Bệnh gout (gút) nên ăn hoa quả gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh gout nên ăn nhiều trái cây chứa ít nhân putin và giàu Vitamin C, E… Cụ thể, đó là những loại nào, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
1. Những điều cần biết về bệnh gout?
Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, khiến lượng acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng muối urat các khớp xương và biểu hiện ra thành những cơn đau nhức khó chịu.
Bệnh gout nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
Bệnh có các triệu chứng tiêu biểu như:
– Đau khớp dữ dội có thể xảy ra ở bất cứ khớp xương nào. Trong đó, thường gặp nhất là mắt cá chân, ngón chân cái, đầu gối, cổ tay và các khớp ngón tay.
– Các khớp bị sưng, viêm, nóng đỏ.
– Việc vận động trở nên khó khăn.
Bệnh gout nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng suy thận, hủy hoại xương khớp, đột quỵ…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gout trong đó, ăn uống là nguyên nhân chính khởi phát bệnh. Nếu ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin như thịt đỏ, nội tạng động vật hay uống nhiều rượu bia sẽ làm acid uric trong máu tăng cao.
Bởi vậy, ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh lý dai dẳng này.
: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
2. Bệnh gout nên ăn hoa quả gì tốt nhất?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, loại trái cây được coi là tốt cho người bị gout phải đáp ứng được các tiêu chí:
– Không có hoặc chứa ít nhân purin.
– Có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu.
– Bổ sung nhiều nước giúp tăng cường bài tiết lượng acid uric qua đường tiết niệu.
– Giúp chống viêm, giảm đau hữu hiệu…
Hội tụ các tiêu chí trên, 5 loại trái cây dưới đây được khuyên dùng vì rất tốt cho người bệnh gout.
2.1. Bưởi
Bưởi chứa nhiều kali – chất giúp thận đào thải tinh thể urat qua nước tiểu. Ngoài ra, vitamin C có trong bưởi cũng giúp người bệnh gout làm giảm tình trạng viêm. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến khích người mắc bệnh gout nên ăn bưởi mỗi ngày.
Bưởi là loại trái cây rất tốt cho bệnh nhân gout
2.2. Dưa hấu
Loại trái cây này có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, và gần như không có nhân purin. Vì vậy, dưa hấu đặc biệt tốt đối với những người bệnh gout ở giai đoạn cấp tính bởi chúng chứa rất nhiều muối kali và nước.
2.3. Lê, táo
Hai loại trái cây này kiềm tính, có vị ngọt, mát và chứa nhiều nước, muối, kali, đặc biệt là chứa lượng purin ít nên rất tốt với người bị gout.
Lê, táo chứa ít purin nên rất tốt với người bị gout
2.4. Dứa
Theo các chuyên gia, trong dứa có chứa enzym bromelian có tác dụng giảm viêm, sưng tấy và giúp tiêu hóa protein. Ngoài ra, trái cây này chứa hàm lượng vitamin C cao, nhiều kali, acid folic giúp thải acid uric ra khỏi cơ thể. Bạn có thể sử dụng dứa như thực phẩm bổ sung hoặc chế biến với các món ăn.
2.5. Chuối
Chuối là loại trái cây giàu dinh dưỡng. Các thành phần kali, acid folic, vitamin C có trong chuối sẽ giúp hỗ trợ giảm acid uric và triệu chứng gout.
Chuối giúp hỗ trợ giảm acid uric và triệu chứng gout hiệu quả
3. Chế độ ăn uống cho người bị mắc bệnh gout
Trong thực đơn ăn uống hằng ngày, bệnh nhân gout nên bổ sung những thực phẩm dưới đây:
– Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng như thịt gà, cá sông… vì chúng thường ít purin mà cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể.
– Tăng cường các loại rau củ, trái cây có khả năng đào thải axit uric trong máu như: cherry, dâu tây, cải bẹ xanh,..
– Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng….để giảm bớt lượng chất béo.
– Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
– Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric.
>> Tìm hiểu thêm: Top 5 cách giảm acid uric hiệu quả mà “cực dễ kiếm”. Xem ngay!
4. Những thực phẩm nên tránh
Người bị bệnh gout không nên ăn những thực phẩm sau:
– Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt chó, thịt trâu…
– Hải sản: tôm, cua, ghẹ…
– Nội tạng động vật
– Một số loại rau: rau bina, cải bắp, măng tây, nấm…
– Các loại gia vị như ớt, hạt tiêu…
– Rượu, bia, nước ngọt…
Người bị bệnh gout cần tránh xa rượu bia
5. Những lưu ý của bác sĩ
Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị gout hiệu quả bên cạnh một chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh nên xây dựng cho mình các thói quen sinh hoạt lành mạnh như: thể dục thể thao đều đặn, hạn chế thức khuya, tránh tâm lý căng thẳng…
Trường hợp, xuất hiện những cơn đau dữ dội, đột ngột trong các khớp nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “bệnh gout nên ăn hoa quả gì”. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn phòng ngừa và đẩy lùi bệnh gout hiệu quả và an toàn.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.