồi và có nguy cơ tàn phế.

    Như vậy, có thể nói đau khớp háng không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động hàng ngày mà còn có nguy cơ biến chứng bại liệt. Vì vậy, đừng chủ quan khi cơ thể xuất hiện triệu chứng đau nhức bất thường ở khớp háng.

    8. Phương pháp điều trị

    Vậy đau khớp háng phải làm sao? Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp điều trị đạt hiệu quả cao. Đối với những trường hợp nhẹ, không phải do bệnh lý, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và chăm sóc tại nhà sẽ phát huy tác dụng. Trường hợp nguyên nhân do bệnh lý cần có phác đồ điều trị riêng.

    Đặc biệt, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản phụ khoa về cách làm giảm đau khớp háng khi mang thai. Nếu bà bầu đau háng tự ý điều trị có thể đe dọa trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi.

    8.1. Thuốc tây

    Tùy vào từng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau khớp háng:

    Paracetamol: Đây là loại thuốc đầu tiên mà bác sĩ chỉ định để giảm những cơn đau cơ xương khớp, trong đó có đau khớp háng. Tuy nhiên, thuốc chỉ sử dụng với những trường hợp đau nhẹ. Không giống như Ibuprofen và các thuốc NSAID, Paracetamol hiệu quả thường không cao trong giảm đau do viêm khớp ở giai đoạn nặng, viêm sưng nhiều.

    Opioid: Lựa chọn đầu tay với những trường hợp đau do viêm khớp háng. Tuy nhiên, với những trường hợp đau nghiêm trọng thì thuốc này không mang lại nhiều tác dụng. Các loại thuốc Opioid mà bác sĩ hay kê đơn là Tramadol, Oxxycodone…

    Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID): Nhóm thuốc có tác dụng giảm viêm cấp tính, từ đó giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp. NSAID không kê đơn có thể kể đến như: Ibuprofen, Naproxen; NSAID kê đơn như Meloxicam, Etodolac, Nabumetone…

    Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, một số loại thuốc thuộc nhóm này dùng điều trị viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ…

    Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm, thuốc sinh học… cũng được bác sĩ kê cho những trường hợp đau khớp háng. Tùy vào triệu chứng mỗi người sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh cần tuân theo liều lượng của bác sĩ.

    thuốc tây trị đau khớp háng

    Aspirin giúp giảm đau

    8.2. Điều trị đau khớp háng với bài thuốc nam

    Bên cạnh thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc nam điều trị đau nhức khớp háng. Nguyên liệu là những cây cỏ gần gũi, dễ kiếm, thực hiện đơn giản nhưng vẫn cho tác dụng cao.

    8.2.1. Bài thuốc trinh nữ, lá đinh lăng

    Theo Đông y, lá đinh lăng có tính mát, vị ngọt, giúp đả thông kinh mạch, kháng viêm, giảm đau nhức khớp háng. Chiết xuất từ cây trinh nữ cũng có tác dụng chống viêm, an thần, giảm đau, thông tiểu. Vì vậy, các dược liệu này kết hợp với nhau có tác dụng trong điều trị giảm đau, chống viêm hiệu quả.

    Cách thực hiện như sau:

    – Rễ cây trinh nữ, rễ cây cúc tần, rễ cây bưởi bung (mỗi vị 20g); rễ cây cam thảo, rễ cây đinh lăn (mỗi vị 10g).

    – Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc sắc với 500ml nước cho tới khi còn ½ thì dừng lại.

    – Gạn thuốc sắc chia uống 3 lần, sau bữa ăn chính.

    8.2.2. Dùng ngải cứu làm thuốc chữa đau khớp háng

    thuốc dân gian trị đau khớp háng

    Đắp ngải cứu có thể giảm đau

    Trong sách của danh y Tuệ Tĩnh, thành phần của lá ngải cứu chiếm từ 0,2 – 0,34 tinh dầu, có khả năng giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, một số hoạt chất khác cũng được tìm thấy có tác dụng kháng khuẩn, xoa dịu cơn đau.

