Mách bạn [top 16+] món ăn chữa bệnh gout NGON, TỐT, DỄ NẤU
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Mách bạn [top 16+] món ăn chữa bệnh gout NGON, TỐT, DỄ NẤU

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    27/11/20

    Ghi nhớ 16 món ăn chữa bệnh gout dưới đây vào thực đơn ăn uống gia đình sẽ giúp bạn ăn uống thoải mái, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà không lo lắng tình trạng đau nhức, viêm sưng tấy do gout gây ra. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được công dụng cũng như cách thực hiện của từng món ăn.

    5/5 - (187 bình chọn)

    1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến bệnh gout như thế nào?

    Để có thể chung sống hòa bình và cải thiện tình trạng bệnh gout, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu ăn nhiều thực phẩm chứa nhân purin (thịt đỏ, nội tạng động vật, thịt xông khói, tôm…) sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng và gây ra những biến chứng khôn lường. Tuy nhiên, trường hợp kiêng khem quá mức người bệnh sẽ không có đủ năng lượng để chống chọi với bệnh tật. Do đó, các món ăn cho người bệnh gout cần cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng nhưng phải tránh thực phẩm chứa nhân purin để phòng ngừa tình trạng bệnh tăng nặng.

    Ngoài ra, thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chính vì vậy, chế độ ăn uống học, dinh dưỡng hợp lý vừa giúp giảm cân vừa làm giảm axit uric trong cơ thể và cải thiện triệu chứng bệnh gout.

    món ăn chữa bệnh gout

    Tổng hợp các món ăn chữa bệnh gout

    Xem thêm: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

    2. Top 16 món ăn chữa bệnh gout vừa ngon, vừa dễ thực hiện

    Để cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu do gout gây ra, người bệnh có thể tham khảo và bổ sung những món ăn sau vào thực đơn ăn uống gia đình:

    2.1. Canh cá rô đồng, rau cải xanh cho người bệnh gout

    Cá rô đồng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như: Protein, vitamin B12, kali… Trong khi đó, rau cải có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Từ đó, cải thiện tình trạng sưng, đau do gout gây ra. Vì vậy, chế biến món canh cá rô đồng rau cải là phù hợp với người bị bệnh gout.

    Chuẩn bị: 200 gam cá rô đồng, 500 gam rau cải xanh, 1 nhánh nhỏ gừng tươi, gia vị.

    Cách thực hiện:

    – Cá rô đồng sơ chế sạch, cho vào luộc với gừng.

    – Khi cá chín thì vớt ra, gỡ lấy thịt, ướp gia vị.

    – Rau cải rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm.

    – Đun sôi nước luộc cá, cho rau cải xanh và thịt cá vào nấu, nêm nếm gia vị vừa ăn.

    – Khi canh sôi lại, tắt bếp, múc ra bát và thưởng thức.

    Lưu ý: người bị sốt, ra nhiều mồ hôi không nên ăn món này.

    Canh cá rô đồng, rau cải xanh

    Canh cá rô đồng, rau cải xanh – Gợi ý đầu tiên trong danh sách món ăn chữa bệnh gout

    2.2. Canh đậu phụ, nấm kim châm

    Với những người bị bệnh gout thì đậu phụ với nấm kim châm được xem là món ăn bổ dưỡng. Bởi, hàm lượng protein trong đậu phụ khá cao nhưng là protein thực vật, không làm tăng nồng độ axit uric trong máu cũng như ảnh hưởng tới tình trạng bệnh gout. Chính vì vậy, người bị bệnh gout có thể ăn đậu phụ mà không lo lắng bệnh tái phát.

    Chuẩn bị: 100 gam đậu phụ, 150 gam nấm kim châm

    Cách thực hiện:

    – Đậu phụ rửa sạch, thái lát

    – Nấm kim chậm rửa sạch, nhúng qua nước sôi.

    – Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa to sau đó chuyển lửa nhỏ ninh chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.

    2.3. Món đậu phụ nấm rơm chữa bệnh gout

    Như đã nói ở trên, đậu phụ không làm tăng nồng độ axit uric và ảnh hưởng tới bệnh gout. Trong khi đó, các loại nấm như nấm rơm, nấm hương, nấm kim chi… có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: vitamin B, đồng, selen, photpho, sắt, mangan, kali, vitamin và chất chống oxy hóa mạnh. Đây đều là những dưỡng chất có lợi cho người bệnh gút.

    Chuẩn bị: 150 gam nấm rơm tươi, 400 gam đậu phụ, 1 tép tỏi, hành hoa, gừng, muối, dầu mè, hạt nêm.

    Cách thực hiện:

    – Nấm rơm tươi thái hạt lựu.

    – Đậu phụ nhúng qua nước sôi, thái lát nhỏ mỏng.

    – Đổ dầu vào chảo cho nóng, phi thơm tỏi, gừng băm, cho nấm rơm vào xào sơ, thêm nước.

    – Đến khi nước sôi cho thêm đậu phụ lát, nêm gia vị, đun sôi lại, rắc hành hoa vào, rưới dầu mè là hoàn tất.

