Bị mất ngủ uống gì? 16 loại thức uống giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Bị mất ngủ uống gì? 16 loại thức uống giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    30/12/23

    Khó ngủ, mất ngủ khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu tỉnh táo. Điều này gây ra nhiều hệ lụy, không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn sức khỏe. Đó là lý do nhiều người mách các loại thức uống an thần giúp ngủ ngon, sâu giấc. Vậy, bị mất ngủ uống gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.

    5/5 - (4 bình chọn)

    1. Mất ngủ kéo dài gây ra những tác hại gì?

    Mất ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

    Mất ngủ chủ yếu xảy ra ở tuổi trung niên, người cao tuổi nhưng hiện nay giới trẻ cũng đang gặp phải hội chứng này. Tình trạng này nếu không được khắc phục sẽ gây ra hậu quả sau:

    • Nếu không có giấc ngủ ngon, cơ thể không được nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc bạn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo. Điều này khiến cho bạn làm việc, học tập không tập trung, người mệt mỏi, uể oải.
    • Một giấc ngủ không ngon cũng được biểu hiện trên khuôn mặt khiến bạn không tươi vui, mắt thâm quầng…
    • Tính khí dễ cáu gắt, khó chịu, thậm chí là có hành vi không tốt với người bên cạnh.
    • Thiếu ngủ dễ sinh ảo giác, có thể dẫn tới tình trạng ngủ gật khi lái xe hoặc làm việc khác… Điều này có thể gây nguy hiểm cho bản thân.
    • Theo thống kê lâm sàng, mất ngủ thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường type II, bệnh lý tim mạch, trầm cảm, bệnh gan mật…
    • Mất ngủ cũng khiến cho da của bạn xấu hơn, xuất hiện mụn và nhiều vết nhăn.

    Bởi vậy, nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng mất ngủ, nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

    Bị mất ngủ uống gì

    Xem thêmMất ngủ kéo dài – Tình trạng phổ biến ở người trẻ lẫn người cao tuổi

    2. Bị mất ngủ uống gì để dễ ngủ? Tham khảo 16 thức uống đơn giản này

    Bên cạnh thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, bạn có thể bổ sung thêm một số loại thức uống giúp thanh nhiệt, dưỡng tâm, an thần. Từ đó, tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện, giảm suy nhược thần kinh.

    Dưới đây là 16 loại thức uống giúp bạn giảm căng thẳng thần kinh, dễ ngủ:

    2.1. Bị mất ngủ uống gì? Thử ngay trà hoa cúc

    Nghiên cứu ở 60 người lớn tuổi khi dùng 400mg chiết xuất hoa cúc trong 28 ngày liên tiếp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu khác ở 80 phụ nữ suy giảm chất lượng giấc ngủ đã được cải thiện đáng kể sau 2 tuần sử dụng hoa cúc.

    Có thể nói, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện sức khỏe làn da, hoa cúc còn giúp giảm lo âu, mất ngủ.

    Để pha trà hoa cúc tại nhà, bạn hãy cho 20g hoa cúc khô vào ấm, sau đó thêm 250ml nước sôi. Hãm trà trong 5 – 10 phút, uống ngay khi còn ấm.

    2.2. Uống trà tim sen giúp an thần, giải phóng căng thẳng

    Trà tim sen thường được dùng để điều trị chứng mất ngủ, tâm lý bất ổn, lo âu, hồi hộp. Theo Đông y, tim sen có tính hàn, vị đắng, tác dụng thanh tâm, trấn kinh và an thần. Vì vậy, nếu uống trà tâm sen mỗi ngày sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.

    Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trà tim sen chứa alkailoid gồm asparagine và niciferin. Hoạt chất này có khả năng kích thích não bộ, giải phóng căng thẳng, làm dịu thần kinh trung ương.

    uống tim sen

    Cách pha trà tim sen như sau:

    • Cho 3g tim sen phơi khô vào ấm đựng trà, thêm một ít nước sôi vào tráng qua tim sen, bỏ nước đầu.
    • Sau đó, đổ 200ml nước sôi vào ấm, sau 10 phút thì có thể uống được.
    • Hãy uống mỗi tối, thưởng thức ly trà sen thơm để tinh thần được thư giãn nhất.

