Đau đầu gối khi co chân - Chớ nên chủ quan - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau đầu gối khi co chân – Chớ nên chủ quan

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    04/08/19

    Đau đầu gối khi co chân hoặc duỗi chân là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, nhưng cũng vì thế mà nhiều người chủ quan và bỏ qua. Chỉ đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, tần suất cơn đau tăng lên thì nhiều người mới lo lắng. Vậy, đau đầu gối khi co chân là hiện tượng gì và làm sao để khắc phục vấn đề này?

    5/5 - (220 bình chọn)

    1. ĐAU ĐẦU GỐI LÀ GÌ?

    Đau đầu gối là triệu chứng phản ánh tình trạng tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Cơn đau có thể xuất phát do các chấn thương hoặc là triệu chứng của bệnh lý về xương như thoái hóa khớp, viêm khớp, ung thư xương…

    Các biểu hiện cụ thể của đau đầu gối gồm:

    – Sưng và cứng khớp gối

    – Đỏ và ấm khi chạm vào

    – Có tiếng lạo xạo khớp gối

    Đau đầu gối là tình trạng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau

    Đau đầu gối phản ánh tình trạng tổn thương khớp gối

    2. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối khi co chân

    Với cấu trúc bao gồm bốn xương, bốn dây chằng và gân, giúp cho đầu gối dễ dàng xoay quanh, uốn cong và duỗi thẳng nhưng đồng thời cũng rất dễ khiến cho đầu gối bị tổn thương. Triệu chứng đau đầu gối xuất hiện thường do nhiều tác động khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

    1. Các bệnh lý về xương khớp

    Đau đầu đối khi co chân có thể là triệu chứng của các bệnh như: Thoái hóa xương khớp, loãng xương, viêm nhiễm khớp gối. Khi mắc phải những bệnh lý này, phần sụn khớp bên trong gối sẽ mất đi từng ngày, khiến cho hai đầu xương sẽ bị cọ xát và mỗi khi cử động sẽ gây ra hiện tượng đau đầu gối khi co, duỗi chân.

    2. Do chấn thương

    Đau đầu gối khi co chân gây khó khăn cho quá trình vận động

    Đau đầu gối khi co chân gây khó khăn cho quá trình vận động

    Một số chấn thương đầu gối có thể ảnh hưởng đến dây chằng, sụn khớp và các cấu trúc liên quan dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi co, duỗi chân như:

    Chấn thương dây chằng chéo đầu gối: Chấn thương này thường gặp phải ở những người chơi bóng rổ, đá bóng, cầu lông.

    Nứt gãy xương đầu gối: Một số xương ở đầu gối như xương bánh chè bị tổn thương do va chạm mạnh trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, những người loãng xương đôi khi xuất hiện những vết nứt gãy đơn giản nếu như hoạt động sai tư thế.

    Trật xương bánh chè: Hiện tượng này xảy ra khi xương bánh chè bao phủ phía trước đầu gối bị trượt ra vị trí ban đầu. Đi kèm đó là một số triệu chứng như: Đau đầu gối, khó khăn trong việc duỗi chân, sưng đột ngột đầu gối.

    3. Làm việc sai tư thế

    Làm việc sai tư thế có thể làm ảnh hưởng đến đầu gối của bạn. Trong một số trường hợp đây cũng là nguyên nhân gây nên đau đầu gối khi co duỗi chân. Do đó, bạn không nên chủ quan xem nhẹ vấn đề này, nên vận động, làm việc đúng tư thế để tránh các dấu hiệu về sung đau đầu gối.

    4. Do thừa cân, béo phì

    Trọng lượng cơ thể lớn khiến đầu gối phải chịu đựng một lực rất lớn, lâu dần lớp sụn chêm khớp gối bị bào mòn gây đau đầu gối mỗi khi di chuyển. Về lâu dài sẽ có nguy cơ gây nên dấu hiệu đau đầu gối khi co hoặc duỗi chân.

    >> Tìm hiểu nhanh: Bệnh viêm khớp gối có nguy hiểm không? Phương pháp phòng bệnh

    3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG ĐAU ĐẦU GỐI HIỆU QUẢ

    Đau đầu gối tuy không phải là triệu chứng gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây bất tiện và làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người. Do đó, để loại bỏ tình trạng này người bệnh cần phải có những phương pháp điều trị thích hợp.

    3.1. Dùng thuốc

    Nếu tình trạng đau đầu gối xảy ra thường xuyên người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị phù hợp. Thông thường, để điều trị đau đầu gối mỗi khi co chân do bệnh lý, bác sĩ sẽ ưu tiên cho người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau kết hợp cùng với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.

