Bị nhức đầu thường xuyên là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Bị nhức đầu thường xuyên là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    30/05/24

    Bị nhức đầu thường xuyên không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt, công việc mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh, thậm chí là bệnh nguy hiểm. Nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Tại sao bị nhức đầu thường xuyên?

    Thường xuyên nhức đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bất kể già trẻ. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả chủ quan và khách quan. Cụ thể là:

    1.1 Nhức đầu do căng thẳng, lo âu, stress

    Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau đầu. Công việc bận rộn, cuộc sống áp lực, tập trung tư duy liên tục nhưng chưa tìm ra hướng giải quyết vấn đề… có thể khiến đầu óc căng thẳng.

    nhức đầu thường xuyên

    Triệu chứng nhức đầu do căng thẳng thường là những cơn đau nhẹ đến vừa phải, lan tỏa khắp đầu, có thể xuất hiện ở trán, hai bên thái dương, đỉnh đầu hoặc sau gáy. Cảm giác đau thường giảm dần khi được nghỉ ngơi, thư giãn.

    1.2 Mệt mỏi gây nhức đầu thường xuyên

    Khi bạn mệt mỏi kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng; dẫn đến co thắt mạch máu ở đầu, từ đó gây ra đau đầu.

    1.3 Thiếu ngủ

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Khi bạn thiếu ngủ, não bộ sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ; dẫn đến tình trạng nhức đầu.

    Xem thêm Mất ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

    1.4 Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ

    Nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ thay đổi theo nhiều giai đoạn trong cuộc đời. Ở giai đoạn sau sinh và tiền mãn kinh, nồng độ hormone suy giảm mạnh mẽ; khiến cơ thể không kịp thích nghi. Từ đó dẫn đến nhiều triệu chứng như bồn chồn, cáu gắt, đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung…

    1.5 Đau đầu liên tục do môi trường: tiếng ồn, ánh sáng mạnh

    Tiếng ồn lớn hoặc đột ngột có thể kích thích các dây thần kinh cảm giác ở tai; dẫn đến co thắt mạch máu ở đầu và gây ra đau đầu.

    Ánh sáng mạnh, đặc biệt là ánh sáng xanh lam từ màn hình điện tử, có thể gây mỏi mắt, căng thẳng và dẫn đến đau đầu.

    1.6 Do tác dụng phụ của thuốc giảm đau

    Khi bạn sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên, cơ thể bạn sẽ dần dần quen với tác dụng của thuốc và cần liều cao hơn để đạt được hiệu quả tương tự. Điều này dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc”; khiến bạn phải sử dụng ngày càng nhiều thuốc để giảm đau.

    Khi ngừng sử dụng thuốc giảm đau đột ngột hoặc giảm liều lượng, cơ thể sẽ bị thiếu hụt thuốc; xuất hiện các triệu chứng cai nghiện, bao gồm đau đầu dữ dội; thường được gọi là “đau đầu do rebound”.

    1.7 Chế độ ăn uống không lành mạnh

    Đối với những người có tiền sử đau đầu, một số loại thực phẩm và đồ uống có thể kích thích hoặc làm trầm trọng thêm các cơn đau. Điển hình là các thực phẩm chứa nhiều tyramine (thường là đồ ủ muối, lên men, thực phẩm chín quá kỹ…). Khi tiêu thụ tyramine, cơ thể sẽ giải phóng catecholamine; có thể khiến mạch máu co lại và dẫn đến đau đầu.

    Thêm nữa là các thực phẩm chứa nhiều Nitrat như đồ ăn chế biến sẵn cũng có thể khiến các mạch máu giãn ra, dẫn đến đau đầu.

    1.8 Viêm xoang gây nhức đầu thường xuyên

    Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm các khoang chứa khí bên trong hộp sọ, nằm xung quanh mũi và mắt. Khi các xoang bị tắc nghẽn, chất nhầy không thể thoát ra ngoài; gây áp lực lên các mô xung quanh và dẫn đến đau nhức.

    Viêm nhiễm trong các xoang cũng có thể kích thích các dây thần kinh cảm giác; gây ra cảm giác đau nhức. Mặt khác, sưng tấy do viêm nhiễm có thể chèn ép các mạch máu; dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não khiến thường xuyên đau đầu.