    Click xem thêm7 cách pha tim sen chữa mất ngủ – Áp dụng ngay để không còn phải đếm cừu

    2.3. Mất ngủ uống nước mật ong pha ấm

    Vitamin, axit amin và một số khoáng chất trong mật ong có tác dụng cải thiện tình mệt mỏi, suy nhược cơ thể, bồi bổ sức khỏe. Đồng thời, mật ong thúc đẩy cảm giác buồn ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra, hoạt chất tryptophan được tìm thấy trong mật ong có tác dụng kích thích, thúc đẩy tuyến tùng sản sinh hormone melatonin. Khi nồng độ melatonin tăng lên, cảm giác buồn ngủ sẽ xuất hiện. Từ đó, người bệnh dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc hơn.

    Ngoài ra, sử dụng nước mật ong ấm trước khi đi ngủ còn giúp bạn làm dịu cổ họng, hạn chế các vấn đề đường tiêu hóa như đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn…

    Để ngủ ngon, bạn có thể pha mật ong theo cách sau:

    • Thêm 15 – 20ml mật ong nguyên chất vào ly nước chứa 200ml nước ấm.
    • Sử dụng thìa khuấy cho mật ong nhanh tan.
    • Uống từng ngụm nước mật ong ấm mỗi tối trước khi ngủ giúp đầu óc thư giãn, giảm căng thẳng.

    2.4. Uống trà gừng

    Gừng chứa nhiều thành phần có tác dụng cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn ói, kiểm soát đường huyết, điều hòa huyết áp, đau đầu.

    Bên cạnh đó, gừng còn giúp thư giãn mạch máu, thư giãn cơ bắp và não bộ. Từ đó, gừng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ sâu hơn, ngon hơn.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra, gừng chứa gingerol, zingerol có tác dụng tiêu trừ các gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh ở não bộ, bảo vệ cơ thể.

    Nước gừng chữa mất ngủ

    Cách pha trà gừng như sau:

    • Một củ gừng tươi rửa sạch, thái gừng thành từng lát mỏng, sau đó cho vào ly uống nước.
    • Tiếp theo, cho 250ml nước sôi vào ly đựng gừng, hãm 5 – 10 phút.
    • Có thể tạo vị ngọt bằng cách cho thêm 1 thìa mật ong. Uống ngay khi còn ấm và uống trước khi đi ngủ 60 phút.

    2.5. Uống trà bạc hà giúp bạn ngủ sâu giấc

    Thêm một loại nước giúp bạn cải thiện giấc ngủ là trà bạc hà. Hoạt chất methol trong bạc hà có tác dụng thư giãn cơ, hỗ trợ giảm đau đầu, thúc đẩy tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, tinh dầu thơm trong dược liệu này còn mang đến tác dụng sảng khoái, thư giãn.

    Pha trà bạc hà rất đơn giản, bạn có thể thực hiện như sau:

    • Rửa sạch 1 nhúm bạc hà tươi, để ráo nước.
    • Cắt nhỏ bạc hà cho vào tách.
    • Thêm 200ml nước sôi vào hãm trong 10 phút. Uống ngay khi còn ấm.
    • Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các trà túi lọc để không mất nhiều thời gian pha chế.

    2.6. Uống sữa nghệ

    Bị mất ngủ nên uống gì? Thử ngay ly sữa nghệ trước khi ngủ, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về tác dụng tuyệt vời của ly sữa này.

    Nghiên cứu cho thấy, trong nghệ có curcumin, polyphenol, beta-carotene và một số chất chống oxy hóa khác. Những chất này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn não, làm sạch mạch máu, giảm căng thẳng.

