Chữa đau đầu bằng ngải cứu có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Chữa đau đầu bằng ngải cứu có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp!

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    01/04/24

    Ngải cứu là vị thuốc vườn nhà chữa được nhiều bệnh nhờ công dụng bổ khí huyết, tăng cường lưu thông khí huyết. Tuy nhiên ít người biết một công dụng nữa là chữa đau đầu bằng ngải cứu. Cách làm này có thể cải thiện được cơn đau nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

    4.5/5 - (2 bình chọn)

    1. Cây ngải cứu trị bệnh gì?

    cây ngải cứu trị bệnh gì

    Ngải cứu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

    Ngải cứu tên tiếng Anh là Artemisia vulgaris, là cây trồng quen thuộc đối với người Việt. Cây còn có tên gọi khác là ngải diệp, thuốc cứu, thuộc họ cúc, thân thảo, sống lâu năm. Lá mọc so le, mặt dưới có lông nhung.

    Trong ngải cứu, đặc biệt phần lá ngải cứu có nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là monoterpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol và sesquiterpene…

    Tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe như:

    • Giảm đau, chống viêm như đau nhức xương khớp, đau đầu, đau bụng kinh, viêm họng, ho khan, viêm tai giữa, mụn nhọt, sưng tấy
    • An thần, trị mất ngủ kéo dài
    • Điều hòa kinh nguyệt, giảm các triệu chứng khó chịu như đau bụng, rong kinh, bế kinh
    • Kích thích hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
    • Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
    • Làm đẹp da, giảm mụn nhọt, giúp da sáng mịn
    • Cầm máu, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống nấm

    Nhờ những tác dụng tuyệt vời mà lá cũng như cây ngải cứu mang lại, thảo dược này được coi là vị thuốc vườn nhà, có thể sử dụng được bất cứ lúc nào.

    2. Chữa đau đầu bằng ngải cứu có hiệu quả không?

    chữa đau đầu bằng ngải cứu có hiệu quả không

    Ngải cứu đa công dụng, giúp giảm đau đầu hiệu quả

    Đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Đau đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể do thay đổi thời tiết, thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, suy nhược cơ thể, mất ngủ…

    Những nguyên nhân này khiến lượng máu lên não không được lưu thông. Vì vậy nhiều người lựa chọn dùng ngải cứu để chữa đau đầu.

    Theo các chuyên gia y tế, trong ngải cứu có nhiều hoạt chất hóa học có tác dụng giảm đau, giảm viêm và kháng khuẩn, từ đó giảm triệu chứng đau đầu và cải thiện sức khỏe tổng thể.

    Các chất trong rau ngải giảm đau đầu như:

    • Cineole giúp kháng viêm kháng khuẩn, giảm đau, đặc biệt khi dùng qua đường hít hoặc áp dụng trực tiếp trên da
    • Thujone giúp kích thích tâm trạng và tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu – 2 yếu tố chính gây nên các cơn đau đầu
    • Chamazulene: kháng viêm, hỗ trợ giảm đau đầu liên quan đếm viêm nhiễm
    • Beta pinene và alpa pinene: kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, cải thiện lưu thông máu
    • Flavonoids: chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe mạch máu và cải thiện lưu thông máu, từ đó hỗ trợ giảm đau đầu
    • Coumarin có khả năng làm loãng máu và giảm viêm, từ đó cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ tắc nghẽn, giảm đau đầu do căng thẳng mệt mỏi.

    3. Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu

    Có nhiều cách chữa đau đầu bằng lá ngải cứu. Người bệnh có thể áp dụng theo một số cách sau.

    3.1. Xông ngải cứu trị đau đầu

    cách chữa đau đầu bằng ngải cứu

    Để giảm đau đầu, có nhiều cách làm, trong đó có xông ngải

    Trường hợp đau đầu do thời tiết, căng thẳng, lo âu hay thiếu ngủ, mất ngủ bạn có thể dùng ngải cứu để xông mỗi ngày. Phương pháp này tận dụng hương thơm và các hoạt chất từ lá ngải để giảm căng thẳng, tăng lưu thông máu và giảm viêm.

    Từ đó cải thiện các cơn đau đầu kéo dài dai dẳng.

