Ginkgo biloba – Dược liệu hỗ trợ bổ não, chữa mất ngủ hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Ginkgo biloba – Dược liệu hỗ trợ bổ não, chữa mất ngủ hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    03/04/24

    Ginkgo biloba là tên khoa học của cây Bạch quả. Loài cây thân gỗ duy nhất còn tồn tại trong chi Ginkgo này được biết đến như một loại dược liệu quý, giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, kém tập trung, đau đầu…

    5/5 - (3 bình chọn)

    1. Tìm hiểu về Ginkgo Biloba (Bạch quả)

    Ginkgo Biloba (cây Bạch quả) được coi là “hóa thạch sống” bởi loài thực vật này đã tồn tại và phát triển hàng ngàn năm, cho tới tận ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, người ta cho rằng Bạch quả đã tuyệt chủng, xong con người lại phát hiện chúng tại Chiết Giang (Trung Quốc).

    ginkgo-biloba

    Bạch quả là cây thân gỗ với chiều cao khoảng 20-35 mét, thậm chí trên 50 mét. Tán cây nhỏ, cành dài, rễ ăn sâu, có khả năng chống chọi thời tiết khắc nghiệt. Đây chính là yếu tố đặc biệt giúp cây “trường thọ”. Một số cây có tuổi thọ lên đến 2500, thậm chí hơn 3000 năm.

    Lá Ginkgo Biloba hình dẻ quạt với các gân lá tỏa ra thành phiến màu xanh. Vào mùa thu, lá cây ngả vàng và rụng. Bạch quả nhân giống bằng cách thụ phấn giữa hai cây khác nhau (cây đực và cây cái).

    Không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong ẩm thực, y học, cây Bạch quả còn mang ý nghĩa tâm linh khi được coi là “Cây Thánh” trong Nho giáo và Phật giáo, đặc biệt tại các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản.

    >>> Tìm hiểu thêm: Tổng quan về mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

    2. Thành phần của Ginkgo Biloba

    Ginkgo Biloba gồm các thành phần sau:

    • Flavonoid
    • Terpenoid
    • Ginkgolide
    • Bilobalide
    • Acid Ginkgolic…

    Trong các thành phần trên, Flavonoid và Terpenoid là hai thành phần đóng vai trò quan trọng, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho não bộ. Công dụng đối với giấc ngủ của dược liệu này cũng được ghi nhận nhờ hai thành phần trên.

    3. Thu hoạch và chế biến dược liệu

    Thời điểm lý tưởng để thu hoạch Bạch quả là vào mùa thu. Lúc này, lá cây chuyển sang màu vàng, hạt Bạch quả chín, chuyển sang màu trắng. Người ta lựa chọn lá vàng đều và quả chín để làm dược liệu.

    Lá sau khi thu hoạch được phơi hoặc sấy khô để bảo quản. Quả cần loại bỏ phần thịt, giữ lại hạt, sau đó cũng phơi hoặc sấy khô.

    Lưu ý, khi thu hoạch cần chú ý an toàn để tránh bị ngộ độc do ăn phải phần thịt quả hoặc vỏ hạt. Nên thu hoạch bạch quả vào những ngày nắng ráo để lá và hạt được phơi khô tự nhiên.

    4. Tác dụng của Ginkgo Biloba đối với sức khỏe

    Từ xa xưa, y học cổ truyền nhiều quốc gia đã ứng dụng Ginkgo Biloba vào các bài thuốc chữa bệnh. Ngày nay, dược liệu này tiếp tục phát huy công dụng và được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điển hình như:

    • Tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung: Ginkgo Biloba hỗ trợ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não bộ, giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung, làm việc và học tập.
    • Hỗ trợ điều trị Alzheimer và suy giảm trí nhớ: Ginkgo Biloba có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ, giúp cải thiện các triệu chứng như hay quên, lú lẫn…
    • Tăng cường lưu thông máu não: Ginkgo Biloba giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu…
    • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Giảm cholesterol, huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
    • Cải thiện thị lực: Tăng cường lưu thông máu đến mắt, cải thiện thị lực, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và bệnh võng mạc do đái tháo đường.
    • Chống oxy hóa: Chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do; làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa ung thư.
    • Cải thiện chức năng tình dục: Có tác dụng ở cả nam và nữ.
    • Giảm stress, lo âu: Ginkgo Biloba có thể giúp giảm stress, lo âu, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.

    5. Ginkgo Biloba có giúp ngủ ngon không?

    Sử dụng Ginkgo Biloba ở người mất ngủ có giúp cải thiện tình trạng không? Bằng chứng cho thấy, những người uống 250mg trong 30-60 phút trước khi đi ngủ có thể giúp giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc và thúc đẩy giấc ngủ đến nhanh hơn.

    ginkgo-biloba chữa mất ngủ

    Một nghiên cứu lâm sàng trên 170 bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát, sau khi sử dụng 480mg Ginkgo Biloba mỗi ngày. Kết quả, triệu chứng lo lắng giảm khoảng hơn 45% so với nhóm dùng giả dược. Điều này cũng góp phần tăng chất lượng giấc ngủ ở những người mắc chứng lo âu.

    Nghiên cứu thí điểm năm 2001 được công bố trên tạp chí Pharmacopsychiatry: Bạch quả giúp cải thiện giấc ngủ ở bệnh nhân trầm cảm. Những người tham gia nhận thấy sự cải thiện đáng kể trong giấc ngủ của họ và thức dậy ít hơn vào ban đêm.

