Amitriptylin chữa mất ngủ: Liều dùng, công dụng và tác dụng phụ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Amitriptylin chữa mất ngủ: Liều dùng, công dụng và tác dụng phụ

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    20/12/23

    Thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ hiện được rất nhiều người sử dụng. Thuốc có bán tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này cơ chế ra sao, có những tác dụng phụ nào, liều dùng và lưu ý gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.

    5/5 - (45 bình chọn)

    1. Amitriptylin là thuốc gì?

    Thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ

    Thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ được sản xuất bởi Công ty Danapha

    Amitriptyliun là thành phần có trong các loại thuốc an thần 3 vòng, chữa mất ngủ và điều trị đái dầm ban đêm ở trẻ em. Thuốc được bán theo đơn và có bán nhiều tại các hiệu thuốc.

    Ngoài thành phần chính là Amitriptylin hydroclorid hàm lượng 25mg còn các tá dược khác như Lactose monohydrate, tinh bột sắn, povidon K30, hypromellose 606, hydropromellose 615, aerosol, magnesi stearate, talc, titan dioxyd, polyethylene glycol 400, màu tartrazin.

    Thuốc phổ biến với hàm lượng 25mg có đặc trưng là thuốc ngủ viên màu vàng người dùng dễ nhận diện.

    Thuốc Amitriptylin: Sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược Danapha

    Quy cách đóng gói: Lọ 100 viên kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng.

    2. Công dụng của thuốc Amitriptylin

    Công dụng của thuốc Amitriptylin

    Thuốc có tác dụng chữa mất ngủ nhờ cơ chế an thần, giảm lo âu

    Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc Amitriptylin có tác dụng:

    – Điều trị triệu chứng trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nội sinh (loạn tâm thần hưng cảm – trầm cảm.

    – Điều trị chọn lọc (lựa chọn hàng thứ 3) một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em từ 6 tuổi trở nên (sau khi đã loại bỏ biến chứng thực thể đường tiết niệu bằng các trắc nghiệm thích hợp).

    3. Cơ chế của thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ

    Thuốc Amitriptylin có tác dụng điều trị mất ngủ. Tác dụng này là do tính chất của thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm ba vòng, làm giảm lo âu và giúp an thần.

    Trong đó hoạt chất amitriptyline ức chế tái nhập các chất dẫn truyền thần kinh monoamine, serotonin và noradrenalin ở các nơ-ron monoaminergic.

    Tác dụng tái nhập các noradrenalin này được cho là có liên quan đến cơ chế chống trầm cảm của thuốc, từ đó giúp an thần, dịu thần kinh, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Do đó thuốc Amitriptylin phù hợp với các đối tượng như mất ngủ kéo dài, mất ngủ mạn tính.

    Amitriptylin cũng có tác dụng kháng cholinergic ở cả thần kinh trung ương và ngoại vi.

    4. Dược động học của thuốc

    Sau khi uống thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ, thuốc sẽ được hấp thu và chuyển hóa, có tác dụng. Thời gian tương đối giữa việc hấp thu và chuyển hóa như sau:

    Hấp thu: nhanh và hoàn toàn sau khi tiêm bắp 5-10 phút. Đối với đường uống hấp thu trong 30-60 phút với liều thông thường. 30-50% thuốc đào thải trong vòng 24 giờ.

    Con đường di chuyển: Amitriptylin đi qua hàng rào máu não, hàng rào nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ. Hoạt chất này phân bố rộng khắp cơ thể và liên kết với nhiều protein trong huyết tương và các mô.

    Chuyển hóa: Có khoảng 40% chất được chuyển hóa ở gan, một lượng nhỏ khác không chuyển hóa được thì bài tiết qua đường nước tiểu. Thời gian bán thải từ 22-40 giờ.

    5. Dạng bào chế

    Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim hình tròn, có 2 mặt lồi màu vàng sáng. Một mặn nhẵn bóng, mặt kia có chữ số 25. Cạnh và thành viên mịn, bo góc.

    6. Liều dùng thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ

    Lưu ý: Thuốc chỉ dùng theo đơn thuốc của bác sĩ. Liều dùng tùy thuộc vào tình trạng mất ngủ của bệnh nhân đang gặp phải và phải có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.