    Cách thực hiện xông hơi ngải cứu:

    • Chuẩn bị một bó lá ngải cứu khô hoặc tươi, một nồi nước lớn, muối, gừng và nước sạch
    • Lá ngải cứu tươi rửa sạch, để cả thân, ngâm qua với muối cho sạch sau đó vò dập
    • Cho vào nồi xông và đổ nước đun sôi
    • Sau khi nước sôi thì cho một chút muối và gừng, vặn nhỏ lửa từ 5-10 phút để các hoạt chất được hòa tan sau đó tắt bếp
    • Đặt nồi nước ngải ở nơi thoáng đãng sau đó ngồi thoải mái, trùm khăn qua đầu và nồi để hạn chế hơi nước thoát ra ngoài. Cẩn thận tránh hơi nóng làm bỏng da. Hít sâu để hơi đi vào cơ thể
    • Xông hơi trong khoảng 15-20 phút thì dừng

    3.2. Trà ngải cứu trị đau đầu

    Ngoài xông hơi, người bệnh có thể dùng trà ngải cứu chữa đau đầu. Một tách trà ấm sẽ cải thiện lưu thông máu, giảm viêm, thư giãn, từ đó giảm nhẹ triệu chứng đau đầu.

    Cách pha trà ngải cứu:

    • Chuẩn bị một ít lá ngải cứu tươi hoặc khô. Đối với ngải cứu khô nên sao vàng hạ thổ
    • Lấy một lượng ngải cứu vừa đủ cho vào ấm trà
    • Thêm nước sôi tráng qua lá trà ngải cứu
    • Sau khi bỏ nước đầu tiến hành rót thêm nước vào ấm trà và ủ từ 5-10 phút. Thời gian càng lâu vị trà ngải cứu càng rõ
    • Trà sau khi được ủ là có thể dùng được. Mỗi ngày uống từ 200-300ml trà ngải cứu

    Để dễ uống, nhiều người còn thêm đường hoặc mật ong, hoặc cam thảo, quả la hán tạo vị ngọt tự nhiên.

    3.3. Chườm ngải giảm đau đầu

    Chườm ngải là phương pháp không chỉ giảm đau lưng, đau mỏi cơ bắp xương khớp mà còn có tác dụng hiệu quả giảm chứng đau đầu được nhiều người tin dùng.

    Chườm ngải sử dụng hơi nóng và các hoạt chất trong ngải để giảm căng thẳng, thúc đẩy lưu thông máu, giảm viêm, từ đó giảm đau đầu.

    Cách chườm ngải cứu như sau:

    • Dùng lá ngải tươi hoặc ngải cứu khô sao vàng, cho thêm một ít muối đến khi nóng già
    • Bọc lá ngải và muối đã sao vào một chiếc khăn sạch sau đó đó chườm lên vùng bị đau đầu trong 10-15 phút
    • Nếu túi chườm ngải cứu nguội có thể sao lại lần nữa để chườm
    • Kiên trì ngày thực hiện 2 lần để cho hiệu quả

    Lưu ý:

    Cần kiểm tra túi chườm ngải có bị nóng quá hay không

    Nếu có làn da nhạy cảm cần thử nghiệm ở vùng tay trước khi chườm lên trán và hai thái dương

    3.4. Dùng tinh dầu ngải cứu

    tinh dầu ngải cứu giảm đau đầu

    Tinh dầu ngải cứu cũng là cách giảm đau đầu hiệu quả

    Để chữa đau đầu không dùng thuốc, người bệnh có thể dùng tinh dầu ngải cứu để massage hoặc đặt ở phòng để tạo cảm giác thư giãn, xua tan mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.

    Cách dùng tinh dầu ngải cứu giảm đau đầu:

    • Đối với xông hơi bạn sử dụng một chậu nước nóng và nhỏ vài giọt tinh dầu vào và xông trong 10-15 phút
    • Đối với tắm có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm và ngâm mình thư giãn từ 10-15 phút
    • Có thể nhỏ vài giọt tinh dầu ngải cứu vào máy xông tinh dầu để tỏa mùi hương
    • Massage dùng tinh dầu ngải cứu thì pha loãng 1-2 giọt tinh dầu ngải cứu với mỗi muỗng canh dầu dẫn và massage

    Lưu ý khi dùng tinh dầu ngải cứu chữa đau đầu:

    Kiểm tra độ nhạy cảm của da

    Thận trọng khi dùng cho phục nữ mang thai và trẻ em

    3.5. Chữa đau đầu bằng món ăn từ ngải cứu

    Ngoài các phương pháp sử dụng ngải cứu để chữa đau đầu trên, người bệnh có thể kết hợp ngải cứu trong các món ăn hàng ngày.

    Gợi ý cho bạn một số món ăn từ ngải cứu như: Bánh ngải cứu, Ngải cứu hầm gà, Ngải cứu xào, Trứng rán ngải cứu… Ngải cứu khi ăn sẽ có mùi thơm, vị hơi đắng.

