Cảnh giác với bệnh gút ở phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Cảnh giác với bệnh gút ở phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

    Tham vấn y khoa: PGS.TS Nguyễn Huy Oánh

    07/08/19

    Nhắc tới bệnh gút, chúng ta thường nghĩ nam giới là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Nhưng bạn có biết tới ngưỡng trên 70 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh gút đã cân bằng giữa nam và nữ? Qua ngưỡng tuổi 80, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh gút đã cao hơn so với nam giới? Nếu chưa biết về thông tin này, cũng như về bệnh gút ở phụ nữ, mời bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!

    4.9/5 - (165 bình chọn)

    1. Bệnh gút ở phụ nữ có xu hướng tăng theo độ tuổi

    Bệnh gút là tình trạng viêm khớp do vi tinh thể, có lắng đọng muối urat tại khớp, gây ra do tăng axit uric trong máu là kết quả của tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin. Bệnh gút đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát và chuyển biến qua các giai đoạn cấp tính, mạn tính, giai đoạn ổn định giữa các cơn gút cấp.

    Bệnh có liên quan chủ yếu tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị các bệnh lý liên quan khác nên nam giới là đối tượng dễ mắc bệnh gút hơn so với nữ giới. Trong độ tuổi từ 30-60 thì tỷ lệ nam giới mắc bệnh gút là 90%, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới chỉ khoảng 10%. Bác sĩ Brian F.Mandell (Bệnh viện Cleveland, Ohio, Mỹ) cho biết: “Hiếm khi thấy một phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đang điều trị thay thế estrogen mắc bệnh gút. Trước tuổi 60 nếu họ mắc bệnh gút thì thường do các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm dùng thuốc lợi tiểu và các vấn đề về thận.”

    Nhưng ở độ tuổi ngoài 50, tỷ lệ chênh lệch này bắt đầu thay đổi, theo chiều hướng tăng dần ở nữ giới. Tới tuổi ngoài 70 thì bệnh gút ở phụ nữ đã có tỷ lệ cân bằng với nam giới và sau tuổi 80 thì tỷ lệ chênh lệch đã nghiêng về nữ giới nhiều hơn.

    Phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn

    >> Xem thêm: Mắc bệnh gút có nên đi bộ không? – ghi nhớ “bỏ túi” cho người bệnh

    2. Nguyên nhân khiến phụ nữ mắc bệnh gút cao hơn nam giới khi về già

    Về nguyên nhân gây ra bệnh gút, dù ở đối tượng là nam hay nữ, đều giống nhau. Cụ thể là các nguyên nhân sau đây:

    2.1. Nguyên nhân nguyên phát

    Đây là nhóm nguyên nhân gặp phải ở đa số các trường hợp bệnh nhân gút. Trong đó, quan trọng nhất chính là do chế độ ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều purin. Có thể kể đến như: Gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm…

    2.2. Nguyên nhân thứ phát

    Một số ít trường hợp mắc bệnh gút là do các rối loạn về gen (hay còn gọi là nguyên nhân di truyền). Ngoài ra, có thể là do tăng sản xuất axit uric hoặc giảm đào thải axit uric hoặc đồng thời cả hai. Tình trạng này đến từ các trường hợp sau đây:

    – Do bệnh nhân bị suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc axit uric của cầu thận

    – Do các bệnh về máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu cấp

    – Do dùng các thuốc lợi tiểu trong thời gian dài như: Thiazid, Furosemid, Acetazolamid…

    – Do sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị một số bệnh ác tính, thuốc chống lao (Pyrazinamid, Ethambutol…)

    2.3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh

    Bên cạnh các nguyên nhân chính gây ra bệnh còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm bệnh tiến triển nặng như: Béo phì, uống nhiều rượu, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin.

    2.4. Nguyên nhân trực tiếp làm tăng tỷ lệ mắc bệnh gút ở phụ nữ

    Sở dĩ tới ngoài 51 tuổi, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gút mới tăng lên là bởi giai đoạn này quá trình sản xuất ra hormone estrogen trong cơ thể đã giảm đi đáng kể. Estrogen chính là yếu tố giúp thận bài tiết axit uric trong máu ra ngoài qua thận tốt hơn. Vì thế, khi estrogen giảm, nồng độ axit uric trong máu sẽ bắt đầu có xu hướng tăng lên, đến một mức độ có thể hình thành nên các tinh thể muối urat tại khớp sau một vài năm.