    Bên cạnh đó, curcumin còn kích thích quá trình sản sinh hợp chất BDNF. Hợp chất này có tác dụng tái tạo tế bào giúp não bộ phát triển. Đồng thời, hỗ trợ cải thiện tâm trạng, giúp ổn định chu kỳ giấc ngủ.

    Cách pha sữa nghệ cải thiện mất ngủ như sau:

    • Làm nóng 300ml sữa bò, sau đó cho 1 muỗng cà phê bột nghệ vào khuấy đều cho tan.
    • Trước khi đi ngủ 60 phút, bạn nên uống sữa nghệ.
    Uống sữa nghệ trước khi đi ngủ để cải thiện giấc ngủ

    Uống sữa nghệ trước khi đi ngủ để cải thiện giấc ngủ

    2.7. Uống trà lạc tiên dễ đi vào giấc ngủ

    Lạc tiên là vị thuốc nam quen thuộc trong điều trị mất ngủ. Thảo dược này có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, tác dụng an thần, chữa mất ngủ.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra, trong lạc tiên chứa chất chống oxy hóa như alkaloid, flavonoid, saponin có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương, giải phóng căng thẳng, áp lực lên não. Bên cạnh đó, lạc tiên còn chứa khoáng chất, đường, vitamin và một số hoạt chất thực vật tốt cho sức khỏe và hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, hiện nay lạc tiên không chỉ là thảo dược trong các bài thuốc nam mà xuất hiện nhiều trong các sản phẩm an thần.

    Cách pha trà lạc tiên như sau:

    • Cho 10 – 12g lạc tiên phơi khô vào tách trà, sau đó thêm 300ml nước sôi vào hãm 5 – 10 phút.
    • Tiếp theo, bạn bỏ bã trà và thêm 1 chút đường vào.
    • Uống trà ngay khi còn ấm.

    Với người cao tuổi bị mất ngủ do tim mạch có thể dùng lạc tiên, lá vông, dâu tằm và tim sen. Bài thuốc này vừa hạ huyết áp, giảm tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp, giúp ngủ ngon.

    2.8. Uống sữa ấm mỗi ngày giúp bạn ngủ ngon

    Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ, bạn có thể uống ly sữa ấm vào buổi tối. Việc uống sữa ấm không chỉ giúp bạn hồi phục sức khỏe sau ngày dài hoạt động mà còn bổ sung khoáng chất, năng lượng. Đồng thời, sữa ấm cũng tạo cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn, kích thích tuyến tùng sản sinh hormone tạo cảm giác buồn ngủ. Ngoài ra, sữa ấm còn có khả năng ức chế quá trình sản sinh hormone gây căng thẳng  – cortisol, điều hòa huyết áp, thư giãn cơ bắp.

    2.9. Sắc nước lá vông

    Lá vông có tác dụng an thần, ngủ ngon, hỗ trợ cải thiện tình trạng huyết áp cao. Dược liệu này không chỉ được sử dụng trong Đông y mà Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm hỗ trợ điều trị mất ngủ.

    Trong lá vông chứa alkaloid, hypaphorin có tác dụng thư giãn cơ, giảm đau nhức, mệt mỏi cơ bắp sau một ngày làm việc. Ngoài ra, hợp chất này còn giảm cảm giác lo âu, mang lại giấc ngủ sâu, ngon hơn.

    Cách dùng lá vông như sau:

    • Dùng 15g lá vông nem sắc với 400ml nước
    • Sắc đến khi nào chỉ còn 200ml thì dừng lại, tắt bếp.
    • Để nước nguội và uống vào buổi tối.

    2.10. Uống nước đậu đen

    Nước đậu đen có mùi thơm dễ chịu, vị ngọt giúp giảm căng thẳng, suy nhược, mệt mỏi. Ngoài ra, thành phần vitamin, khoáng chất, axit amin trong thảo dược này còn có tác dụng phục hồi tế bào thần kinh đang bị tổn thương. Từ đó, giúp bạn cải thiện triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi, an thần, ngủ ngon.

