Thực hư lá đinh lăng chữa mất ngủ? Gợi ý 5 cách dùng cho giấc ngủ sâu
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Thực hư lá đinh lăng chữa mất ngủ? Gợi ý 5 cách dùng cho giấc ngủ sâu

    Tham vấn y khoa: PGS.TS Nguyễn Huy Oánh

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    12/12/23

    Lá đinh lăng chữa mất ngủ là bài thuốc dân gian trị mất ngủ đơn giản nhiều người áp dụng và có hiệu quả ngay từ những ngày đầu tiên sử dụng. Thậm chí thảo dược vườn nhà này còn được nghiên cứu rõ ràng giúp cải thiện chứng mất ngủ. Vậy cơ chế nào giúp đinh lăng tạo giấc ngủ sâu thoải mái cho người bệnh, hãy cùng tambinh.vn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

    5/5 - (7 bình chọn)

    1. Tác dụng của cây đinh lăng

    lá đinh lăng có công dụng gì

    Lá đinh lăng có nhiều công dụng

    Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L.), thuộc họ Ngũ gia bì. Cây còn có tên khác là cây gỏi cá, Nam dương lâm. Lá chét chia thành nhiều thùy nhọn không đều, có răng cưa mọc ở mép lá.

    Bộ phận thường sử dụng là rễ hay vỏ rễ phơi sấy khô và cả lá và thân cũng được sử dụng nhiều. Trong đinh lăng có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như nhóm saponin, alkaloid, glycoside, polyphenol, flavonoid, tannin, vitamin (C, B1, B2, và B6), và có tới 20 loại axit amin như arginin, alanin, asparagin, acid glutamic, leucin, lysin, phenylalanin, prolin, threonin, tyrosin, cystein, tryptophan, methionin.

    Trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại đã chỉ ra đinh lăng có tác dụng lớn đối với sức khỏe. Trong đó:

    • Rễ là vị thuốc bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch giúp tăng cường sức khỏe đối với cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi
    • Được sử dụng như một phương thuốc chữa hen suyễn
    • Lá chữa cảm sốt, chữa mụn nhọt, sưng tấy
    • Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng, sưng đau các khớp
    • Lá chữa tắc tia sữa, lợi sữa
    • Rễ cây chữa liệt dương
    • Rễ và lá cải thiện chứng thiếu máu
    • Rễ và lá cây chữa bệnh Parkinson, Alzheimer liên quan đến thoái hóa thần kinh
    • Kháng khuẩn, diệt côn trùng
    • Chữa chứng mất ngủ

    Rất nhiều người chia sẻ bí quyết chữa mất ngủ kéo dài chỉ với một cốc nước lá đinh lăng mỗi ngày. Vậy thực hư lá đinh lăng chữa mất ngủ đúng hay sai và cơ chế như thế nào?

    2. Vì sao lá đinh lăng chữa mất ngủ?

    vì sao lá đinh lăng chữa mất ngủ

    Có nhiều thông tin cho thấy lá đinh lăng chữa mất ngủ

    Y học cổ truyền chỉ ra, đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng an thần, giúp ngủ sâu. Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng chỉ ra, trong lá và rễ đinh lăng có nhiều hoạt chất có tác dụng an thần, chống lo âu, trầm cảm, giúp thư giãn và làm dịu thần kinh. Từ đó mang lại giấc ngủ sâu, sảng khoái, kéo dài chất lượng và thời gian ngủ.

    Một số tác dụng chữa mất ngủ của lá đinh lăng nhờ vào:

    • Trytophan trong đinh lăng góp phần tăng nồng độ serotonin và melanin, 2 hormone giúp thư giãn và tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
    • Phenylalanin cải thiện tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, kích thích tăng dopamine. Nhờ Phenylalanin, cơ thể cảm thấy sảng khoái, bớt lo âu khi đi vào giấc ngủ.
    • Đồng thời trong đinh lăng còn có nhiều nhóm hợp chất của saponin, góp phần chống oxy hóa cho cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp người mất ngủ có sức khỏe dẻo dai.
    • Mùi hương dễ chịu của đinh lăng giúp dịu thần kinh, giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ, ngủ sâu giấc hơn.
    • Kết hợp sử dụng rễ đinh lăng còn có tác dụng tăng cường và bồi bổ sức khỏe, từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ. Khi thức dậy cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo hơn.
    • Tăng lưu lượng máu lên não, bảo vệ hệ thần kinh, giúp thư thái từ đó giảm tình trạng mất ngủ.