    Canh đậu phụ, nấm rơm

    Canh đậu phụ, nấm rơm – Món ăn chữa bệnh gout

    2.4. Canh cải thảo, bí đao – Món ăn chữa bệnh gút

    Theo Y học cổ truyền, bí đao có tác dụng thanh nhiệt giải độc, được ví như “thuốc lợi tiểu”, đào thải chất béo, chất độc dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh gout có thể thưởng thức những món ăn từ bí đao mà không lo lắng về bệnh.

    Chuẩn bị: 300 gam bí đao, 200 gam cải thảo, 30 gam cà rốt, gừng, hành.

    Cách thực hiện:

    – Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, thái lát vuông.

    – Cải thảo nhặt, rửa sạch, thái đoạn dài 4 cm.

    – Cà rốt thái lát nhỏ.

    – Hành thái đoạn, gừng thái lát mỏng.

    – Bắc chảo lên bếp, đổ dầu cho nóng, phi hành, xào cà rốt sơ, thêm gừng, cải thảo, bí đao vào đảo qua, thêm nước và đun sôi khoảng 10 phút, nêm nếm gia vị.

    2.5. Canh cà chua, bí đao – Thực phẩm tốt cho người bệnh gút

    Cà chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo, nhiều chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ chống viêm ở người bệnh gout. Tuy nhiên, cũng có một vài nghiên cứu cho rằng thực phẩm này làm tăng nồng độ axit uric, vì vậy người bệnh chỉ nên tiêu thụ thực phẩm này ở mức hạn chế.

    Chuẩn bị: 1 quả cà chua to, 250 gam bí đao

    Cách thực hiện:

    – Cà chua rửa sạch, thái lát.

    – Bí đao rửa sạch, thái lát nhỏ.

    – Cho cà chua, bí đao vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu chín nêm nếm gia vị vừa ăn.

    – Dùng 2 lần sáng và chiều.

    Canh cà chua, bí đao

    Canh cà chua, bí đao – món ăn đơn giản cho người bệnh gout

    2.6. Cà tím luộc giảm nồng độ axit uric trong máu

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng cà tím thường xuyên có tác dụng tăng bài tiết nước tiểu, từ đó giảm nồng độ axit uric trong máu. Đồng thời, cải thiện tình trạng đau nhức, nóng ở các khớp. Ngoài ra, cà tím còn được xem là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất phù hợp với người bệnh gout.

    Cà tím là một món ăn cho người bệnh gout không nên bỏ qua.

    Chuẩn bị: 250 gam cà tím, xì dầu, dầu vừng, gia vị

    Cách thực hiện:

    – Cà tím rửa sạch, luộc chín, thái thành miếng.

    – Trộn đều cà tím với xì dầu, dầu vừng, gia vị.

    – Ăn cách nhật.

    2.7. Cháo củ cải

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong củ cải trắng có hàm lượng đạm thấp, chỉ có 1,5g đạm/100g củ cải. Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng thuộc nhóm có hàm lượng purine thấp, người bệnh gout có thể sử dụng được.

    Chuẩn bị: 250 gam củ cải, 30 gam dầu thực vật, 30 gam gạo tẻ, 750 ml nước.

    Cách thực hiện:

    – Củ cải thái chỉ, rán qua dầu.

    – Cho củ cải và gạo vào nấu với nước thành cháo.

    – Ăn trong ngày.

    2.8. Cháo hạt dẻ

    Trong hạt dẻ có chất đồng – loại khoáng chất đã được chứng minh có tác dụng nâng cao sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C… giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lại tác nhân gây viêm phổ biến.

    Chuẩn bị: 30 gam hạt dẻ, 50 gam gạo nếp, 750 ml nước.

    Cách thực hiện:

    – Hạt dẻ tán thành bột.

    – Cho hạt dẻ, gạo nếp vào nấu với 750 ml nước thành cháo.

    – Ăn trong ngày.

    2.9. Món ăn cho người bệnh gout từ rau cần

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được trong rau cần hầu như không có nhân purin nhưng lại giàu dinh dưỡng, vitamin P, C, sắt, canxi, chất xơ… Nhờ những thành phần này mà thường xuyên ăn rau cần giúp ổn định quá trình chuyển hóa protein, tăng khả năng lọc bỏ axit uric. Từ đó, hỗ trợ phòng ngừa viêm và giảm tích tụ tinh thể trong khớp.

    Chuẩn bị: 100 gam rau cần, 30 gam gạo tẻ, 750 ml nước.

    Cách thực hiện:

    – Rau cần để cả rễ, rửa sạch, thái nhỏ.

    – Cho rau, gạo tẻ vào nước nấu thành cháo.

    – Ăn trong ngày.

    Cháo rau cần

    Cháo rau cần nên xuất hiện trong thực đơn của người bệnh gout

    2.10. Cháo đậu đỏ, tim sen

    Món ăn này có tác dụng thanh tâm hỏa, giải độc, lợi tiểu, giảm axit uric trong máu nên rất tốt cho người bệnh gout.

    Chuẩn bị: 1 thìa nhỏ tim sen, 60 gam đậu đỏ, 50 gam gạo.