    Hướng dẫn cách nấu nước đậu đen chữa chứng mất ngủ, khó ngủ:

    • Rang đậu đen cho nóng, rang đảo nhanh tầm 3-4 phút, sau đó bảo quản cẩn thận và dùng dần mỗi khi đun nước.
    • Mỗi lần đun nước chỉ lấy 30g đậu đen đun với 500ml nước, đun sôi chừng 15 phút thì tắp bếp.
    • Chia lượng nước thu được thành 2 phần, uống sáng và tối.

    2.11. Uống nước sắc cây nữ lang giảm mất ngủ cho người cao tuổi

    Cây nữ lang có tính ấm, vị ngọt, được biết đến với công dụng làm dịu thần kinh trung ương.

    Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng phòng ngừa và cải thiện chứng suy giảm trí nhớ ở người già, cải thiện mất ngủ, chống loạn nhịp tim. Vì vậy, thảo dược xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc điều trị mất ngủ. Không dừng lại ở đó, các sản phẩm an thần, chữa mất ngủ cũng ứng dụng thành công cây nữ lang.

    Cách chữa mất ngủ với cây nữ lang như sau:

    • Dùng 10 – 15g rễ và cây nữ lang, rửa sạch, sắc với 500ml nước.
    • Sử dụng mỗi ngày 1 thang.
    • Người bệnh có thể dùng cây nữ lang trong thời gian dài để cải thiện chứng mất ngủ.
    Nước sắc cây nữ lang chữa mất ngủ hiệu quả

    Nước sắc cây nữ lang chữa mất ngủ hiệu quả

    2.12. Bị mất ngủ uống gì? Uống trà cam thảo

    Cam thảo là vị thuốc có dược tính đa dạng. Dược liệu này có vị ngọt, mùi thơm, tác dụng ích khí, thanh nhiệt, giải độc, ôn trung. Vì vậy, nhâm nhi ly trà cam thảo giúp bạn thư giãn não bộ, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn.

    Hơn nữa, cam thảo còn được biết đến với công dụng kiểm soát các triệu chứng làm gián đoạn giấc ngủ như ho kéo dài, hắt hơi, bệnh viêm đường hô hấp trên.

    Cách pha trà cam thảo như sau:

    • Dùng 6g rễ cam thảo, thái lát, sấy khô.
    • Sau đó đem hãm với 300ml nước sôi trong 10 – 15 phút.
    • Tiếp theo, bạn vớt bỏ bã, thêm 1 thìa đường nếu muốn ngọt hoặc uống trực tiếp.
    • Nên sử dụng 2 ly trà cam thảo/ ngày (sáng sớm và tối).

    2.13. Uống sữa hạnh nhân

    Bạn có nghĩ sữa hạnh nhân chữa chứng mất ngủ không? Sự thật là có. Hạnh nhân là loại hạt chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đồng thời, hạnh nhân cũng có tác dụng cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả. Vì vậy, từ rất lâu Y học truyền thống của Iran đã dùng hạnh nhân chữa mất ngủ.

    Đặc biệt, sữa hạnh nhân còn chứa nhiều khoáng chất, hoạt chất như tryptophan, melatonin, magie thúc đẩy giấc ngủ. Thực tế, trong 240ml sữa hạnh nhân chứa 17mg magie. Trong những năm gần đây, magie được xem là khoáng chất tiềm năng điều trị chứng mất ngủ, nhất là người cao tuổi.

    Uống sữa hạnh nhân

    2.14. Bị mất ngủ uống gì? Trà saffron

    Được mệnh danh là thảo mộc quý tộc, với thành phần crocin, safranal, saffron mang đến tác dụng chống oxy hóa. Đồng thời, thảo dược này còn giúp hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh, tạo điều kiện cho melatonin kiểm soát giấc ngủ. Vì vậy, sử dụng saffron giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc.

    Cách sử dụng trà saffron cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần mua thảo dược này của những thương hiệu uy tín. Sau đó, mỗi ngày thả vài sợi vào ly nước ấm, có thể thêm mật ong để uống.