    Nhờ những tác dụng này mà nhiều người mất ngủ, khó ngủ, thiếu máu não thường xuyên sử dụng lá đinh lăng để cải thiện bệnh.

    3. Cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ

    Theo kinh nghiệm từ dân gian, có nhiều bài thuốc chữa mất ngủ từ lá đinh lăng rất hiệu quả, bạn hãy thử ngay các cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ nhé.

    cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ

    Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây

    3.1. Uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ

    Uống nước lá đinh lăng là một trong những cách hiệu quả để giảm mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc về đêm. Nước lá đinh lăng có mùi thơm nhẹ dễ chịu, đặc biệt khi sao vàng hạ thổ sẽ bớt đi được mùi ngái đặc trưng của lá.

    Để mang lại hiệu quả, bạn cần biết cách nấu nước lá đinh lăng chữa mất ngủ. Hãy thử áp dụng ngay mẹo này nhé:

    Nguyên liệu:

    Chọn lá đinh lăng bánh tẻ, không quá già cũng không quá non. Có thể chọn cả các cành đinh lăng để sắc uống cùng

    * Lá đinh lăng rửa sạch, để ráo nước sau đó sao vàng lá đinh lăng trên chảo nóng, đến khi khô lại thì hạ thổ để khử hỏa độc, giúp thuốc đạt được trạng thái âm dương cân bằng. Đến bước này dược liệu đã có thể sử dụng.

    Cách nấu nước lá đinh lăng chữa mất ngủ:

    Lấy một nắm lá đinh lăng đã sao khô, tráng qua với nước sạch để làm sạch bụi bẩn

    Đun lá đinh lăng khô với 500ml nước. Sau khi nước sôi đun thêm từ 10-15 phút thì tắt bếp

    Chia lượng nước lá đinh lăng đã sắc thành 3 lần uống. Uống nước lá đinh lăng ngày 3 lần sau ăn. Bữa tối uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để các hoạt chất trong thuốc phát huy tác dụng.

    * Lưu ý: Nên uống khi còn ấm. Nước ấm cũng có tác dụng tăng lưu thông máu, người dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

    Tìm hiểu thêm: Uống nấm linh chi có mất ngủ không? 

    3.2. Trà lá đinh lăng chữa mất ngủ

    Bên cạnh phương pháp sắc uống thì dùng lá đinh lăng pha trà uống như trà hàng ngày cũng cải thiện được tình trạng trằn trọc, mất ngủ về đêm. Ưu điểm của cách pha trà đinh lăng này là tiện lợi, nhanh chóng.

    Bạn có thể mang theo một gói nhỏ trà đinh lăng, khi nào cần thì cần pha với nước sôi và ủ.

    Cách làm trà đinh lăng:

    • Lấy một nắm nhỏ đinh lăng sao vàng. Để tiện lợi hơn bạn có thể mua các túi lọc sẵn và cho lá đinh lăng vào
    • Cho trà đinh lăng vào cốc và tráng qua nước sôi
    • Sau đó đổ nước nóng ủ trà khoảng 10-15 phút và dùng
    • Uống trà từ 3-4 cốc mỗi ngày để dễ ngủ, thoải mái tinh thần

    * Lưu ý:

    Gợi ý mẹo nhỏ cho bạn khi dùng đinh lăng bạn có thể thêm các loại thảo dược chữa mất ngủ khác vào như hoa cúc khô, kỷ tử, táo đỏ để tăng thêm hương vị cho trà cũng như giúp ngủ ngon hơn.

    3.3. Uống lá đinh lăng tươi

    Nếu có sẵn lá đinh lăng tươi thì bạn hoàn toàn có thể dùng lá đinh lăng tươi để pha trà, sắc nước uống. Tác dụng chữa mất ngủ của lá đinh lăng cũng tương tự như lá đinh lăng khô. Tuy nhiên mùi vị trong lá đinh lăng tươi sẽ hơi ngái, đắng nhẹ.

