Lo ngại trước tác dụng phụ của thuốc tây trị mất ngủ, không ít người đang “săn lùng” những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay để về sử dụng. Ưu điểm của các loại thảo dược này này an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ. Vì vậy bạn hãy tham khảo ngay những cây thuốc chữa mất ngủ kinh niên ngay dưới đây.
1. Ưu điểm của cây thuốc trị mất ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng. Chúng ta dành đến 1/3 cuộc đời để ngủ. Giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng cho các hoạt động của cơ quan, bộ phận bên trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.
Khi cơ thể bị “đói ngủ” thiếu ngủ sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, đột quỵ…
Nhiều người hiện nay thường trị bệnh mất ngủ bằng thuốc nam, dùng các loại thảo dược vườn nhà để cải thiện tình trạng mất ngủ, mất ngủ kéo dài.
Ưu điểm của thảo dược đặc biệt khi biết cách kết hợp sẽ tạo nên cơ chế đa đích, toàn diện, tác động đến nguyên nhân gây mất ngủ. Đồng thời, tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh GABA lên não bộ như các loại thuốc Tây mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, giúp ngủ ngon, sâu giấc, giảm nhanh các triệu chứng lo âu, hồi hộp, đánh trống ngực, ngủ hay mơ.
Do đó, sử dụng những cây thuốc trị mất ngủ giúp xoa dịu thần kinh, thư giãn não bộ, tạo giấc ngủ sinh lý đồng thời điều hòa khí huyết, tạng phủ, tăng cường giấc ngủ tổng thể.
2. Những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay
Để biết có các loại cây trị mất ngủ nào, bạn hãy tham khảo ngay Top 15 thảo dược dưới đây.
2.1. Cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất – Nữ lang
Nữ lang là thảo dược hàng đầu trị chứng mất ngủ, mất ngủ kéo dài, cải thiện các triệu chứng như ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức dậy giữa đêm hoặc giấc ngủ ngắn.
Nữ lang có tác dụng an thần, giúp ngủ sâu giấc, giảm lo âu nhờ hàm lượng lớn hoạt chất acid valerenic giúp tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh GABA trong não bộ.
Bên cạnh đó nữ lang còn có Phytomelatonin (Melatonin từ thực vật) cấu trúc tương tự như hormone điều chỉnh giấc ngủ tự nhiên Melatonin. Từ đó giúp điều hòa giấc ngủ, giảm lo âu, giúp dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Rễ nữ lang thường được sử dụng để sắc uống hoặc được bào chế dưới dạng các viên uống hỗ trợ giấc ngủ hoặc trà thảo mộc giúp dễ ngủ.
2.2. Hoa cúc – bí quyết trị mất ngủ từ thuốc nam
Hoa cúc được coi như phương thuốc tự nhiên chữa mất ngủ. Trong một thử nghiệm lâm sàng năm 2017 chỉ ra ảnh hưởng của hoa cúc đối với chất lượng giấc ngủ ở người lớn tuổi.
Theo đó, những người tham gia thử nghiệm sử dụng 200mg chiết xuất hoa cúc 2 lần mỗi ngày, trong vòng 28 ngày. Nhóm thứ 2 sử dụng giả dược.
Kết quả cho thấy những người dùng chiết xuất hoa cúc có sự thay đổi đáng kể về chất lượng giấc ngủ so với những người dùng giả dược.
Để chữa mất ngủ bằng hoa cúc, bạn chỉ cần thực hiện theo cách đơn giản dưới đây:
- Dùng cúc hoa khô từ 5-10 bông
- Tráng qua cúc hoa khô với nước nóng để sạch bụi bẩn
- Cho cúc hoa khô vào trong ấm nước nóng và ủ trong khoảng 10 – 20 phút và sử dụng khi còn ấm
- Có thể dùng hoa cúc khô mỗi ngày để làm dịu thần kinh, giảm mệt mỏi, mất ngủ.
2.3. Lạc tiên chữa mất ngủ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra lạc tiên có tác dụng chữa mất ngủ, khó ngủ mạnh mẽ, đặc biệt khi kết hợp với nhiều loại thảo mộc.
Khi kết hợp nữ lang, lạc tiên và hoa bia để điều trị mất ngủ, có nhiều cải thiện rõ rệt như:
– Tăng số lượng giờ ngủ
– Giảm thời gian khi chìm vào giấc ngủ
– Giảm số lần tỉnh giấc giữa đêm
– Cải thiện mức độ nghiêm trọng của giấc ngủ
Ưu điểm nhất khi sử dụng lạc tiên là rất ít tác dụng phụ. Hầu hết trong các nghiên cứu đều chỉ ra sử dụng lạc tiên trong thời gian ngắn chỉ ở mức nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe.