    Cách thực hiện như sau:

    – Hái 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, giã nát trong cối. Sau đó, trộn chung với lượng giấm ăn vừa đủ sao cho hỗn hợp không quá ướt.

    – Tiếp theo, cho thuốc vào chảo xào nóng lên rồi bọc hỗn hợp này vào khăn mỏng, chườm lên khớp háng.

    – Thực hiện như vậy mỗi ngày 3 – 4 lần sẽ thấy cơn đau giảm đi đáng kể.

    8.2.3. Bài thuốc trị khớp háng với cây ruột gà

    Cây ruột gà hay còn gọi là ba kích – thảo dược phổ biến trong các bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp, trong đó có chứng đau khớp háng.

    Vị thuốc này được biết đến với công dụng khu phong, trừ thấp, chỉ thống, bổ can thận làm mạnh gân cốt.

    Cách thực hiện:

    – Chuẩn bị 12g rễ ruột gà, 10g phòng kỷ, 12g khúc khắc.

    – Tán tất cả các nguyên liệu thành bột, hãm với nước sôi vài lần trong ngày thay cho trà.

    8.3. Vật lý trị liệu

    Bạn có thể liên hệ với cơ sở điều trị đau khớp háng uy tín bằng vật lý trị liệu. Đây có thể là phương pháp cải thiện đau khớp háng hiệu quả cho bạn.

    Tùy vào thể trạng, triệu chứng tổn thương, chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Phác đồ điều trị kết hợp với các thiết bị hiện đại như: nhiệt trị liệu laser, sóng xung kích để thúc đẩy tuần hoàn máu, tái tạo mô khớp, giảm đau khớp…

    8.4. Phẫu thuật

    Với những trường hợp đau nhức, hư tổn khớp háng nghiêm trọng không thể đi lại được. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật khớp háng.

    Tùy vào từng độ tuổi, tình trạng cơ bản của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp sau thường được bác sĩ chỉ định:

    – Phẫu thuật bảo tồn hông

    – Hợp nhất khớp

    – Phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ hoặc một phần

    – Tái tạo bề mặt hông.

    Phẫu thuật khớp háng tồn tại nhiều rủi ro ở giai đoạn hậu phẫu như sưng nóng, khó vận động, rối loạn đông máu, trật khớp háng…. Vì vậy, người bệnh hãy cân nhắc kỹ càng trước khi phẫu thuật. Đồng thời, lựa chọn bệnh viện uy tín để tiến hành phẫu thuật.

    9. CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐAU KHỚP HÁNG

    Để phòng tránh tình trạng đau khớp háng, các bệnh lý xương khớp liên quan tới khớp háng, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

    9.1. Kiểm soát tốt cân nặng

    Người bị thừa cân, béo phì nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để kiểm soát trọng lượng cơ thể. Tốt nhất nên thực hiện các biện pháp giảm cân an toàn, lành mạnh để kiểm soát cân nặng của mình. Khi kiểm soát tốt cân nặng mới hạn chế được áp lực lên khớp háng.

    Người bệnh nên kiểm soát cân nặng của mình, tránh thừa cân

    9.2. Tập luyện thể dục thể thao

    Nên luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút/ ngày. Có thể lựa chọn những bộ môn có cường độ nhẹ như yoga, bơi lội, đi bộ…

    Các chuyên gia nhận định, thực hiện những bộ môn cường độ nhẹ phù hợp với những người bị căng cơ khớp háng giúp giảm cường độ áp lực lên khớp háng, nâng cao sức khỏe tổng thể.

    9.3. Tâm lý thoải mái

    Người bệnh nên tránh căng thẳng, lo âu quá mức. Hệ thần kinh bị căng thẳng có thể kích thích triệu chứng đau nhức khớp háng trở lại. Vì vậy, hãy cho mình thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế nguy cơ bị đau nhức xương khớp.