    Càng nhiều tuổi, tốc độ sản sinh estrogen ở nữ càng giảm, đồng nghĩa với việc tỷ lệ gia tăng nồng độ axit uric máu càng tăng khiến cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh gút cũng cao hơn.

    Một nguyên nhân khác được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở nữ giới là thói quen uống nhiều nước ngọt hơn so với nam giới.

    Đau ở đầu gối, cổ tay, ngón tay là những triệu chứng sớm nhất của bệnh gút ở phụ nữ

    3. Triệu chứng đặc trưng của bệnh gút ở phụ nữ

    Bệnh gút ở phụ nữ cũng có những triệu chứng đặc trưng giống như nam giới, bao gồm:

    – Giai đoạn tăng uric acid trong máu: Thường không có triệu chứng rõ ràng nên khó có thể nhận biết được bệnh.

    – Giai đoạn gút cấp tính hay viêm khớp do gút cấp: Bệnh nhân thường thấy đau đột ngột và sưng khớp, nóng khớp do axit uric đã tạo nên các tinh thể ở khoang khớp. Cảm giác đau thường xuất hiện về đêm hoặc khi có các yếu tố nguy cơ như: Stress, uống rượu và một số bệnh nào đó mới khởi phát. Sau khoảng 3-10 ngày, cơn đau có thể giảm dù có điều trị hay không và đôi khi không tái phát cơn đau tiếp theo trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau đó.

    – Giai đoạn giữa các đợt đau khớp: Thông thường chúng ta không nhận thấy triệu chứng gì và các chức năng của khớp vẫn bình thường.

    – Giai đoạn gút mạn tính: Đây là giai đoạn khó chịu nhất của bệnh và kéo dài trong nhiều năm. Bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau khớp. Sau một thời gian sẽ xuất hiện các hạt Tophi quanh khớp, dưới da và sưng lên thành cục. Hạt này có thể vỡ và cần được điều trị sớm.

    Riêng ở nữ giới, khi bị bệnh gút thường có xu hướng phát triển bệnh đầu tiên ở đầu gối, ngón tay, cổ tay, đầu ngón tay nhưng cơn đau thường xuất hiện chậm hơn so với ở nam giới và khả năng bị tấn công nhiều khớp ở giai đoạn đầu mắc gút.

    >> Tìm hiểu nhanh: Tấn tần tật về Gút mạn tính và cấp tính

    4. Đầy đủ các cách chữa bệnh gút ở phụ nữ công hiệu

    4.1. Nguyên tắc chung

    Điều trị bệnh gút ở phụ nữ cần đảm bảo 2 nguyên tắc sau đây:

    – Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp

    – Điều trị dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng. Mục tiêu thực hiện thông qua điều trị hội chứng tăng axit uric máu với mục tiêu kiểm soát axit uric máy dưới 60mg/l với gút chưa có hạt Tophi và dưới 50mg/l khi gút có hạt Tophi.

    4.2. Hướng điều trị cụ thể

    * Duy trì chế độ ăn uống & sinh hoạt khoa học:

    – Người bệnh nên tránh hoặc giảm tối đa các thực phẩm có chứa nhiều purin như: Nội tạng động vật, thịt đỏ, tôm, cua… Kiêng uống rượu tuyệt đối để không làm tăng nguy cơ cho bệnh.

    – Đồng thời, bệnh nhân gút nên ăn rau xanh, hoa quả, nếu ăn thịt thì không nên quá 150g/ngày, uống nhiều nước, tốt nhất là từ 2-4 lít/ngày, tốt hơn cả là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14% để đạt hiệu quả kiềm hóa axit uric trong máu. Điều này sẽ giúp tăng lượng nước tiểu trong vòng 24h để hạn chế tối đa sự lắng đọng các urat trong đường tiết niệu.

    – Nên có chế độ vận động và luyện tập thể thao phù hợp, đều đặn để kiểm soát cân nặng hợp lý. Ngoài ra, phụ nữ khi bị bệnh gút nên chú ý tránh uống các loại thuốc có nguy cơ làm tăng axit uric máu, tránh gặp phải các yếu tố nguy cơ làm khởi phát cơn gút cấp như: Stress, căng thẳng, chấn thương,…

    Đối với cơn đau gút cấp, thuốc giảm đau và kháng viêm là giải pháp thường được áp dụng

    * Điều trị nội khoa:

    – Sử dụng thuốc chống viêm gồm: Colchicin, thuốc kháng viêm không steroid, corticoid