    1.9 Tăng huyết áp

    Khi huyết áp tăng cao, áp lực lên thành mạch máu cũng tăng theo, dẫn đến tình trạng co thắt mạch máu, đặc biệt là các mạch máu ở não. Việc co thắt mạch máu não có thể gây ra các triệu chứng điển hình như đau nhức đầu liên tục, chóng mặt, hoa mắt, ù tai…

    1.10 Nhức đầu thường xuyên do các bệnh lý về mắt, tai, mũi, họng

    Viêm nhiễm ở các bộ phận tai, mũi, họng có thể lan truyền đến các mô xung quanh dẫn đến đau đầu. Mặt khác, khi mắc các bệnh lý kể trên cũng có thể kích thích các dây thần kinh cảm giác, khiến người bệnh bị nhức đầu thường xuyên.

    1.11 Chấn thương đầu

    Loại đau đầu do va đập thường là nhẹ và tự khỏi trong vài ngày. Nó có thể cảm thấy như nhói hoặc nhức, và thường đau nhiều hơn khi vận động hoặc khi nằm xuống.

    Tuy nhiên, nếu mức độ va đập nặng dẫn đến chấn thương thì bạn có thể bị nhức đầu thường xuyên. Nếu không được nghỉ ngơi, điều trị tình trạng có thể sẽ nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

    2. Thường xuyên nhức đầu có nguy hiểm không?

    Việc nhức đầu thường xuyên có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây ra cơn đau, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

    nhức đầu thường xuyên có nguy hiểm không?

    Theo các chuyên gia y tế, nhìn chung, nhức đầu thường xuyên không nguy hiểm nếu do nguyên nhân nguyên phát như căng thẳng, stress, đau đầu do viêm xoang, do tác động của môi trường ánh sáng, tiếng ồn… Lúc này, chỉ cần nghỉ ngơi và ngăn chặn sự tác động bất lợi từ bên ngoài thì tình trạng sẽ được cải thiện.

    Tuy nhiên, nếu nhức đầu thường xuyên do các bệnh lý khác; đồng thời đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng thì người bệnh cần hết sức cẩn trọng.

    3. Bị nhức đầu thường xuyên khi nào phải gặp bác sĩ?

    Nếu cơn đau đầu dữ dội, ngày càng tăng dần về mức độ và tần suất, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị càng sớm càng tốt.

    Ngoài ra, đau đầu thường xuyên kèm các triệu chứng như sốt, cứng cổ, thay đổi thị lực, lú lẫn, yếu cơ, co giật, hoặc khó thở… cũng rất đáng lo ngại, cần đến gặp bác sĩ.

    Những trường hợp đã sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn mà cơn đau vẫn không thuyên giảm, hoặc cần uống thuốc thường xuyên để kiểm soát cơn đau. Lúc này, không nên trì hoãn việc thăm khám.

    4. Chẩn đoán bị nhức đầu thường xuyên

    • Thăm hỏi bệnh sử: Bệnh nhân mô tả chi tiết triệu chứng đau đầu: vị trí, mức độ, đặc điển, tần suất các cơn đau… Thời điểm bắt đầu đau, yếu tố khởi phát, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi… có thể cũng sẽ được ghi lại làm cơ sở chẩn đoán bệnh.
    • Khám lâm sàng, cận lâm sàng: đo huyết áp, khám tai, khám mắt, nghe nhịp tim…
    • Khám cận lâm sàng có thể được chỉ định bao gồm: Xét nghiệm máu, chụp X-quang họp sọ, điện não đồ, chụp CT hoặc MRI não, chọc tủy sống…
    • Chẩn đoán loại trừ: Loại trừ các nguyên nhân để tìm ra nguyên nhân chuẩn xác nhất

    5. Điều trị nhức đầu thường xuyên

    Việc điều trị đau đầu thường xuyên phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

    5.1 Sử dụng thuốc

    Các loại thuốc sử dụng tùy thuộc vào mức độ đau và tiền sử bệnh lý, độ tuổi của từng người; giúp giảm nhanh các cơn đau. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn gồm:

    • Paracetamol: Đây là loại thuốc an toàn và hiệu quả nhất cho hầu hết mọi người. Paracetamol có thể giúp giảm đau đầu nhẹ đến trung bình.
    • Ibuprofen: Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, có thể mang lại hiệu quả tốt hơn Panacetamol ở một số trường hợp.
    • Aspirin: Giảm đau nhưng không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

    Một số thuốc kê đơn có thể được chỉ định gồm:

    • Triptans: Triptans có tác dụng co mạch máu ở não, giúp giảm đau và các triệu chứng khác của đau nửa đầu.
    • Ergotamine: Cũng là thuốc đặc trị đau nửa đầu, nhưng có thể gây nhiều tác dụng phụ hơn.
    • Thuốc chống trầm cảm: Như amitriptyline và nortriptyline…, có thể được sử dụng để ngăn ngừa các cơn đau đầu.
    • Thuốc chống co giật: Valproic acid, Topiramate…
    • Botox: Botox là một loại độc tố thần kinh có thể được tiêm vào cơ để làm giảm các cơn đau đầu.