    Liều dùng cụ thể cho từng đối tượng như:

    6.1. Liều dùng cho người cao tuổi

    Liều điều trị được bắt đầu với liều thấp và tăng dần lên.

    Trong đó:

    Liều khởi đầu:

    Thông thường là 75mg/ngày, chia làm nhiều lần. Nếu cần thiết có thể tăng lên tới 150mg/ngày. Liều tăng thêm nên được dùng vào buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ nếu bị mất ngủ nặng.

    Tác dụng chống trầm cảm có thể xuất hiện trong vòng 3-4 ngày hoặc có khả năng mất đến 30 ngày mới xuất hiện. Nếu tình trạng mất ngủ không cải thiện trong vòng 1 tháng cần khám bác sĩ chuyên khoa.

    Liều duy trì:

    Thông thường từ 50-100mg/ngày. Đối với điều trị duy trì có thể dùng 1 liều duy nhất vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.

    Khi tình trạng bệnh được cải thiện, người bệnh cần tham khảo chuyên môn để giảm liều lượng đến mức thấp nhất có thể để duy trì tác dụng.

    Nên tiếp tục duy trì điều trị trong vòng 3 tháng hoặc lâu hơn để giảm nguy cơ tái phát bệnh.

    6.2. Liều dùng với người trưởng thành

    Người lớn tuổi có thể trạng và sức khỏe kém hơn so với người lớn nên cần thận trọng khi sử dụng liều lượng thuốc.

    Liều khởi đầu được khuyến cáo là 10-25mg, chia ngày 3 lần uống và tăng liều từ từ.

    Đối với bệnh nhân cao tuổi không dung nạp được liều cao hơn dùng tối đa liều 50mg/ngày.

    Có thể chia liều dùng hoặc dùng liều duy nhất vào buổi tối trước khi ngủ.

    * Lưu ý:

    Nên giảm liều đối với người lớn tuổi để tránh tác tác dụng phụ, đặc biệt với người bị nhầm lẫn, kích động và hạ huyết áp.

    6.3. Liều dùng thuốc Amitriptylin cho trẻ em

    Thuốc không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi do không đủ những dữ liệu nghiên cứu lâm sàng.

    Thuốc Amitriptylin còn có tác dụng trị đái dầm. Do đó nếu dùng thuốc Amitriptylin điều trị đái dầm có thể dùng theo liều:

    Trẻ em từ 6-10 tuổi: Dùng dạng bào chế khác phù hợp hơn

    Thanh thiếu niên từ 11-16 tuổi: Liều 25mg/ngày

    * Lưu ý:

    Nên đo điện tâm đồ trước khi bắt đầu điều trị bằng amitriptyline để loại trừ hội chứng kéo dài khoảng QT. Liều nên được tăng dần. Đợt điều trị đầu kéo dài 3 tháng. Nếu cần thêm các đợt điều trị lặp lại, người bệnh nên tiến hành kiểm tra đánh giá lâm sàng sau 3 tháng/lần.

    Khi ngừng điều trị, nên giảm dần liều dùng Amitriptylin.

    7. Chống chỉ định của thuốc Amitritylin chữa mất ngủ

    Thuốc Amitritylin khi sử dụng có chống chỉ định với một số đối tượng như:

    – Người mẫn cảm với thành phần amitriptylin, thuốc trầm cảm ba vòng hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc

    – Người đang dùng các chất ức chế monoamin oxydase hoặc đã sử dụng trong 14 ngày qua

    – Người có tiền sử nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim sung huyết, suy động mạch vành, block tim ở bất kỳ mức độ nào

    – Người bị suy gan nặng, rối loạn chuyển hóa porphyrin

    – Hưng cảm

    – Phụ nữ có thai và đang cho con bú

    – Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi vì chưa xác định được tác dụng và độ an toàn cụ thể

    – Không dùng đồng thời với thuốc kéo dài khoảng T như amiodaron, terfenadin, astemizol, sertidol, pimozid, thioridazin, sotalol

    – Người đang lái xe và vận hành máy móc do có liên quan đến tác dụng an thần quá mức, chóng mặt, mờ mắt.

