“Tôi bị đau đầu gối khi chạy bộ. Tình trạng này trước đây không hề xảy ra. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân tại sao và biện pháp khắc phục như thế nào?” (Anh Phan Minh K – 45 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội).
Trong bài viết dưới đây, Ban cố vấn chuyên môn của Dược phẩm Tâm Bình sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ và đưa ra lời khuyên hữu ích.
1. Đau đầu gối khi chạy bộ – Nguyên nhân do đâu?
Đầu gối bị đau khi hoạt động liên tục hoặc chơi thể thao, chạy bộ có thể do vùng gối đang gặp một trong các vấn đề sau đây:
1.1 Hội chứng đau khớp đùi – chè
Khi những bó cơ và gân ở khu vực xung quanh gối, cơ đùi bị căng tức quá mức có thể tạo áp lực lên vùng đầu gối, đặc biệt là khớp gối. Nếu người bệnh đau khớp đùi không được nghỉ ngơi mà vẫn thường xuyên vận động thì những khu vực này có thể bị kích thích dẫn đến viêm, gây đau xung quanh xương bánh chè và phía trước đầu gối.
1.2 Viêm hoạt dịch gân chân ngỗng
Bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng là một cấu trúc hình túi nằm bên trong, giữa hoặc cạnh đầu gối. Nếu túi này bị viêm có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu gối khi chạy bộ, leo cầu thang, vận động thường xuyên…
Cơn đau thường tăng dần cường độ, cảm giác đau âm ỉ từ bên trong đầu gối, giữa xương cẳng chân hoặc vị trí dịch xuống khoảng 5-7cm bên dưới khớp gối.
1.3 Hội chứng dải chậu chày
Hội chứng dải chậu chày là một trong những chấn thương thường gặp nhất ở chân. Đặc biệt, người chạy bộ hay gặp phải tình trạng này do áp lực dồn xuống đầu gối và vùng chân khá nhiều. Khi đó, dải chậu chày sẽ bị siết chặt, tạo ra ma sát ở đầu gối khi co duỗi chân gay đau đớn. Nếu tình trạng nặng, cảm giác đau có thể lan lên phần hông.
1.4 Viêm điểm bám dây chằng bánh chè
Đau đầu gối khi chạy bộ có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm điểm bám dây chằng bánh chè ở đầu gối. Điểm bám này là mấu chốt giúp liên kết các gân với xương. Khi bị viêm, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi ấn vào hoặc vận động.
1.5 Sụn khớp gối bị tổn thương
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến đầu gối đau nhức, vận động khó khăn. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến sụn khớp gối bị tổn thương là tập luyện thể thao, thi đấu, tai nạn, chạy nhảy quá sức… Ngoài ra, ở người lớn tuổi, sụn khớp bị bào mòn, tổn thương do thoái hóa. Khô khớp gối cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau.
1.6 Sụn chêm bị tổn thương
Theo các chuyên gia xương khớp, tổn thương sụn chêm ở người trẻ nguyên nhân chủ yếu do chấn thương trong trạng thái gập gối, chân bị vặn xoắn. Đối với người già, rách sụn chêm thường do thoái hóa; đứng lên ngồi xuống đột ngột trong tư thế bất lợi cũng có thể gây rách sụn.
Khi sụn chêm bị rách, ngoài triệu chứng đau đầu gối khi chơi thể thao, còn có tiếng “nổ” khi sụn rách, đầu gối sưng, khớp gối bị kẹt, khó khăn trong việc co duỗi, di chuyển…
1.7 Bong gân
Trong trường hợp bạn té ngã, trật chân hoặc bị va đập mạnh trước đó thì rất có thể gân ở cổ chân bị bong. Tuy nhiên, một hiện tượng có biểu hiện khá giống bong gân đó là căng cơ, cơ bị rách hoặc bị căng quá mức.
Bên cạnh triệu chứng đau dữ dội ngay sau khi gặp chấn thương, đau âm ỉ sau đó thì bạn sẽ thấy khớp gối sưng phù, bầm tím… Nếu không được nghỉ ngơi, điều trị kịp thời có thể dẫn tới cứng khớp, nặng hơn là tàn phế.
2. Bị đau khớp gối có nên chạy bộ không?
Đau đầu gối có nên chạy bộ? Đây là băn khoăn của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Tất nhiên, nếu tình trạng đau đầu gối ở mức độ nặng, bạn nên dừng tất cả mọi hoạt động có thể tác động đến đầu gối, trong đó có chạy bộ. Quan trọng hơn, cần kiểm tra và đánh giá y tế để biết được nguyên nhân chính xác.
Với những trường hợp đau đầu gối khi chạy bộ liên quan đến chấn thương, cần nghỉ ngơi triệt để; tránh đi lại, vận động mạnh.
Tuy nhiên, nếu đau gối do thoái hóa khớp, người bệnh vẫn có thể duy trì chạy bộ, đạp xe hoặc chơi thể thao với cường độ vừa phải. Theo các chuyên gia, so với đi bộ, khi chạy, thời gian tiếp xúc với mặt đất tương đối ngắn, chiều dài sải chân tương đối dài, có tác dụng giảm tải trọng lên khớp. Đây có thể coi là biện pháp trị liệu phù hợp, giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Cảnh báo thêm:
Đau đầu gối nhưng không sưng – Lý giải nguyên nhân
Đau đầu gối khi lên xuống cầu thang – Nên cẩn trọng với những dấu hiệu này!
