Bị đau căng cơ do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Bị đau căng cơ do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    29/09/21

    Đau căng cơ rất dễ nhầm lẫn với nhiều cơn đau xương khớp khác của cơ thể. Tình trạng này thường gặp ở các vận động viên thể thao. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng lại gây bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng từ đó có cách phòng tránh và xử lý các cơn đau kịp thời.

    5/5 - (19 bình chọn)

    1. Đau căng cơ là gì?

    Đau căng cơ là tình trạng đau do sự kéo giãn quá mức, vượt ra khỏi giới hạn chịu đựng của cơ, thậm chí gây rách cơ. Đây là hệ quả của việc luyện tập thể thao quá sức, sử dụng cơ bắp không đúng cách hoặc do chấn thương,… Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ cơ bắp nào nhưng chủ yếu là các vùng cơ ở lưng, cổ, gân kheo.

    • Trường hợp nhẹ: Cơ bị kéo căng lệch quỹ đạo, nhưng đa phần vẫn còn nguyên vẹn.
    • Mức độ nặng: Các sợi cơ có thể bị rách hoàn toàn.

    đau căng cơ

    2. Nguyên nhân gây đau căng cơ

    Một số nguyên nhân khiến cơ bị kéo giãn quá mức có thể kể đến như:

    • Không khởi động cẩn thận trước khi tập thể dục, chơi thể thao hay tham gia cá hoạt động thể chất.
    • Độ giãn của cơ bắp kém, thiếu mềm dẻo, linh hoạt.
    • Tập luyện với cường độ cao, trong thời gian dài.
    • Xảy ra do chấn thương khi chơi thể thao, lao động,…
    • Bê vác đồ nặng quá sức.
    • Các thao tác lao động, làm việc có tính chất lặp lại thường xuyên và kéo dài.

    Ngoài ra, thời tiết lạnh cũng dễ khiến các cơ bị co cứng, dẫn đến đau căng cơ cấp tính.

    3. Triệu chứng căng cơ

    Khi cơ bị căng quá mức sẽ xuất hiện một số triệu chứng như :

    triệu chứng Biểu hiện cụ thể
    ✅ Đau nhức cơ Cơn đau xuất hiện khắp cơ bắp, đau cả khi nghỉ ngơi, và tăng lên khi vận động hoặc cử động vùng cơ tổn thương.
    ✅ Sưng phù, bầm tím Vùng cơ tổn thương sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy, bầm tím. Sờ vào da có cảm giác mềm, nóng sốt.
    ✅ Mất lực Các cơ trở nên yếu, không có lực.
    ✅ Hạn chế vận động Khó khăn hoặc bị hạn chế khi vận động, cử động cơ. Trong trường hợp căng cơ chân (cơ đùi, bắp chân) sẽ cảm thấy di chuyển, đi lại khó khăn.

    Các cơn đau do căng cơ nhẹ đến trung bị có thể tự khỏi trong một vài tuần. Tuy nhiên, các trường hợp nặng có thể kéo dài trong vài tháng.

    4. Chẩn đoán

    Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra các vị trí sưng, đau trên cơ thể người bệnh. Đánh giá cường độ đau, từ đó xác định được mức độ tổn thương.

    Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm :

    • Chụp X-quang: Loại trừ các trường hợp gây gãy xương.
    • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp xác định trường hợp rách cơ, tổn thương dây chằng hoặc gân. Tuy nhiên rất hiếm khi cần đến phương pháp này. Bởi các chẩn đoán có thể được xác định rõ ràng qua khám lâm sàng.

    5. Các phương pháp xử lý đau căng cơ

    Đau căng cơ có thể được cải thiện bằng các giải pháp như sau:

    5.1 Giảm đau bằng chườm lạnh

    Chườm lạnh là cách giảm đau hiệu quả trong trường hợp này. Việc làm này sẽ giúp các mạch máu co lại, hạn chế ứ dịch tại khu vực tổn thương. Từ đó giảm sưng tấy và xoa dịu cơn đau hiệu quả.