    3.6. Chữa đau đầu bằng cách đốt ngải

    Phương pháp đốt ngải hay còn gọi là moxibustion, là cách điều trị đau đầu bằng nhiệt từ ngải cứu đang cháy để kích thích các huyệt đạo bên trong cơ thể. Cách làm này thường dùng khi xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu.

    Cách thực hiện đốt ngải:

    Chuẩn bị lá ngải cứu khô nén thành từng bó để dễ cháy, nhiệt tỏa ra đồng đều

    Dùng kẹp hoặc giá đỡ để giữ ngải cứu và châm lửa, để bó ngải cháy âm ỉ. Nhiệt và tinh dầu, hoạt chất trong ngải cứu tỏa ra sẽ giúp người bệnh dễ chịu.

    Tuy nhiên phương pháp này cần người có chuyên môn thực hiện.

    4. Ai không nên dùng ngải cứu chữa đau đầu?

    Mặc dù ngải cứu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích hợp sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp cần thận trọng khi dùng ngải cứu để chữa đau đầu.

    – Phụ nữ mang thai dùng ngải cứu có thể gây kích thích tử cung, tăng nguy cơ sảy thai đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ

    – Người có làn da nhạy cảm: có thể gây kích ứng da, phát ban hoặc dị ứng với người có làn da nhạy cảm

    – Trẻ em: hạn chế dùng các sản phẩm như tinh dầu ngải cứu do có khả năng gây kích ứng

    – Người đang dùng thuốc như thuốc làm loãng máu

    – Người mắc bệnh mạn tính hoặc có tình trạng sức khỏe đặc biệt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng

    – Người có tiền sử dị ứng với cây ngải cứu

    – Người thường xuyên mắc các bệnh về đường ruột

    5. Tác dụng phụ của cây ngải cứu

    Khi dùng ngải cứu, nhiều người có thể xuất hiện một số phản ứng phụ. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải các phản ứng phụ này do ngải cứu là vị thuốc tương đối lành tính.

    Một số tác dụng phụ của ngải cứu như:

    • Kích ứng da
    • Dị ứng
    • Kích thích tử cung
    • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
    • Đau đầu, chóng mặt, đặc biệt khi đốt ngải hoặc dùng tinh dầu trong không gian kín

    Do đó, điều quan trọng là cần thận trọng khi dùng. Trong trường hợp có lo ngại về sức khỏe, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi dùng ngải cứu chữa đau đầu.

    6. Lưu ý khi áp dụng chữa đau đầu bằng ngải cứu

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khi dùng ngải cứu chữa đau đầu, người bệnh cần lưu ý:

    • Nếu không gặp tác dụng phụ có thể dùng tuần 2-3 lần đối với xông, đốt, massage tinh dầu
    • Không nên ăn quá nhiều ngải cứu, chỉ nên ăn 1 tuần 2 lần, mỗi lần khoảng 30g
    • Nên hỏi ý kiến của chuyên gia nếu đang dùng các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính
    • Kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, từ đó giảm mức độ các cơn đau.
    • Ngải cứu nên lựa chọn ngải cứu sạch, không có hóa chất bảo vệ thực vật
    • Đối với ăn lá ngải cứu nên chọn những lá non, ngọn non sẽ ít xơ. Trường hợp xông, đắp chườm hoặc dùng tinh dầu có thể dùng cả cây non và cây già

    Cần theo dõi các phản ứng của cơ thể nếu có tác dụng phụ nên ngừng sử dụng

    Trên đây là một số thông tin về cách chữa đau đầu bằng ngải cứu bạn có thể áp dụng ngay. Ngoài ra bạn có thể tham khảo kiến thức cẩm nang bệnh mất ngủ – an thần được các chuyên gia tổng hợp và chia sẻ .

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [CẢNH BÁO] Tác dụng phụ của thuốc ngủ – Trường hợp nào nguy hiểm? 10/04/24
      Mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây cảm giác uể oải, mệt mỏi, thậm chí…
      Đánh trống ngực: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 18/01/24
      Đánh trống ngực hồi hộp là một trong những triệu chứng tim mạch điển hình rất nhiều người gặp phải.…
      Bấm huyệt chữa mất ngủ – 9 huyệt không thể bỏ qua 23/12/23
      Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn Đỗ Hồng Ngọc (Sơn Tây, Hà Nội) về tác dụng của…
      Top 10 bài tập chữa suy nhược thần kinh giúp bạn thư giãn, giảm stress 02/05/24
      Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bài tập chữa suy nhược thần kinh hiện đang được nhiều người tìm…
      Xem tất cả bài viết