3. Cách giảm đau đầu gối khi chạy bộ
Điều trị đau đầu gối khi chạy bộ trước tiên cần tập trung vào giảm triệu chứng sưng đau. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
3.1 Mát-xa thư giãn đầu gối
Việc mát-xa, day ấn vùng đầu gối mang lại cảm giác dễ chịu, giúp thư giãn gân cơ, đồng thời thúc đẩy lưu thông máu đến vùng khớp gối. Không chỉ giúp thư giãn tức thời, thường xuyên mát-xa gối còn giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc đi lại, vận động vào ngày hôm sau.
3.2 Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh phát huy công hiệu tốt trong những trường hợp đau đầu gối khi chạy bộ do căng cơ, bong gân, chấn thương phần mềm… Nhiệt độ thấp có thể giúp giảm sưng, giảm viêm bằng cách giảm nhiệt độ mô, hạn chế máu lưu thông đến khu vực bị đau, từ đó giảm phản ứng của cơ thể.
Để đạt kết quả tốt, cần chườm đá ngay trước 48 giờ kể từ khi khởi phát cơn đau. Lưu ý, cần lót khăn để tránh bỏng lạnh; đồng thời không chườm lạnh khi có vết thương hở.
3.3 Thực hiện các bài tập giúp giảm đau đầu gối khi chạy bộ
Nhiều người quan điểm sai lầm rằng vận động càng khiến đầu gối bị đau. Tuy nhiên, việc áp dụng các bài tập thích hợp giúp giảm nhanh cơn đau, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tham khảo ngay 4 bài tập đơn giản, hiệu quả sau đây:
>>> Xát khớp gối
- Hai chân duỗi thẳng về phía trước, lưng thẳng.
- Dùng hai bàn tay ôm lấy hai bên khớp gối rồi xát đều từ trên xuống
- Thực hiện ngược lại
- Lặp đi lặp lại khoảng 20 lần, làm đều đặn mỗi ngày.
>>> Day khớp gối
- Ngồi trên giường, chân duỗi thẳng
- Hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè
- Thực hiện xoay tròn theo chiều kim đồng hồ
- Thực hiện khoảng 20 lần theo chiều xuôi, 20 lần theo chiều ngược
- Ngày làm khoảng 2-3 lần
>>> Miết khớp gối
- Ngồi sao cho cẳng chân vuông góc với đùi
- Hai ngón cái đặt vào đầu gối (phía trước đầu gối)
- Các ngón còn lại ấp vào khoeo (phía sau đầu gối)
- Hai ngón cái dùng lực vừa phải miết hướng vào tâm (phía trước đầu gối)
- Tiếp tục miết từ tâm ra phía sau đầu gối dọc theo khe khớp gối.
- Lặp lại với chân bên kia, mỗi bên khoảng 20 lần.
3.4 Bấm huyệt giảm đau đầu gối
Bấm huyệt chữa đau đầu gối khi chạy bộ là phương pháp Y học cổ truyền mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, tương tự các biện pháp chữa tại nhà khác, cần kiên trì thực hiện. Một số huyệt sau đây thường được bấm để chữa đau khớp gối:
- Huyệt âm lăng tuyền
- Huyệt huyết hải
- Huyệt túc tam lý
- Huyệt ủy trung
- Huyệt thừa sơn
Xác định chính xác vị trí rồi day ấn nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút để giảm đau sưng, giúp máu lưu thông tốt.
3.5 Sử dụng thuốc
Đau đầu gối khi chơi thể thao nếu áp dụng các phương pháp chữa bệnh tại nhà như trên mà không cải thiện được, người bệnh cần thăm khám và điều trị bằng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. Trong trường hợp cơn đau kéo dài và quá sức chịu đựng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để chấm dứt tình trạng đau.
4. Lưu ý để ngăn ngừa đau đầu gối khi chạy bộ
Đa số các chấn thương ở chân, vùng gối đều đến do chạy sai kỹ thuật. Vì vậy, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần khởi động thật kỹ, kéo căng cơ trước khi chạy để cơ thể thích nghi, hạn chế chấn thương trong khi chạy.
- Chạy đúng kỹ thuật: Khi chạy, giữ mũi chân thẳng, 2 bàn chân song song với nhau, tay vung nhẹ nhàng.
- Không tiếp đất bằng mũi bàn chân vì dễ gây tổn thương ở khớp cổ chân
- Nên đặt chân xuống đất bằng cả bàn chân, bắt đầu từ gót rồi đến mũi bàn chân.
- Không xoay chân quá nhiều vì có thể khiến gân cơ bị co kéo gây đau.
- Chỉ nên chạy khoảng 3-4 lần/ tuần. Tăng dần quãng đường và vận tốc sao cho phù hợp với thể trạng sức khỏe.
- Lựa chọn cung đường mát mẻ, trong lành, hạn chế mấp mô, gồ ghề.
- Mang giày vừa vặn, mềm mại để đôi chân được thoải mái.
- Mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
- Nên chạy sau khi ăn khoảng 2 giờ và ăn sau khi chạy khoảng 30 phút.
Trên đây là tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối khi chạy bộ. Ngoài những biện pháp cải thiện trên, bạn nên bổ sung các sản phẩm thảo dược tự nhiên giúp xương khớp khỏe mạnh, vận động linh hoạt. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn cụ thể.
>>> XEM THÊM:
- Giải pháp hàng đầu cho xương khớp từ thảo dược tự nhiên
- 8+ bài thuốc chữa đau khớp gối đơn giản, an toàn, hiệu quả tại nhà
- Đau khớp gối ở người già – Đừng chủ quan
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”