2.4. Chữa mất ngủ bằng củ bình vôi
Nếu người bệnh thắc mắc những cây thuốc nào trị mất ngủ tốt nhất thì không thể không nhắc tới củ bình vôi.
Bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, chủ trị các tình trạng như đau đầu, đau dạ dày – những yếu tố dẫn đến cơn đau làm khó vào giấc.
Ngoài ra, bình vôi còn có chứa lượng lớn hoạt chất Rotundin, có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh GABA trong não bộ. Từ đó giúp xoa dịu thần kinh, thư giãn não bộ, an thần vào tạo giấc ngủ sinh lý.
2.5. Cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất – Tâm sen
Tâm sen chữa mất ngủ rất hiệu quả và được nhiều người tin dùng, thậm chí tâm sen còn chữa mất ngủ cho bà bầu và phụ nữ sau sinh. Nhờ vào công dụng thanh tâm, an thần, chủ trị mất ngủ, phiền muộn, lo âu, hồi hộp, đánh trống ngực.
Cách pha tâm sen trị mất ngủ tại nhà rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:
– Nguyên liệu: dùng 3g tâm sen, ấm pha trà và nước sôi
– Tráng một lượt tâm sen với nước ấm cho sạch và đổ vào ấm pha trà
– Cho nước sôi vào ấm trà, rót ngập phần tâm sen bên trong ấm và đổ nước đầu đi
– Tiếp đến đổ nước sôi vào trà vừa đủ dùng. Để ấm trà ngon hơn bạn có thể rót nước sôi xung quanh ấm trà để nhiệt độ bên trong và bên ngoài được cân bằng
– Ủ trà trong khoảng 15-20 phút và rót ra thưởng thức
Trà tâm sen uống dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Bạn có thể dùng uống trà hàng ngày.
Tuy nhiên tâm sen có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy với những người huyết áp thấp, người bệnh tim nên hạn chế sử dụng.
2.6. Long nhãn trị mất ngủ
Long nhãn là vị thuốc rất quen thuộc đối với nhiều người bị mất ngủ. Long nhãn là cùi nhãn tươi được sấy khô. Sau khi sấy sẽ chuyển sang màu nâu cánh gián nhưng vẫn giữ được độ dẻo, ngọt thanh.
Tác dụng của long nhãn là bổ tỳ ích tâm, dưỡng huyết an thần, chủ trị chứng mất ngủ, hay quên, thần kinh kém, hay hồi hộp, đánh trống ngực, lo lắng, ăn uống kém, mồ hôi trộm…
Bạn hãy thử 4 cách dùng long nhãn chữa khó ngủ, mất ngủ kéo dài dưới đây:
Cách 1: Dùng 100g long nhãn, 50g táo tàu thái nhỏ ngâm với nửa lít rượu trắng. Ngâm càng lâu càng tốt. Khi dùng thì uống 2 chén con trước khi ăn.
Cách 2: Dùng 30g long nhãn, 20g sâm bố chính (đã tẩm nước gừng sao vàng) pha như trà uống trong ngày.
Cách 3: Kết hợp 100g long nhãn giã nhuyễn với 100g bột hạt sen, mật ong hoàn viên. Viên nhỏ vừa ăn, mỗi ngày ăn 3 viên.
Cách 4: Dùng long nhãn, hoàng kỳ, phục thần mỗi loại 30g, mộc hương, nhân sâm mỗi loại 15g, toan táo nhân, đương quy, viễn chí mỗi loại 3g, chích cam thảo 8g. Các nguyên liệu này đem ngâm với rượu trắng và uống mỗi ngày 2 chén nhỏ.
2.7. Viễn chí giúp dưỡng tâm – an thần
Trong Đông y, viễn chí là cây thuốc trị mất ngủ tốt, có mặt trong nhiều bài thuốc trị mất ngủ.
Viễn chí có tác dụng dưỡng tâm, thận, an thần, chữa chứng hồi hộp mất ngủ, động kinh.
Cách dùng cây thuốc viễn chí trị mất ngủ như sau:
Bài thuốc 1 – Viễn chí hoàn gia giảm
Nguyên liệu: đảng sâm, viễn chí, mạch môn đông, phục linh, đương quy, bạch thược, sinh khương, đại táo mỗi vị 10g, cam thảo, quế tâm mỗi vị 3g
Cách thực hiện:
– Quế tâm tán bột để riêng
– Các vị còn lại thì sắc lấy nước, cho bột quế tâm vào khuấy đều và uống
Bài thuốc này điều trị tình trạng máu không đủ nuôi tim, hay quên, hồi hộp, mất ngủ, ngủ hay mê.