    2.15. Nước ép anh đào

    Nước ép anh đào chứa tryptophan. Do đó, chúng có tác dụng hỗ trợ kích thích sản xuất hormone melatonin, giúp dễ đi vào giấc ngủ. Vì vậy, nếu mất ngủ, ngủ không sâu giấc bạn có thể làm cho mình ly nước ép anh đào mỗi ngày.

    2.16. Uống trà hương thảo giúp an thần, ngủ ngon

    Hương thảo có mùi thơm nhẹ, vị đắng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, hương thảo chứa một số chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ não bộ, bảo vệ tế bào thần kinh. Đồng thời, các chất này giúp cân bằng tâm trạng, cải thiện hoạt động não bộ, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

    Việc duy trì thói quen uống trà hương thảo mỗi tối giúp bạn thư giãn, giải phóng lo âu và những suy nghĩ tiêu cực.

    Cách sử dụng trà hương thảo như sau:

    • Tiến hành hãm 3 – 5g lá hương thảo khô trong 250ml nước sôi.
    • Sau 10 phút, lọc bỏ bã, uống trà khi còn ấm.
    • Người dùng có thể tăng thêm hương vị bằng cách cho thêm mật ong nguyên chất.

    3. Lưu ý từ chuyên gia để nâng cao chất lượng giấc ngủ

    Để ngủ ngon, sâu giấc, ngoài việc tìm kiếm các thức uống kể trên, Ths. Nguyễn Minh Hoàng còn đưa ra những lời khuyên sau:

    • Bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe và cải thiện giấc ngủ như ngũ cốc nguyên hạt, tôm, cá…
    • Duy trì cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm (ngủ trước 11 giờ và thức dậy trước 7 giờ). Tuân thủ nghiêm túc chu kỳ ngủ thức này, chúng không chỉ giúp bạn ngủ ngon và còn tỉnh táo khi thức dậy.
    • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh như điện thoại, máy tính… trước khi đi ngủ. Tiếp xúc với ánh sáng xanh làm giảm lượng melatonin khiến bạn rơi vào tình trạng mất ngủ.
    • Hãy cho mình không gian ngủ lý tưởng, yên tĩnh, mát mẻ, sạch sẽ để dễ đi vào giấc ngủ. Nếu có điều kiện hãy đầu tư gối, nệm, rèm che cửa, cây xanh để tạo không gian ngủ lý tưởng.
    • Luôn cho mình tâm trạng thư giãn, thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
    • Đừng quên tập thể dục mỗi ngày để cải thiện sức khỏe nói chung, giấc ngủ nói riêng.

    Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong bài viết “bị mất ngủ uống gì”. Có thể nói mất ngủ khiến chúng ta mệt mỏi, uể oải. Vì vậy, nếu chẳng may mắc phải hội chứng này thì hãy thử áp dụng cho mình một loại nước kể trên. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc nào về mất ngủ và mong muốn được giải đáp hãy liên hệ hotline 0343 44 66 99.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      {Giải đáp thắc mắc} ăn socola có mất ngủ không? Nhiều bạn trẻ bất ngờ 03/10/23
      Ăn socola có mất ngủ không là thắc mắc của nhiều bạn trẻ. Bởi, đây là một thực phẩm được…
      9 loại thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay – Thông tin bổ ích cho người bệnh 04/01/24
      Mất ngủ, thiếu ngủ khiến cho chúng ta mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Vì vậy, nhiều người tìm…
      Mẹo chữa đánh trống ngực, giảm nhịp tim nhanh chóng 10/01/24
      Đánh trống ngực dồn dập gây cảm giác khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an. Nếu…
      Amitriptylin chữa mất ngủ: Liều dùng, công dụng và tác dụng phụ 20/12/23
      Thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ hiện được rất nhiều người sử dụng. Thuốc có bán tại các hiệu thuốc. Tuy…
      Xem tất cả bài viết