Bị mất ngủ có sút cân không? Câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi, hiện nay không ít người gặp phải tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ khiến họ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chi tiết và đầy đủ.
1. Mối liên hệ giữa giấc ngủ và cân nặng
Nhiều người cho biết họ bị tăng cân khi mất ngủ nhưng lại có trường hợp nói họ bị sút cân. Vậy thì mất ngủ có mối liên hệ như thế nào với cân nặng.
Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ nếu chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và được khắc phục thì không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu diễn ra trong thời gian dài (mất ngủ mạn tính) thì bệnh sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe. Trong đó, có sự thay đổi bất thường về cân nặng.
1.1. Mất ngủ gây sụt cân
Mất ngủ kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải. Điều này có thể dẫn tới tình trạng ăn uống không ngon miệng, chán ăn ở nhiều người.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, khi mất ngủ do căng thẳng não sẽ tiết ra hormone adrenalin để chống lại. Hormone này khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém gây chán ăn.
Ngoài ra, thiếu ngủ mãn tính có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
1.2. Mất ngủ gây tăng cân
Bên cạnh những người sút cân thì mất ngủ cũng có thể gây tăng cân. Thực tế, sau 1 thời gian sụt cân do mất ngủ cơ thể có xu hướng bù trừ, đòi hỏi tăng cường hấp thụ thức ăn.
Bên cạnh đó, thiếu ngủ làm gián đoạn quá trình sản xuất leptin (hormone gây no) và ghrelin (hormone gây đói). Điều này khiến cho người bệnh có cảm giác đói và thèm ăn liên tục, nhất là thực phẩm không lành mạnh.
Đồng thời, người mất ngủ thường có thói quen ngủ bù vào ngày hôm sau. Điều này khiến thời gian vận động giảm, tăng nguy cơ béo phì.
Mất ngủ kéo dài – Ngày càng nhiều người mắc phải hội chứng này
2. Bị mất ngủ có sút cân không?
Mất ngủ có sút cân không? Câu trả lời là có. Với thông tin vừa cung cấp ở trên, mất ngủ hoàn toàn có thể khiến bạn bị sụt cân. Vậy thì mất ngủ sụt cân do đâu?
2.2. Mất ngủ sụt cân không do bệnh lý
Như đã phân tích ở trên, khi mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ trong thời gian dài. Hầu hết người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn hoặc ít có cảm giác đói. Điều này khiến cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết. Lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng sụt cân.
Rất nhiều trường hợp sau thời gian mất ngủ thường rơi vào tình trạng sụt cân trầm trọng. Như bà Phạm Thị Khuyến (62 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội). Bà mắc bệnh mất ngủ hơn 1 năm, đêm nào cũng chỉ vỏn vẹn 2-3 tiếng, cứ đến 1 giờ sáng là tỉnh giấc. Chỉ trong vòng 1 năm mất ngủ bà sụt 7kg, người gầy rộc, thậm chí phải đi truyền nước.
2.3. Mất ngủ sụt cân do bệnh lý
Tình trạng mất ngủ sụt cân thường gắn liên với bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, huyết áp, dạ dày, bệnh thân, thậm chí ung thư… Những bệnh lý này kèm mất ngủ có thể gây ra tình trạng sụt cân mất kiểm soát.
3. Mất ngủ sụt cân có nguy hiểm không?
Mất ngủ nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mất ngủ kéo dài kèm sụt cân thì cần chú ý. Bởi, điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy.
- Mất ngủ kéo dài có thể gây ra tình trạng chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể. Điều này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như thiếu máu, suy giảm trí nhớ, thậm chí là đột quỵ, tai biến.
- Nếu tình trạng mất ngủ sụt cân đi kèm bệnh lý thì sẽ nguy hiểm hơn vì gây ra hệ lụy nặng nề.
- Và có thể bạn không biết, sau một thời gian sụt cân, cơ thể đòi hỏi hấp thu thức ăn nhiều hơn. Điều này sẽ gây ra tình trạng tăng cân không kiểm soát.
Tóm lại mất ngủ có thể gây ra sụt cân và tăng cân. Điều này đều ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Và việc cải thiện tình trạng mất ngủ là điều nên làm và vô cùng quan trọng. Do đó, cần thăm khám và điều trị sớm khi gặp phải tình trạng mất ngủ.
4. Cách khắc phục tình trạng mất ngủ sụt cân
Để tránh tình trạng mất ngủ và sụt cân ảnh hưởng tới sức khỏe, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân. Từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Với những trường hợp mất ngủ do bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh lý đi kèm. Với những trường hợp mất ngủ không do bệnh lý, thường được chỉ định phương pháp sau:
4.1. Điều trị mất ngủ bằng thuốc tây
Thuốc được sử dụng dựa trên nguyên nhân gây bệnh và mức độ triệu chứng. Dưới đây là những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định:
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Nhóm thuốc dùng cho những người bị mất ngủ do rối loạn lo âu, căng thẳng. Thuốc có tác dụng an thần, giải tỏa căng thẳng, lo âu. Những loại thường được dùng như Anafranil, Mirastad.
- Melatonin: Thuốc có tác dụng bổ sung hàm lượng melatonin bị thiếu trong cơ thể. Từ đó cải thiện tình trạng khó ngủ, giúp người bệnh dễ ngủ, ngủ sâu giấc.