Bài thuốc 2 – Định chí hoàn gia giảm:
Nguyên liệu: nhân sâm (hoặc đảng sâm) 30g, phục linh 30g, viễn chí 20g
Cách thực hiện:
– Sấy khô các nguyên liệu trên sau đó tán bột sau đó chia thành 5-7 ngày
– Mỗi ngày uống từ 1-2 lần với nước ấm sau ăn
Bài thuốc này trị suy nhược thần kinh dẫn đế mất ngủ, lú lẫn, rối loạn trí nhớ.
2.8. Cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất – Đinh lăng
Khi nhắc đến trị bệnh mất ngủ bằng thuốc nam không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Đinh lăng chữa mất ngủ bằng cách làm dịu thần kinh, an thần, cải thiện tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu…
Bạn có thể dùng đinh lăng chữa mất ngủ theo các cách sau:
– Làm gối từ lá đinh lăng để ngủ mỗi tối như liệu pháp mùi thơm
– Nấu nước lá đinh lăng chữa mất ngủ
– Làm các món ăn từ lá đinh lăng như nem cuốn với lá đinh lăng, kho cá với lá đinh lăng, canh đinh lăng hầm xương…
– Hãm trà từ lá đinh lăng tươi hoặc khô
2.9. Mất ngủ uống cây gì? Thử ngay cây xạ đen
Nhiều bạn gửi câu hỏi về cho chúng tôi uống gì chữa mất ngủ. Bạn hãy thử ngay cây xạ đen nhé.
Đây là mẹo chữa mất ngủ không dùng thuốc hiệu quả. Xạ đen giúp ổn định huyết áp, hỗ trợ an thần và mất ngủ. Để chữa mất ngủ bằng xạ đen bạn có thể sắc nước tươi từ thân và lá uống hoặc dùng thân, lá phơi khô sắc uống hàng ngày.
Lưu ý: khi sắc uống không nên uống chung với các chất kích thích, đồ uống có cồn.
2.10. Trị bệnh mất ngủ bằng thuốc nam – Đừng bỏ lỡ hoa tam thất
Nụ hoa tam thất có hoạt chất saponin gingsenoside, giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ, tăng tuần hoàn máu não.
Trong đó hoạt chất Rb1 saponin gingsenoside giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, từ đó giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tập trung hơn.
Hoa tam thất có vị đắng nhưng hậu vị ngọt. Vì vậy để dùng hoa tam thất chữa mất ngủ bạn có thể thử theo nhiều cách sau:
Cách 1: Chế biến món ăn từ hoa tam thất tươi như xào thịt bò, nấu canh xương
Cách 2: Làm trà hoa tam thất uống hàng ngày
Cách 3: Dùng củ tam thất nghiền bột sau đó hòa với nước để uống mỗi ngày 1 cốc
Lưu ý chỉ nên dùng tối đa 9g tam thất mỗi ngày.
2.11. Cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất – Thử ngay cây xấu hổ
Bài thuốc chữa mất ngủ từ cây xấu hổ hay cây trinh nữ được rất nhiều người tin dùng. Trinh nữ ít tác dụng phụ, dễ mua trên thị trường và cũng mọc tại các khu đất trống.
Trong Đông y, trinh nữ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, giúp thanh can hỏa, an thần, giải độc, thường được dùng trong các bài thuốc thanh can giải uất, an thần, giải độc cho cơ thể.
Để chữa mất ngủ bạn có thể áp dụng ngay bài thuốc từ cây xấu hổ (trinh nữ) dưới đây:
Sử dụng trinh nữ 15g, cúc bạc đầu 15g, chua me đất 30g
Sắc uống với 500ml nước lọc đến khi còn một nửa thì tắt bếp
Uống khi còn nóng. Ngày uống 1-2 cốc trong vòng 1 tuần để thấy hiệu quả
Bên cạnh đó bạn có thể sắc uống chỉ với riêng vị trinh nữ cũng có hiệu quả.
2.12. Mẹo chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm
Lá dâu tằm hay còn gọi là tang diệp, có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Trong y học cổ truyền, lá dâu tằm có tác dụng ổn định huyết áp, thư giãn thần kinh và trị mất ngủ.