    9.4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

    – Bổ sung vào thực đơn ăn uống những thực phẩm giàu omega 3 như cá ngừ, cá hồi, cá thu…

    – Chú trọng bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, đậu nành…

    – Để giảm nguy cơ đau khớp háng hiệu quả, tăng cường sức đề kháng, người bệnh có thể bổ sung vitamin B, C, D, K, magie. Nhóm thực phẩm này được tìm thấy nhiều trong rau họ cải, cần tây, súp lơ, cam, dâu tây….

    – Người bệnh cũng chú ý hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn. Không nên dung nạp nhiều thực phẩm chiên rán, dầu mỡ hay thực phẩm chứa nhiều muối, đường… không tốt cho xương khớp và tình trạng sưng, đau.

    10. Những câu hỏi về đau khớp háng

    Khi gặp triệu chứng đau khớp háng, bên cạnh câu hỏi về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, người bệnh còn rất nhiều câu hỏi về tình trạng này. Và để giải đáp những thắc mắc này, Ban biên tập xin được thông tin tới bạn đọc đầy đủ câu hỏi – thắc mắc được chuyên gia giải đáp như sau:

    10.1. Người bị đau khớp háng có đi bộ được không?

    Nhiều người cho rằng việc đi bộ giúp xương khớp thư giãn, rèn luyện sức khỏe và giảm triệu chứng đau nhức khớp háng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc có đi bộ được hay không tùy thuộc vào mức độ sưng đau của khớp háng.

    Với trường hợp nhẹ: Người bệnh có thể đi bộ tuy nhiên, cần lưu ý đi bước nhỏ để tránh ảnh hưởng tới vị trí đau nhức. Đồng thời, đi bộ giúp cơ khớp co giãn, tăng cường tuần hoàn máu, mang dưỡng chất tới vùng bị tổn thương.

    Với trường hợp nặng: Người bệnh nên thăm khám và thực hiện luyện tập, điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý đi bộ có thể dẫn tới tình trạng tổn thương nặng hơn, nguy cơ biến chứng cao.

    10.2. Đau khớp háng có uống được glucosamine và canxi không?

    Như các bạn đã biết, canxi và glucosamine là hai hoạt chất có lợi cho xương khớp. Cụ thể, canxi giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn khi vận động. Đồng thời, canxi tái tạo các mô xương bị tổn thương. Trong khi đó, glucosamine là thành phần chính trong mô liên kết, ngăn ngừa thiếu canxi, tăng tiết dịch nhầy giúp xương khớp bôi trơn, cử động linh hoạt.

    Với những công dụng trên, canxi và glucosamine là hai hoạt chất mà người đau khớp háng có thể sử dụng. Tuy nhiên, để biết chính xác liều lượng như thế nào, dùng ra sao thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.

    Hãy sớm chấm dứt những cơn đau khớp háng để trở lại sinh hoạt hàng ngày với tâm trạng vui vẻ. Gọi ngay vào hotline 0343 44 66 99 nếu bạn còn thắc mắc về các bệnh xương khớp. Chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp tất cả thắc mắc.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Đau khớp háng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị”

    1. Trang viết:

      Phụ nữ đang cho con bú có sử dụng viêm khớp tâm bình được không ạ?

    2. Mk bị đau khớp háng ngay đi lại bình thường tối đến thì đau nhức

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rau dền gai chữa gai cột sống – “Bật mí” 5 cách sử dụng 25/01/21
      Rau dền gai chữa gai cột sống là một phương pháp lâu đời. Tuy nhiên, công dụng thực sự và…
      Bài tập chữa cong vẹo cột sống – 12 động tác đơn giản, hiệu quả 17/09/21
      Tập luyện cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị cong vẹo cột sống tại nhà hiệu…
      Đau đầu gối khi co chân – Chớ nên chủ quan 04/08/19
      Đau đầu gối khi co chân hoặc duỗi chân là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống…
      12 bài tập yoga chữa đau thắt lưng ĐÚNG CHUẨN từ chuyên gia 24/09/19
      Đau thắt lưng là hiện tượng phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Các cơn…
      Xem thêm