    Nguyên liệu:

    • Dùng lá đinh lăng bánh tẻ, không quá non cũng không quá già
    • Có thể dùng cả cuống và thân lá đinh lăng

    Cách thực hiện:

    • Lá đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo nước
    • Sắc với khoảng 500ml nước. Sau khi sôi đun thêm 10-15 phút thì tắt bếp
    • Chia đều ra làm 3 lần, uống khi còn ấm

    3.4. Chế biến món ăn từ lá đinh lăng chữa mất ngủ

    Lá đinh lăng ngoài là vị thuốc còn được sử dụng như một loại lá rau ăn kèm dậy mùi thơm và gia tăng vị cho thực phẩm. Bạn có thể sử dụng lá đinh lăng trong các bữa ăn và làm gỏi cuốn nhé.

    Tâm Bình gợi ý cho bạn một số món ăn làm từ lá đinh lăng như:

    Lá đinh lăng hầm sườn non:

    Dùng 1 nắm lá đinh lăng có thể dùng lá già. Sau khi sườn non đã hầm mềm thì cho lá đinh lăng đã thái vừa ăn và đun thêm 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn.

    Trứng chiên lá đinh lăng:

    Trứng gà và lá đinh lăng khi rán lên sẽ rất dậy mùi thơm. Bạn hãy thái nhỏ lá đinh lăng sau đó trộn với trứng, nêm nếm gia vị vừa ăn và chiên đều. Cách làm này tương tự như với chả trứng lá ngải hoặc chả trứng lá hẹ…

    Cá kho lá đinh lăng:

    Món ăn này không chỉ bổ huyết mà còn trị đau thắt ngực, cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ trằn trọc. Khi kho cá bạn chỉ cần thêm một nắm lá đinh lăng vào kho cùng. Đến khi ăn lá đinh lăng sẽ mềm, đậm đà.

    Thịt cuốn lá đinh lăng:

    Đinh lăng giúp dậy mùi thơm hơn cho món ăn và tạo một vị độc đáo cho món cuốn. Bạn có thể cuốn thịt cùng lá đinh lăng, các loại rau sống để cảm nhận nhé.

    Ngoài ra còn rất nhiều món ăn chế biến từ lá đinh lăng để trị mất ngủ. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhé.

    3.5. Làm gối lá đinh lăng chữa mất ngủ

    Lá đinh lăng có mùi thơm dễ chịu, giúp người bệnh thư giãn hơn khi ngủ. Vì vậy bạn có thể sử dụng ngay lá đinh lăng làm gối ngủ để có một giấc ngủ sâu hơn, dễ vào giấc hơn nhé.

    Mùi thơm của đinh lăng có thể coi là liệu pháp mùi thơm giúp giảm căng thẳng, ngủ sâu giấc.

    Cách làm gối lá đinh lăng khô chữa mất ngủ như sau:

    • Dùng 1 nắm lá đinh lăng to, có thể dùng lá già
    • Nhặt sạch lá sâu, lá vàng. Rửa lá để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và các côn trùng (có thể có) trên lá
    • Để ráo và đem phơi khô trong bóng râm. Nếu phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ khiến mất đi tinh dầu cũng như khiến lá bị giòn
    • Sau khi phơi héo thì sao vàng chỗ lá đinh lăng trên chảo nóng đến khi lá khô, có mùi thơm nhẹ. Lá còn tươi khi sao vẫn còn mùi ngai ngái. Đến khi ngửi thấy lá có mùi thơm đặc trưng là được.
    • Cho lá đinh lăng thành phẩm vào gối, đặt đều trên mặt gối
    • Sử dụng gối này để ngủ. Mùi thơm của lá đinh lăng tạo cảm giác dễ chịu, thư thái.

    * Lưu ý:

    Sau một thời gian lá sẽ hết mùi thơm. Bạn nên thay mới mỗi tuần hoặc đến khi nào cảm thấy mùi giảm bớt thì thay mới.