    8. Tác dụng phụ của Amitriptylin

    Đã có những nghiên cứu khảo sát chỉ ra tác dụng phụ của thuốc. Trong đó các tác dụng được phân loại theo mức thường gặp, ít gặp và hiếm gặp. Cụ thể:

    Mức độ tác dụng phụ Biểu hiện
    Thường gặp An thần quá mức, mất định hướng, ra mồ hôi, thèm ăn, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim nhanh, hồi hộp, giảm tình dục, liệt dương, buồn nôn, táo bón, mờ mắt…
    Ít gặp Tăng huyết áp, nôn, phù mặt, phù lưỡi, run, khó tập trung, lo âu, mất ngủ, bí tiểu, tăng nhãn áp, ù tai…
    Hiếm gặp Sốt, ngất, phù, chán ăn, giảm bạch cầu và tiểu cầu, sưng tinh hoàn, tăng tiết sữa, tiêu chảy, liệt ruột, viêm tuyến mang tai, rụng tóc, mề đay, mẫn cảm với ánh sáng, vàng da, xuất hiện động kinh, ảo giác…

    * Cách xử lý với các tác dụng phụ:

    Tác dụng phụ của thuốc amitriptylin

    Khi gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc

    Đối với người cao tuổi bị sa sút trí tuệ và tổn thương não nên dùng với liều thấp hơn

    Theo dõi sau khi ngừng thuốc. Khi ngừng đột ngột sau điều trị kéo dài có thể gây nhức đầu, buồn nôn, khó chịu toàn thân. Giảm liều từ từ có thể gây các triệu chứng thoáng qua như kích động, rối loạn giấc ngủ, mơ. Các triệu chứng này sẽ hết sau khoảng 2 tuần.

    Người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải những tác dụng không mong muốn.

    9. Tương tác thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ

    Khi sử dụng thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ, ngoài những chỉ định, chống chỉ định với một số trường hợp, người bệnh cần chú ý thuốc có thể tương tác với một số thực phẩm và loại thuốc dưới đây:

    – Rượu: Amitriptylin có thể làm tăng đáp ứng của rượu và tăng phản ứng disulfiram với rượu. Do vậy có thể xuất hiện tình trạng mê sảng sau khi dùng amitriptyline với disulfiram;

    – Chất chủ vận alpha 2 – andrenergic;

    – Thuốc gây mê: có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp và loạn nhịp trong quá trình gây mê;

    – Thuốc giảm đau: tăng các phản ứng phụ kháng cholinergic khi dùng với nefopam, tăng tác dụng giảm đau với morphin, tăng nguy cơ nhiễm độc hệ thần kinh trung ương khi dùng với tramadol;

    – Thuốc chống loạn nhịp như amiodaron, dispyramid, procainamide, propafenon, quinidine làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh;

    – Thuốc kháng cholinergic có thể làm tăng nguy cơ liệt ruột, bí tiểu, tăng nhãn áp cấp tính, đặc biệt với bệnh nhân cao tuổi

    – Thuốc chống đông: có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông;

    – Thuốc chống trầm cảm: có thể tăng tác dụng của thuốc chống trầm cảm 3 vòng gây sốt cao, co giật nặng, thậm chí tử vong;

    – Thuốc chống động kinh: có thể làm giảm ngưỡng co giật;

    – Thuốc kháng nấm: Fluconazol có thể làm tăng nồng độ amitriptyline trong máu;

    – Thuốc kháng histamine: tăng ức chế thần kinh trung ương;

    – Thuốc hạ huyết áp: tăng tác dụng hạ huyết áp

    10. Thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ giá bao nhiêu?

    Thuốc Amitriptylin Danapha do Công ty Danapha sản xuất có giá thành tương đối rẻ. Cụ thể 1 viên có giá 250 đồng/viên, tương đương 25.000đ/lọ 100 viên.

    Tùy vào từng thời điểm giá thuốc có thể chênh lệch.

    11. Mua thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ ở đâu?

    Bạn có thể mua thuốc Amitriptylin tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khi mua cần có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng vì có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

    Bên cạnh mua tại các hiệu thuốc, bạn có thể đặt mua online tại các nhà thuốc trực tuyến. Cách này tương đối đơn giản, thuận tiện. Lưu ý khi đặt mua online cần kiểm tra các thông tin như cửa hàng, ngày sản xuất, hạn dùng.

    Nếu nhận hàng có dấu hiệu cạy mở, thuốc không đúng mẫu mã, chất lượng nên trả lại và dùng các loại thuốc chính hãng.