    Cách thực hiện :

    • Cho đá vào túi chườm hoặc dùng khăn bọc lại.
    • Chườm nhẹ nhàng lên vùng cơ đau từ 10-15 phút.
    • Thực hiện nhiều lần trong ngày. Mỗi lần có thể cách nhau chừng 1 tiếng.
    Chườm lạnh giam đau căng cơ

    Chườm lạnh giúp giảm sưng nề, cải thiện cơn đau do căng cơ hiệu quả

    5.2 Băng bó cơ

    Vùng cơ bị căng cần được bảo vệ để tránh tổn thương nặng hơn. Sử dụng băng nén có tính đàn hồi tốt để quấn xung quanh vùng bị thương đến khi tình trạng sưng giảm bớt. Lưu ý quấn băng vừa phải, việc quấn quá chặt có thể ảnh hưởng đến khả năng lưu thông và tuần hoàn máu.

    5.3 Sử dụng thuốc

    Các loại thuốc giảm đau thường không được khuyến khích sử dụng trong trường hợp này, bởi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Đặc biệt như aspirin hoặc ibuprofen. Trong trường hợp, cơn đau nhức gây khó chịu cho bạn, có thể dùng paracetamol để giảm đau trong khoảng 48 tiếng sau căng cơ.

    Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau hay giãn cơ nào.

    đau căng cơ uống thuốc gì

    Các loại thuốc nên được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng

    Hầu hết các trường hợp căng cơ sẽ thuyên giảm sau 2-3 ngày khi được xử lý đúng cách. Lúc này, bạn có thể trở lại tập luyện với cường độ thấp và từ từ tăng dần để các cơ thích nghi. Trong trường hợp căng cơ nặng, đã qua sơ cứu nhưng không cải thiện, cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, bạn cần đến các cơ sở y tế khám để được điều trị kịp thời.

    6. Lưu ý khi bị đau do căng cơ

    Ngoài việc xử lý cơn đau đúng cách, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Không chườm nóng hoặc xoa bóp vùng cơ tổn thương bằng dầu hay rượu. Điều này có thể khiến các dây chằng mất đi tính đàn hồi, bị xơ chai, khó hồi phục về trạng thái ban đầu.
    • Không vận động mạnh: Việc vận động mạnh khi các cơ chưa hồi phục rất dễ khiến chấn thương nặng hơn, gây ra biến chứng cho vùng tổn thương.

    7. Phòng ngừa tình trạng căng cơ như thế nào?

    Để tránh xuất hiện những cơn đau do căng cơ gây ra, chúng ta cần:

    • Khởi động đầy đủ trước khi tập luyện, chơi thể thao.
    • Uống đủ nước trong quá trình tập luyện.
    • Hạn chế ngồi quá lâu một chỗ.
    • Nâng vật nặng một cách cẩn thận.
    • Mang giày phù hợp với chân, nhất là khi chơi thể thao.

    Nhìn chung, đau căng cơ là tình trạng khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải, nhất là khi tập luyện thể thao. Do đó, việc biết cách xử lý và phòng tránh căng cơ là hết sức quan trọng để tránh những cơn đau không đáng có.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 07/12/23
      Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, khó khăn khi vận động, thậm…
      Đau xương cụt sau sinh – Nguyên nhân và cách xử lý 17/07/21
      Đau xương cụt sau sinh là hiện tượng nhiều phụ nữ gặp phải. Nó không chỉ gây khó chịu, bất…
      Mách bạn [10+] cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam hiệu quả tại nhà 10/11/20
      Chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam có hiệu quả không, chữa thế nào cho đúng và có những cách…
      Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 28/09/23
      Vôi hóa cột sống là hiện tượng lão hóa tự nhiên của cơ thể thường gặp nhất ở tuổi trung…
      Xem thêm