- Thuốc ngủ: Các loại thuốc thường được sử dụng như Stilnox, Zopistad… Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ, tăng cảm giác buồn ngủ, thường chỉ định cho trường hợp mất ngủ nặng.
- Thuốc an thần kinh mới: Amisulpride, Quetiapine, Olanzapine… Đây là nhóm thuốc điều trị mất ngủ mạnh. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định.
4.2. Uống trà trị mất ngủ
Sử dụng những loại trà trị mất ngủ là phương pháp đơn giản, ít tốn kém và có hiệu quả. Vì vậy, nhiều trường hợp lựa chọn giải pháp này trước khi sử dụng thuốc tân dược.
Những loại trà cải thiện mất ngủ thường được truyền tai nhau:
- Trà hoa cúc: Thảo dược này có đặc tính an thần, giảm căng thẳng, đồng thời thư giãn hệ thần kinh trung ương. Từ đó, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
- Trà lạc tiên: Loại trà không thể thiếu của người mất ngủ. Vị thuốc này cũng xuất hiện nhiều trong các sản phẩm điều trị mất ngủ. Bởi, các hoạt chất như Alacoid, Flanonoid, Saponin tác động vào hệ thần kinh, giúp thư giãn não bộ.
- Trà tim sen: Trong Đông y, tim sen có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc.
>>> 20+ mẹo chữa mất ngủ tại nhà – Thoát ngay cảnh “đếm cừu” mỗi tối
4.3. Tập thiền và yoga cải thiện mất ngủ, sụt cân
Các chuyên gia mất ngủ khuyên người bệnh nên thực hiện các bài tập yoga, thiền để cải thiện tình trạng mất ngủ. Trong đó, thiền giúp điều hòa nhịp thở, tịnh tâm, an thần và tăng cảm giác buồn ngủ. Yoga giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng thần kinh. Từ đó, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc.
Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập yoga và ngồi thiền bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe.
4.4. Chú ý chế độ dinh dưỡng khoa học
Nhiều người cho rằng chế độ dinh dưỡng không liên quan gì tới mất ngủ. Thực tế, nếu người bệnh ăn uống khoa học, lành mạnh cũng cải thiện mất ngủ và sụt cân.
Theo chuyên gia, với những người sụt cân khi mất ngủ nên ăn uống lành mạnh như rau xanh, trái cây tươi, hạt, cá, trứng, dầu thực vật…
Đặc biệt, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt, omega-3, canxi… từ chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là thực phẩm có lợi cho sức khỏe tổng thể, tăng cường đề kháng, cung cấp năng lượng giúp tăng cân.
Ngoài ra, người mất ngủ nên bổ sung thực phẩm như cá hồi, bắp cải, gan, các loại đậu… Chúng chứa vitamin B1 giúp kích thích sản sinh melatonin tự nhiên. Từ đó có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Ngoài ra, để hạn chế mất ngủ, người bệnh cũng tránh uống rượu bia, đồ uống chứa caffeine. Đồng thời, hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn.
4.5. Thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể
Hãy thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể phù hợp. Người trưởng thành cần ngủ đủ 8 tiếng/ đêm và nên đi ngủ trước 23 giờ.
Ngoài ra, bạn cũng cần đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Khi đó, đồng hồ sinh học đã được thiết lập giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý vệ sinh giấc ngủ của mình. Tối thiểu 1 giờ trước khi đi ngủ không tiếp xúc với ánh sáng xanh (điện thoại, máy tính…). Chỉ lên giường khi đến giờ đi ngủ và luôn giữ phòng ngủ sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp.
5. Biện pháp phòng ngừa mất ngủ sút cân
Mất ngủ sụt cân có thể do bệnh lý hoặc do cơ thể suy nhược vì mệt mỏi. Để tránh tình trạng này, người bệnh nên chú ý những điều sau:
- Tìm ra nguyên nhân mất ngủ, nếu mất ngủ do bệnh lý thì cần phải điều trị triệt để. Từ đó tình trạng mất ngủ, sụt cân sẽ được cải thiện.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, thăm khám 6 – 12 tháng/ lần.
- Luôn giữ cho mình suy nghĩ tích cực, vui vẻ. Tránh căng thẳng, lo âu quá mức.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh tiêu thụ những thực phẩm kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu, cá… để tăng cường vitamin, khoáng chất.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Nên dành thời gian thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và cải thiện giấc ngủ. Bạn có thể tập yoga, thiền, nghe nhạc nhẹ để thư giãn đầu óc.
- Hãy vệ sinh giấc ngủ và thiết lập đồng hồ sinh học.
Tóm lại, câu trả lời “bị mất ngủ có sút cân không” là có. Tuy nhiên, hầu hết sụt cân là do nguyên nhân bệnh lý nào đó. Để cải thiện tình trạng này, tốt nhất bạn nên thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu còn băn khoăn nào về tình trạng mất ngủ, sụt cân liên hệ hotline 1800 282885 để được hỗ trợ.
Xem thêm:
- 15 tinh dầu trị mất ngủ – Giúp bạn thư giãn và ngủ sâu giấc
- Bị mất ngủ uống gì? – Tham khảo ngay 16 loại thức uống này
- 10 cách ngâm chân trị mất ngủ – Chỉ 15 phút nhưng ngủ sâu cả đêm
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Mối liên hệ giữa mất ngủ và cân nặng
https://www.ncoa.org/adviser/sleep/sleep-and-weight-loss/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.