    5.2 Liệu pháp vật lý giúp giảm đau đầu thường xuyên

    Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu đơn giản mà hiệu quả sau:

    • Xoa bóp: Xoa bóp có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm đau đầu.
    • Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau và viêm.
    • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện tư thế và giảm căng thẳng ở cơ cổ và vai, từ đó giúp giảm đau đầu.

    5.3 Liệu pháp tâm lý

    • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): CBT có thể giúp bạn xác định và thay đổi những suy nghĩ và hành vi; từ đó góp phần giảm nhẹ hoặc giãn tần suất những cơn đau đầu.
    • Liệu pháp thư giãn: Liệu pháp thư giãn có thể giúp bạn học cách thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm đau đầu.

    5.4 Liệu pháp thay thế

    • Châm cứu: Châm cứu là một kỹ thuật y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng các kim mỏng để kích thích các điểm cụ thể trên cơ thể. Châm cứu có thể giúp giảm đau đầu và các triệu chứng khác, chẳng hạn như buồn nôn và nôn.
    • Yoga: Yoga kết hợp các bài tập thể chất, tinh thần và thở để giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng. Yoga có thể giúp giảm đau đầu và cải thiện chất lượng cuộc sống.
    • Thiền: Thiền là một kỹ thuật tập trung tâm trí có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Thiền có thể giúp giảm đau đầu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

    5.5 Thực hiện lối sống lành mạnh

    Việc thay đổi lối sống có ý nghĩa rất quan trọng nếu nguyên nhân gây bị nhức đầu thường xuyên không phải do bệnh lý mà do các yếu tố bên ngoài tác động. Theo đó, cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; tránh căng thẳng, stress quá độ. Nên đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.

    Người bệnh cần thường xuyên tập thể dục thể thao; tránh sử dụng các thực phẩm chứa chất tyramine như vang đỏ, phô mai…; hạn chế uống cà phê, rượu bia và các chất kích thích khác.

    6. Lưu ý chung dành cho người bị đau đầu thường xuyên

    Hiệu quả của những phương pháp điều trị đau đầu có thể khác nhau ở từng người. Tuy nhiên, nếu đã gặp phải tình trạng này, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời lưu ý một số vấn đề như sau:

    • Tránh xa các tác nhân có thể gây đau đầu như tiếng ồn lớn, ánh sáng gắt, ánh nắng, mùi hương…
    • Cẩn thận vơi sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ
    • Nên ghi nhật ký về tình hình nhức đầu của bản thân, bao gồm: thời điểm đau, tình trạng đau, yếu tố khởi phát…
    • Đi khám kịp thời nếu tình trạng đau thường xuyên và kéo dài

    Trên đây là những nguyên nhân gây nhức đầu thường xuyên và biện pháp cải thiện. Nếu tình trạng trầm trọng, nên đi khám bác sĩ để sớm có biện pháp điều trị.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      {Giải đáp thắc mắc} ăn socola có mất ngủ không? Nhiều bạn trẻ bất ngờ 03/10/23
      Ăn socola có mất ngủ không là thắc mắc của nhiều bạn trẻ. Bởi, đây là một thực phẩm được…
      Ginkgo biloba – Dược liệu hỗ trợ bổ não, chữa mất ngủ hiệu quả 03/04/24
      Ginkgo biloba là tên khoa học của cây Bạch quả. Loài cây thân gỗ duy nhất còn tồn tại trong…
      Mệt mỏi nhưng không ngủ được? Nguyên nhân và cách khắc phục 27/07/24
      “Dạo gần đây tôi hay bị mất ngủ, tuy người rất mệt mỏi nhưng không ngủ được. Xin hỏi nguyên…
      [CẢNH BÁO] Tác dụng phụ của thuốc ngủ – Trường hợp nào nguy hiểm? 10/04/24
      Mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây cảm giác uể oải, mệt mỏi, thậm chí…
      Xem thêm