    3.2. Châm cứu bấm huyệt

    Đầu gối có vấn đề không chỉ có các triệu chứng đau nhức mà còn ảnh hưởng đến vận động. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể áp dụng thủ thuật châm cứu, bấm huyệt theo hướng dẫn sau:

    Bấm huyệt giúp thuyên giảm tình trạng đâu đầu gối

    Bấm huyệt giúp thuyên giảm tình trạng đâu đầu gối

    Bước 1: Duỗi thẳng chân, dung tay đặt lên xương bánh chè, sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện thao tác này khoảng 20 lần sau đó tương tự làm theo chiều ngược lại.

    Bước 2: Bạn ngồi trên giường, cẳng chân vuông góc với đùi sau đó dùng hai tay ôm lấy 1 bên khớp gối co duỗi nhẹ đều đặn khoảng 20 lần. Tương tự bạn thực hiện với chân còn lại.

    3.3. Vật lý trị liệu

    Tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối của bạn sẽ làm cho nó ổn định hơn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn tập vật lý trị liệu hoặc các bài tập tăng cường sức chịu đựng của đầu gối dựa trên tình trạng cụ thể gây ra cơn đau của bạn.

    3.4. Phẫu thuật

    Trong trường hợp nghiêm trọng, các phương pháp điều trị thông thường không đem lại hiệu quả, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành phẫu thuật.

    4. PHÒNG TRÁNH ĐAU ĐẦU GỐI

    Để phòng tránh tình trạng đau đầu gối, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Cụ thể là những thực phẩm dưới đây:

    – Vitamin C và vitamin D: sữa, cá, dầu gan cá, trứng cá, súp lơ, ớt…

    – Canxi: phô mai, ngũ cốc dinh dưỡng, cải xoăn, hải sản, bắp…

    – Chất béo omega-3: cá thu, cá hồi, hàu,…

    Bên cạnh đó bạn cần có lối sống khoa học và lành mạnh:

    – Kiểm soát trọng lượng của cơ thể, tránh trình trạng thừa cân béo phì

    – Duy trì thói quen luyện tập thể dục, những người bị đau đầu gối nên đi bộ nhẹ nhàng

    – Hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng, stress

    Đau đầu gối khi co chân không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng. Nhất là khi không có phương pháp chữa trị hiệu quả, bạn sẽ đứng trước nguy cơ gặp phải những biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, cũng không nên tự ý uống các loại thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và dạ dày.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    14 bình luận cho “Đau đầu gối khi co chân – Chớ nên chủ quan”

    1. Trần Thị Thanh Thuý viết:

      Mình đang cho con bú có sử dụng được thuốc này không?

    2. nguyễn Thị Minh Tâm viết:

      Mình đang cho con bú có sử dụng được thuốc này không?
      Bé được 3 tháng,đầu gối đâu khi co gập và rất nhức,khi co gập phát ra tiếng lớn.

      • Chào bạn Minh Tâm, đau nhức xương khớp thường hay gặp ở phụ nữ sau sinh do trọng lượng em bé tăng lên liên tục trong suốt thời kì mang thai. Em bé mới được 3 tháng, bạn nên để sau khi cai sữa hãy sử dụng sản phẩm nhé. Để hỗ trợ cải thiện tình trạng trên, bạn nên chú ý không mang vác vật nặng, tránh ngồi xổm, leo cầu thang nhiều do các dây chằng khớp gối sau sinh còn lỏng lẻo. Ngoài ra bạn Minh Tâm cũng nên tập những bài tập nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết, tránh chạy bộ nhiều trong thời gian này bạn nhé. Chúc 2 mẹ con sức khỏe !

    3. Ngọc Tuyền viết:

      Do em ngồi làm việc giống tư thế ngồi xếp bằng khi mõi quá em mới duỗi chân ra và thay đổi chân, nhưng làm đc 3 tuần thì 2 đầu gối em lúc nào cũng đau nhức, giờ đi lại cũng thấy cứng nhắc và khó chịu, 2 đầu gối hay phât ra tiếng rắc , vậy làm thế nào đây bác sĩ, em cám ơn ạ.