    • Colchicin: Đây là thuốc dùng để giảm đau và chống viêm cho cơn gút cấp hoặc đợt cấp của gút mạn tính. Liều dùng chỉ nên ở mức khoảng 1mg/ngày nhưng nên dùng càng sớm càng tốt (trong vòng 12h đầu khỏi phát cơn gút) để đạt hiệu quả cắt cơn gút. Nếu bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc chống viêm không steroid thì cần dùng Colchicin với liều 1mg x3 lần/ngày đầu tiên, 1mg x 2 lần/ngày thứ 2 và 1mg/ngày thứ 3 trở đi. Trong đó hai ngày đầu là test Colchicin để theo dõi phản ứng và có điều chỉnh phù hợp cho các ngày tiếp theo. Để dự phòng tái phát thì nên dùng 0,5-1,2mg/ngày uống 1-2 lần, kéo dài trong ít nhất 6 tháng. Nhưng nếu là phụ nữ bị gút và ở độ tuổi ngoài 70 thì nên giảm liều.
    • Thuốc kháng viêm không steroid (Indomethacin, Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Ketoprofen, Piroxicam): Nhóm thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Colchicin nhưng chống chỉ định với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận.
    • Corticoid: Khi các thuốc trên đây không đem lại hiệu quả thì Corticoid đường uống được chỉ định nhưng cần hạn chế và chỉ sử dụng ngắn ngày. Việc tiêm Corticoid tại khớp phải được trực tiếp bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi đã loại trừ khả năng viêm khớp nhiễm khuẩn.

    – Sử dụng thuốc giảm trừ axit uric trong máu:

    • Nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric: Phổ biến nhất là thuốc Allopurinol dùng với liều lượng phụ thuộc nồng độ axit uric máu. Khởi đầu là 100mg/ngày trong 1 tuần, sau đó tăng 200-300mg/ngày. Thuốc chỉ nên chỉ định khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, không dùng trong cơn gút cấp và lưu ý các tác dụng phụ của thuốc (như buồn nôn, đau đầu, sốt nhẹ, dị ứng…)
    • Nhóm thuốc tăng thải trừ axit uric: Phổ biến nhất là Probenecid liều 250mg-3g/ngày, Sunfinpyrazol liều 100mg-800mg/ngày, Benzbromaron, Benzbriodaron… Nhóm thuốc này chỉ được chỉ định sau khi đã xét nghiệm axit uric niệu và nồng độ axit uric niệu dưới 600mg/24h, không bị suy thận, sỏi thận, gút mạn có hạt Tophi và là người trẻ tuổi.

    * Điều trị ngoại khoa:

    Phẫu thuật là giải pháp áp dụng khi cần cắt bỏ hạt Tophi và trong trường hợp gút kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt Tophi hoặc hạt Tophi có kích thước lớn (có ảnh hưởng tới vận động hoặc vấn đề thẩm mỹ).

    Việc phẫu thuật được cân nhắc và do bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân khi cần thiết.

    Khắc phục các triệu chứng của bệnh gút chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt khi chị em phụ nữ đã bước sang tuổi tiền mãn kinh. Nhưng nếu bạn biết cách thì vẫn có thể đẩy lùi được các triệu chứng này. Quan trọng nhất là chúng ta cần tìm được đúng sản phẩm, được trực tiếp các thầy thuốc có kinh nghiệm tư vấn và nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tránh gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

    Vì vậy, nếu có bất cứ băn khoăn nào liên quan đến bệnh gút ở phụ nữ cần được thầy thuốc tư vấn, bạn có thể liên hệ tới thầy thuốc của Tâm Bình, những thắc mắc của bạn sẽ được hồi đáp tận tình và chi tiết nhất.

    XEM THÊM:

     

     

     

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa gout bằng gạo lứt – Bật mí 6 cách đơn giản 15/03/21
      Chữa gout bằng gạo lứt rất đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi…
      Thuốc Allopurinol: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng 20/12/19
      Thuốc Allopurinol là thuốc điều trị bệnh gì? Bạn hãy theo dõi bài viết sau để có được những thông…
      Lá vối chữa bệnh gút (gout) có tốt không? Hiệu quả như thế nào? 06/12/21
      Theo dân gian lá vối là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh, trong đó có gút. Tuy nhiên, để…
      Mắc bệnh gút có nên đi bộ không? Ghi nhớ “bỏ túi” cho người bệnh 30/07/19
      Khi chẳng may mắc phải bệnh gút, người bệnh sẽ phải kiêng khem nhiều thứ, không chỉ trong ăn uống…
      Xem tất cả bài viết