    Vì vậy, Ginkgo Biloba được xem là biện pháp giúp cải thiện cho người bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, những người bị chứng lo âu, trầm cảm dẫn đến mất ngủ.

    6. Cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất

    Liều lượng Ginkgo Biloba được khuyến nghị cho người lớn là 120-240 mg mỗi ngày, chia thành 2-3 lần. Liều lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng.

    Ginkgo Biloba thường được dùng dưới dạng viên nang, viên nén hoặc dung dịch. Nên uống cùng với thức ăn để giảm nguy cơ buồn nôn. Tốt nhất, nên sử dụng vào một thời điểm nhất định trong ngày để đảm bảo hiệu quả.

    Ngoài cách sử dụng như một loại dược liệu, Bạch quả còn được chế biến thành các món ăn, thêm vào nước tăng lực, các loại đồ uống giải khát…

    7. Nên uống Ginkgo Biloba vào thời điểm nào?

    Tương ứng với các mục đích sử dụng khác nhau, nên sử dụng Ginkgo Biloba ở các thời điểm khác nhau. Cụ thể là:

    MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG THỜI ĐIỂM SỬ DỤNG LÝ DO
    ⭐Giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc Buổi tối, nửa giờ trước khi đi ngủ Thời điểm phát huy công dụng tối đa nhất nên trùng vào thời gian đi ngủ.
    ⭐Chống lo lắng, trầm cảm Buổi sáng Giúp phát huy tác dụng suốt cả ngày
    ⭐Tăng khả năng nhận thức Buổi sáng Giúp minh mẫn, tỉnh táo vào ban ngày
    ⭐Chống oxy hóa, chống viêm Buổi sáng Để phát huy công dụng tốt nhất
    ⭐Tăng cường sinh lý Buổi tối hoặc trước khi quan hệ tình dục 30 phút Tận dụng tối đa thời điểm dược liệu phát huy công dụng mạnh nhất
    ⭐Cải thiện thị lực Buổi sáng Để khả năng nhìn tốt nhất kéo dài cả ngày

    8. Tính an toàn của bạch quả

    Trên thực tế, việc sử dụng Ginkgo Biloba theo đúng liều lượng, ở những đối tượng phù hợp không ghi nhận tác dụng phụ. Có thể nói, đây là dược liệu tự nhiên, có tính an toàn cao trong giới hạn liều lượng. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý sử dụng đối với những đối tượng đặc biệt như đã nên ở trên.

    Cần nhấn mạnh rằng, hạt bạch quả không gây nguy hiểm khi tiếp xúc. Nguy cơ tổn thương da, thậm chí bỏng rộp có thể xảy ra khi tiếp xúc với phần thịt bên ngoài của bạch quả. Cần thận trọng khi tiếp xúc với dược liệu tươi.

    9. Tương tác dược liệu

    Bạch quả có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn đối với những người đang sử dụng những loại thuốc sau:

    • Thuốc chống đông máu như Espirin, Warfarin: Ginkgo biloba có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng chung với thuốc chống đông máu.
    • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ginkgo biloba có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng chung với NSAID như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin), và naproxen (Aleve).
    • Thuốc chống trầm cảm: Ginkgo biloba có thể tương tác với một số loại thuốc chống trầm cảm, bao gồm citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), và fluoxetine (Prozac).
    • Thuốc chống co giật: Ginkgo biloba có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống co giật như phenytoin (Dilantin), carbamazepine (Tegretol), và valproate (Depakote).

    10. Những ai không nên dùng Ginkgo Biloba?

    Những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của Bạch quả không sử dụng dược liệu. Những triệu chứng dị ứng có thể gây ra là: phát ban, ngứa, sưng tấy, hoặc thậm chí khó thở…

    những ai không nên sử dụng Ginkgo Biloba

    Ngoài ra, không sử dụng Ginkgo Biloba nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào sau đây:

    • Thuốc điều trị nhiễm trùng: HIV, sốt rét, viêm gan, lao…
    • Thuốc điêu trị hen suyễn, dị ứng
    • Thuốc chống co giật, trầm cảm
    • Thuốc chống viêm không steroid

    Cần lưu ý, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người sắp phẫu thuật… cũng không sử dụng dược liệu này.

    Trên đây là những thông tin về Ginkgo Biloba và những tác dụng tuyệt vời của dược liệu đối với sức khỏe, đặc biệt đối với não bộ và giấc ngủ của con người. Để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn, người dùng có thể lựa chọn các sản phẩm chứa Ginkgo Biloba để sử dụng. Tham khảo thêm những thông tin về bệnh mất ngủ và giải pháp cải thiện TẠI ĐÂY.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Ăn gì để ngủ ngon? Đừng bỏ qua 20 thực phẩm này! 29/01/24
      Thực phẩm có vai trò rất quan trọng đối với giấc ngủ. Mỗi thực phẩm chúng ta ăn vào có…
      Lá vông chữa mất ngủ không? Nhiều người bất ngờ khi nghe công dụng 05/10/23
      Hỏi: Gần đây tôi thường xuyên bị căng thẳng, stress. Tinh thần không tốt nên giấc ngủ cũng bị ảnh…
      Trầm cảm nên ăn gì, kiêng gì? Chuyên gia chỉ 15 thực phẩm này 16/10/24
      Trầm cảm nên ăn gì, kiêng gì là thắc mắc của nhiều người khi mắc bệnh lý này. Bởi, chế…
      Uống Panadol có mất ngủ không? Ai không nên dùng thuốc này? 06/06/24
      Uống Panadol có gây mất ngủ không là thắc mắc, lo ngại của nhiều người khi sử dụng loại thuốc…
      Xem thêm