Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi, bệnh gút có nên ăn thịt vịt không? Tôi được chuẩn đoán bị gout cấp tính vào 2 tháng trước, bác sĩ khuyên nên hạn chế ăn thức ăn giàu đạm mà thịt vịt lại là món khoái khẩu của tôi?
(Nguyễn Ngọc Minh, 45 tuổi, Sơn La)
- Top 10 sai lầm điều trị bệnh gout khiến bệnh càng trầm trọng
- 7+ cách chữa bệnh gout (gút) tại nhà hiệu quả theo lời chuyên gia
- 5+ Lý do người bệnh gút tin dùng Viên Gout Tâm Bình
1. Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thịt vịt có hàm lượng protein cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác như thịt bò, thịt dê, trứng… Đây thực phẩm rất bổ dưỡng, giúp bổ sung tối đa năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, thịt vịt còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như canxi, photpho, sắt và các vitamin A, B1, B2, D… Vì vậy, thịt vịt là nguồn dinh dưỡng rất lý tưởng cho cơ thể khỏe mạnh.
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị, rất tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư. Bên cạnh đó, thịt vịt rất lợi cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng,…
2. Bệnh gút có nên ăn thịt vịt không?
Với giá trị dinh dưỡng cao, thịt vịt là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được loại thực phẩm này. Vậy bệnh gút có nên ăn thịt vịt không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt là món ăn rất giàu đạm, người mắc bệnh gout nên hạn chế ăn loại gia cầm này. Bởi lẽ, bệnh gút xảy ra là do lượng axit uric trong máu quá cao dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat trong các mô và khớp xương. Trong đó, axit uric tăng cao là do người bệnh hấp thu quá nhiều nhân purin có trong các loại thịt đỏ, nội tạng, hải sản.
Trong thịt vịt chứa lượng purin cao, cứ 100g thịt vịt có 128mg purin được chuyển hóa thành acid uric. Trong khi đó, khuyến cáo cho người bệnh gút cấp tính chỉ nên sử dụng tối đa 135 – 150mg/100g. Do đó, người bệnh gút mạn tính không nên ăn thịt vịt. Người bị gút cấp tính vẫn có thể sử dụng thực phẩm này với mức độ vừa phải và không nên ăn thường xuyên.
Kết luận: Nếu tình trạng bệnh gút của bạn chỉ ở giai đoạn cấp tính thì vẫn có thể sử dụng thịt vịt (với lượng vừa phải) trong bữa ăn của mình.
3. Bệnh gút ăn được thịt gì?
3.1. Các loại thịt người bệnh gút nên ăn
Ngoài thịt vịt, người bệnh gút cũng được khuyên nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó,…. Thay vào đó người bệnh nên sử dụng các loại thịt như:
– Thịt lợn: có hàm lượng purin trung bình. Vì vậy người bị gút có thể sử dụng loại thịt này 2 – 3 lần/ tuần.
– Thịt ức gà: là loại thịt trắng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, phần thịt ức gà có chứa selenium, chất này có tác dụng ngăn chặn quá trình kết tủa acid uric và giúp quá trình đào thải acid uric được dễ dàng hơn.
– Thịt cá sông: cá chuối, cá trắm, cá diêu hồng…. Đây là những loại cá có chứa hàm lượng đạm nhưng lượng purin rất ít. Vì vậy người bệnh được khuyến khích sử dụng các loại thịt cá sông trong những bữa ăn hàng ngày.
3.2. Ăn thịt như thế nào là đúng cách?
Để không tái phát những cơn đau gút mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh gút vẫn cần ăn chất đạm động vật nhưng không quá 100 gam/ngày. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý:
– Hạn chế các thức ăn chứa nhân purin như: nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, nấm,…
– Không uống rượu, bia và các chất kích thích vì chúng làm tăng axit uric trong máu
– Tích cực ăn rau xanh, hoa quả
– Uống đủ nước hàng ngày từ 2 – 2,5 lít/ngày
– Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
Bài viết trên đã giúp anh Nguyễn Ngọc Minh giải đáp thắc mắc bệnh gút có nên ăn thịt vịt không. Trường hợp bệnh của anh bị đau gút cấp vẫn có thể sử dụng thịt vịt trong bữa ăn. Tuy nhiên, cần hạn chế lượng dùng để đề phòng tái phát bệnh. Chúc anh sức khỏe!
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.