    4. Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?

    uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không

    Mặc dù ít tác dụng phụ nhưng không nên dùng lá đinh lăng dài ngày

    Đinh lăng có nhiều công dụng đối với sức khỏe, hỗ trợ hiệu quả tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm. Tuy nhiên nhiều người đặt câu hỏi liệu uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không hay uống nước lá đinh lăng nhiều có tốt không?

    Người bệnh không nên dùng đinh lăng uống thay nước lọc. Bởi dùng nhiều đinh lăng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Trong lá đặc biệt trong rễ của đinh lăng có chứa nhiều saponin. Quá nhiều saponin trong cơ thể có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở những người mắc hội chứng ruột kích thích.

    Nồng độ saponin quá nhiều còn gây ra tình trạng phá hủy hồng cầu, tán huyết.

    Do đó, khi bị mất ngủ người bệnh có thể dùng trong vòng 1-2 tuần. Nếu kết quả có cải thiện có thể uống lá đinh lăng thưa dần. Ví dụ ở liều điều trị ngày nào cũng uống lá đinh lăng nhưng khi dễ ngủ hơn thì dùng liều hỗ trợ, chỉ tuần 2-3 lần uống và thưa dần.

    5. Tác dụng phụ của lá đinh lăng

     Trong một số nghiên cứu chỉ ra dùng liên tục trong thời gian dài với liều lượng  cao, quá liều có thể ghi nhận một số tình trạng như:

    – Rối loạn tiêu hóa

    – Say thuốc, cảm giác đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy

    – Xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột

    – Tán huyết

    6. Những người nào không nên uống lá đinh lăng?

    Một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng chữa mất ngủ. Trong đó:

    – Phụ nữ đang mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu không nên uống để tránh ảnh hưởng tới thai nhi

    – Trẻ em không nên uống nước đinh lăng mà chỉ nên dùng ngoài da do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

    7. Lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng

    Đinh lăng có nhiều lợi ích cho người dùng. Dù vậy bạn không nên quá lạm dụng, dùng quá liều để tránh những tác dụng phụ không đáng có. Bên cạnh đó bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau khi dùng lá đinh lăng để chữa mất ngủ.

    • Lựa chọn nguồn đinh lăng sạch để đảm bảo an toàn khi uống
    • Nếu kết hợp dùng củ đinh lăng thì nên chọn củ đinh lăng trên 3 năm tuổi để đảm bảo dược chất
    • Không nên dùng với liều cao dẫn đến say, mệt mỏi, nôn mửa
    • Cân nhắc sử dụng khi có các bệnh lý nền như gan, huyết áp thấp, tim mạch
    • Khi đun nước sắc có lớp váng nổi lên thì đó là tinh dầu. Bạn không cần quá lo lắng
    • Có thể kết hợp với nhiều loại trà, thảo mộc giúp ngủ ngon hơn
    • Thăm khám nếu mất ngủ kéo dài, mất ngủ mạn tính.

    Trên đây là những giải đáp về lá đinh lăng chữa mất ngủ. Bạn hãy thử áp dụng để xem có hiệu quả hay không nhé. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      {Cảnh báo} 9 tác hại của thuốc ngủ khi lạm dụng, cái cuối nguy hiểm 05/04/24
      Ngủ là nhu cầu sinh lý cơ bản của con người giúp cơ thể lấy lại năng lượng sau một…
      Chuyên gia giải thích: “Vì sao người bị tiểu đường mất ngủ?” 30/03/24
      Ngoài các biểu hiện như khát nước, mệt mỏi, tiểu nhiều… những người bị tiểu đường còn khó ngủ, mất…
      Suy nhược thần kinh nên ăn gì? Top 12 thực phẩm chuyên gia khuyên 08/01/24
      Suy nhược thần kinh là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Để cải thiện hội chứng này,…
      Amitriptylin chữa mất ngủ: Liều dùng, công dụng và tác dụng phụ 20/12/23
      Thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ hiện được rất nhiều người sử dụng. Thuốc có bán tại các hiệu thuốc. Tuy…
      Xem tất cả bài viết