    12. Lưu ý khi dùng thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ

    Để sử dụng thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ một cách an toàn, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc cũng như một số lưu ý dưới đây.

    lưu ý khi sử dụng thuốc amitriptylin chữa mất ngủ

    Bạn cần nắm rõ các cách xử trí khi dùng thuốc

    12.1. Làm gì khi dùng quá liều?

    Nếu dùng thuốc quá liều có các biểu hiện như ngủ gà, lú lẫn, co giật (động kinh), mất tập trung, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, chậm hoặc bất thường, ảo giác, kích động, thở nông, khó thở, yếu mệt, nôn…

    Cách xử lý tùy theo triệu chứng và hỗ trợ như:

    – Rửa dạ dày: dùng than hoạt tính dưới dạng bùn nhiều lần

    – Duy trì chức năng hô hấp, tuần hoàn và thân nhiệt

    – Theo dõi chức năng tim mạch, ghi điện tâm đồ (ít nhất 5 ngày)

    – Điều trị loạn nhịp tim: dùng lidocain, kiềm hóa máu tới pH 7,4 – 7,5 bằng natri hydrocarbonat tiêm tĩnh mạch

    – Xử trí co giật bằng cách dùng diazepam, paraldehyde, phenytoin hoặc cho hít thuốc mê để kiểm soát co giật

    Một số trường hợp vài ngày có vẻ hồi phục nhưng vẫn có thể xuất hiện hội chứng nặng hơn như mê sảng, lú lẫn, hoang tưởng, mất ý thức, co giật, giảm nhân thiệt, suy hô hấp và tim mạch. Trường hợp này cần cấp cứu khẩn cấp.

    12.2. Bảo quản thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ

    Thuốc nên bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ bảo quản không quá 30 độ C.

    Đối với gia đình có trẻ nhỏ hoặc vật nuôi nên để xa tầm tay của trẻ nhỏ và vật nuôi

    12.3. Đối với việc sử dụng

    Nếu thuốc có dấu hiệu cạy mở hoặc khác về màu sắc, dược chất, nghi ngờ về chất lượng của thuốc như viên bị ướt, đổi màu thì không nên sử dụng.

    – Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng

    – Không uống cùng với các loại thuốc gây tương tác

    – Không dùng thuốc chung với rượu bia, chất kích thích

    – Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

    12.4. Làm gì khi quên liều

    Nếu quên uống thuốc, bạn hãy dùng sớm nhất có thể. Nếu gần với thời gian dùng liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như thời gian bình thường.

    Người bệnh không nên dùng 2 liều 1 lần hoặc 2 liều quá gần nhau.

    12.5. Thuốc Amitriptylin có gây nghiện không?

    Hiện chưa có thông tin nào khẳng định thuốc Amitriptylin có gây nghiện. Tuy nhiên khi sử dụng nhiều các dạng thuốc ngủ, thuốc an thần người bệnh dễ có xu hướng bị lệ thuộc thuốc, phải có thuốc mới có thể ngủ được.

    12.6. Uống thuốc Amitriptylin trong bao lâu?

    Thời gian uống thuốc Amitriptylin sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc chữa mất ngủ.

    13. Kết luận

    Trên đây là một số thông tin về thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ. Thuốc cần sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của người có chuyên môn.

    Nếu bạn đang bị mất ngủ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

    Hotline: 0343446699

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc trị mất ngủ ginkgo biloba có tốt không? Có an toàn không? 02/01/24
      Thuốc trị mất ngủ ginkgo biloba được sử dụng khá phổ biến giúp người bệnh có được giấc ngủ ngon.…
      {Hỏi – đáp} Uống cà gai leo mất ngủ có đúng không? Chuyên gia phân tích 05/10/23
      Hỏi: Tôi mắc bệnh viêm gan B nên thường xuyên uống cà gai leo hãm trà. Dạo gần đây tôi…
      [CẢNH BÁO] Tác dụng phụ của thuốc ngủ – Trường hợp nào nguy hiểm? 10/04/24
      Mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây cảm giác uể oải, mệt mỏi, thậm chí…
      Đánh trống ngực: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 18/01/24
      Đánh trống ngực hồi hộp là một trong những triệu chứng tim mạch điển hình rất nhiều người gặp phải.…
      Xem thêm