Để chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm, bạn hãy thử ngay cách này:
Cách 1 – Sắc uống lá tươi:
- Lấy 1 nắm lá dâu tằm bánh tẻ rửa sạch
- Sắc lá dâu tằm với 1 lít nước và đun nhỏ lửa đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp
- Uống lá dâu tằm khi còn ấm. Ngày uống từ 1-2 cốc
Cách 2 – Sắc uống lá khô:
- Lấy lá dâu tằm rửa sạch, để ráo và phơi khô
- Sao vàng lá dâu tằm trên chảo sau đó cho vào hũ gốm hoặc hũ thủy tinh đậy nắp kín
- Chôn xuống đất khoảng 15 ngày sau đó lấy lên sắc uống hàng ngày
- Nếu không chôn bạn có thể hạ thổ bằng cách sau khi sao nóng, đổ ra nền nhà sạch và úp kín đến khi nguội thì cho vào túi bảo quản.
2.13. Đan sâm – thuốc nam chữa mất ngủ
Đan sâm là cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất và được nhiều người tin dùng. Bộ phận sử dụng là rễ. Rễ đan sâm sau khi thu hoạch được rửa sạch, phơi khô. Đan sâm có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh tâm và can.
Để sử dụng đan sâm chữa mất ngủ nhiều người thường kết hợp với các cây thuốc trị mất ngủ khác.
Bạn có thể áp dụng theo bài thuốc chữa mất ngủ sau:
Đan sâm, đại táo, bạch thược, mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, hạt muỗng mỗi vị 16g, dành dành, toan táo nhân mỗi vị 8g
Cho các dược liệu trên rửa sạch và đun sắc với 1 lít nước đến khi còn một nửa thì tắt bếp
Chắt lấy phần nước dùng hang ngày chữa mất ngủ. Dùng liên tục trogn vòng 1 tuần để thấy hiệu quả.
2.14. Chữa mất ngủ kéo dài bằng Nhân sâm Ấn Độ
Ashwagandha hay còn gọi là Nhân sâm Ấn Độ là một trong những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất được nhiều người tin dùng.
Thảo dược này không chỉ giúp “trẻ hóa” cơ thể mà còn làm dịu tâm trí và cơ thể trước khi ngủ, giúp bạn có một tinh thần và tâm trí thoải mái. Điều này rất quan trọng khi bước vào một giấc ngủ sâu và chất lượng.
2.15. Cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất – Hoa dâm bụt
Nếu bạn đang thắc mắc hoa dâm bụt chữa mất ngủ có hiệu quả không thì câu trả lời là có. Trong hoa dâm bụt có nhiều chất chống oxy hóa mạnh như betacaroten, vitamin C và anthocyanin.
Y hoc cổ truyền chỉ ra hoa dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, trị mất ngủ, lở ngứa…
Để trị mất ngủ bằng hoa dâm bụt, bạn có thể làm theo cách sau:
– Dùng 15g hoa dâm bụt phơi khô và ủ với nước nóng
– Dùng như trà. Uống hàng ngày để cải thiện
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cả lá dâm bụt tươi hoặc khô, hoa nhài để tăng hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ.
3. Lưu ý khi dùng cây thuốc trị mất ngủ
Các cây thuốc trị mất ngủ này có hiệu quả đối với những trường hợp mất ngủ nhẹ. Đối với trường hợp mất ngủ nặng người bệnh cần tới các cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.
Khi dùng các cây thuốc trị mất ngủ, người bệnh cần chú ý:
- Không sử dụng trong trường hợp mẫn cảm/dị ứng với cây thuốc đó
- Không kết hợp chung với các chất kích thích, đồ uống có cồn
- Lựa chọn các loại lá, dược liệu chuẩn tại các cửa hàng uy tín
- Nên sắc uống theo ngày
- Nếu uống không thấy hiệu quả về lâu dài nên ngừng uống và thăm khám
- Ngoài ra người bệnh cần:
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý như tránh các chất kích thích khi uống vào buổi tối dễ gây mất ngủ, không ăn quá no, uống nhiều nước trước khi ngủ…
- Vệ sinh giấc ngủ bằng cách tắt các thiết bị điện thoại trước khi ngủ ít nhất 30 phút, vệ sinh phòng ngủ
- Tạo thói quen ngủ sớm theo đúng đồng hồ sinh học của cơ thể
Trên đây nhà những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất mà tambinh.vn gợi ý đến bạn. nếu có thắc mắc nào liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0343446699 để được tư vấn nhé.
Chúc bạn sức khỏe.
XEM THÊM:
- Lá vông chữa mất ngủ – Gợi ý 6 cách dùng hiệu quả
- Cách pha tim sen (tâm sen) chữa mất ngủ hiệu quả không phải ai cũng biết
- Thuốc nam trị mất ngủ tốt nhất hiện nay
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.