      • Chào bạn, bạn năm nay bao nhiêu tuổi? Đặc thù công việc khiến bạn ngồi xếp bằng nhiều, nhanh mỏi, có thể gây ra khô khớp gối gây cứng nhắc và khó khăn khi cử động. Bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định mức độ khô khớp cũng như tổn thương khớp nếu có. Từ đó bác sĩ sẽ kê đơn điều trị cụ thể cho tình trạng của bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    4. Chào Dung, cấp độ đau và tần suất đau của bạn ở tình trạng như thế nào? Đau cơ sau gối có thể do nhiều nguyên nhân như vấn đề về xương khớp (viêm khớp, viêm gân, viêm bao hoạt dịch…), u nang, huyết khối tĩnh mạch…hoặc do chấn thương trước đó của bạn. Nếu đã gặp tình trạng này một thời gian và chưa xác định được nguyên nhân, tình trạng ngày càng tăng nặng thì bạn nên đi kiếm tra tại cơ sở y tế uy tín gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp xử lý phù hợp nhé
      Ngoài ra, để cải thiện tình trạng bạn nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên với những bài tập phù hợp; Cần khởi động đúng cách và giãn cơ trước khi tập; Không ngồi lâu 1 vị trí; Ngồi đúng tư thế; Không mang vật nặng; Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp.
      Chúc bạn sức khỏe!

    5. Nguyễn vân viết:

      Con mình mới đk 3 tháng.nhưng đầu gối khi co vào duỗi ra rất đau và nhức.cảm giác như rất là căng gối.nguyên nhân vì sao vậy ạ

      • Không biết bạn đang nói vấn đề này là con bạn hay bạn gặp phải ạ?
        Trường hợp đau xương khớp sau sinh có thể do các nguyên nhân thiếu khoáng chất (Ca, Mg…), vấn đề xương khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp…) hoặc do một số chấn thương tại vị trí đầu gối trước đây bạn có gặp phải. Để hiểu rõ hơn tình trạng và có những tư vấn chính xác, bạn có thể để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp hotline 0343446699 để được các Dược sĩ Tâm Bình hỗ trợ giải đáp nhé.
        Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    6. Mình bị đau mỏi khớp gối khi đi lại nhiều, còn có cảm giác đau tê xuống 2 gióng chân. Càng ngày mình thấy đau nhiều hơn. Hiên mình chưa dùng thuốc gì mà tập yoga tại nhà được 4 năm

      • Chào bạn, biểu hiện đau mỏi tại khớp gối ngày càng tăng có thể là dấu hiệu bạn gặp 1 số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa xương khớp, loãng xương, viêm nhiễm khớp gối…Không biết công việc mình có phải lao động nặng nhọc hay cơ thể bạn có thừa cân hoặc bạn đứng/ ngồi làm việc nhiều nhưng sai tư thế cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
        Để hiểu hơn về tình trạng và có những tư vấn cho bạn tốt nhât, bạn chú ý điện thoại để được hỗ trợ nhé!

    7. Ngô Vân viết:

      Tôi năm nay 25 tuổi, dạo gần đây tôi có lên cân từ 50 lên 53 54 trong 3 tháng kể lại đây và 2 tuần trở lại đây chân phải tôi có hiện tượng khi ngủ nếu duỗi thẳng chân thì sáng ra chân rất tê và dùng lực để co lại và cử động thì khớp gối rất đau và khá là khó cử động. Thì là dấu hiệu bệnh lí gì và có thể cải thiện tại nhà không?

      • Chào bạn, tình trạng này đã kéo dài 1 thời gian, nếu không gặp chấn thương gì gần đây bạn nên đi thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp, tránh tình trạng tiến triển nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của mình nhé
        Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về bệnh lý xương khớp bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được giải đáp nhé!

    8. Xin chào Bác sỹ ạh.
      Tôi năm nay 43 tuổi, khớp gối khó khăn khi có duỗi mỗi buổi sáng thức dậy. Tôi luôn thực hiện việc khởi động nhẹ nhàng và sâu đó tập thể dục thì thấy êm. Nhưng cứ sáng ngủ dậy co đầu gối lại bị đau và đi khệnh khạng ạh. Xin BS tư vấn giúp ạh. Tôi cảm ơn Bs.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tê bì chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị 03/12/23
      Tê bì chân tay gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và công việc hằng ngày. Liệu đây có phải…
      Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị? 02/10/19
      Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức…
      Đau cổ bên trái là bệnh gì? Nguyên nhân và hướng điều trị 21/09/21
      Tự nhiên bị đau cổ bên trái dai dẳng, thậm chí là dữ dội không chỉ khiến nhiều người cảm…
      Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Áp dụng 4 cách điều trị hiệu quả 29/07/21
      Không ít người gặp phải tình trạng tê đầu ngón tay và băn khoăn không biết tê đầu ngón tay…
      Xem tất cả bài viết