    Cách thực hiện:

    – Tim sen, đậu đỏ, gạo vo sạch.

    – Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước vừa đủ, ninh thành cháo.

    2.11. Nộm dưa chuột

    Dưa chuột cũng là một lựa chọn phổ biến trong những món ăn cho người bệnh gout. Dưa chuột có khả năng hạn chế tình trạng lắng đọng tinh thể urat trong xương khớp, thúc đẩy bài tiết axit uric.

    Chuẩn bị: 3 – 4 quả dưa chuột, 1 củ cà rốt, 1 củ tỏi, 100 gam lạc rang chín, nước cốt chanh, 1 thìa canh đường trắng, nước mắm, rau mùi.

    Cách thực hiện:

    – Rửa sạch dưa chuột rồi chẻ làm đôi và thái miếng chéo vừa ăn

    – Cà rốt nạo sợi.

    – Cho dưa chuột vào bát, thêm 1 chút muối, bóp sơ qua và để trong 15 phút rồi chắt sạch nước.

    – Rau mùi rửa sạch, để ráo nước, thái khúc ngắn.

    – Tỏi băm nhỏ.

    – Lạc xát sạch vỏ rồi giã hơi dập.

    – Cho dưa chuột, cà rốt vào bát, sau đó thêm nước mắm, đường, tỏi băm, nước cốt chanh, bóp nhẹ cho nguyên liệu ngấm gia vị.

    – Thêm rau mùi và lạc rồi bày ra đĩa thưởng thức.

    2.12. Nộm khoai tây, phổ tai

    Khoai tây có hàm lượng lớn chất xơ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể, giảm axit uric và phòng ngừa chất này tích tụ ở khớp xương dưới dạng tinh thể muối. Ngoài ra, lượng nước trong khoai tây còn có tác dụng nâng cao chức năng đào thải axit uric của thận, giúp thanh nhiệt và loại bỏ độc tố khác. Chính vì vậy, thực phẩm này mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh gout.

    Chuẩn bị: 250 gam khoai tây, 150 gam phổ tai.

    Cách thực hiện:

    – Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi, đun sơ.

    – Phổ tai ngâm nước, rửa sạch, thái sợi, nhúng qua nước sôi.

    – Trộn đều khoai tây, phổ tai, gừng thái sợi, dầu mè, muối.

    2.13. Lê nấu nước rau diếp cá – Món ăn chữa bệnh gout

    Rau diếp cá là loại rau có công dụng như hoạt chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, giảm triệu chứng viêm trong khớp xương. Bên cạnh đó, rau diếp cá cũng có đặc tính mát, giải nhiệt rất tốt. Ngoài ra, lê cũng là loại quả có chứa nhiều khoáng chấy cùng vitamin có công dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

    Lê nấu nước diếp cá

    Lê nấu nước diếp cá

    Chuẩn bị: 1 quả lê to, 1 nắm rau diếp cá, đường trắng.

    Cách thực hiện:

    – Lê rửa sạch, bỏ hột, thái nhuyễn

    – Rau diếp cá rửa sạch ngâm với 800 ml nước rồi đun sôi bằng lửa to, sau đó vặn nhỏ lửa ninh nửa giờ, bỏ bã lấy nước cốt.

    – Lê cho vào nước cốt rau diếp cá, thêm đường trắng vừa đủ, đun sôi lại bừng lửa nhỏ, lê chín thì hoàn tất.

    2.14. Trứng hấp củ năng

    Theo Y học cổ truyền, trứng kết hợp với củ năng giúp tư âm thanh nhiệt, điều trị thống phong do thận. Đồng thời, giúp giải độc, giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm đau và viêm do bệnh gout gây ra.

    Chuẩn bị: 5 củ năng, 2 quả trứng gà.

    Cách thực hiện:

    – Củ năng rửa sạch, thái lát mỏng.

    – Trứng gà đập và khuấy tan trong bát.

    – Cho củ năng vào bát trứng gà, hấp cách thủy đến khi chín.

    2.15. Thịt lợn hầm củ cải

    Món thịt lợn hầm củ cải có tác dụng kiện tỳ lợi thấp, thanh nhiệt hóa đờm. Bên cạnh đó, củ cải nhiều nước, ít nhân purin, có tác dụng tăng cường chức năng chuyển hóa và thải trừ của thận, giảm axit uric trong máu, ngăn ngừa viêm khớp.

    Chuẩn bị: 500 gam củ cải, 250 gam thịt lợn nạc, hành, gừng, gia vị.

    Cách thực hiện:

    – Thịt rửa sạch, thái lát vuông.

    – Củ cải thái lát vuông.

    – Đổ dầu vào chảo cho nóng, cho thịt và đường vào đảo đều, chờ đến khi thịt ngả màu, thêm gia vị và nước ấm, đậy nắp đun sôi sau đó đun lửa nhỏ để ninh chín.

    – Khi thịt gần chín thêm củ cải, nêm nếm gia vị vừa ăn.

    2.16. Salad rau củ cho người bệnh gout

    Theo các chuyên gia, người bệnh gout thì đang gặp phải triệu chứng đau nhức nên bổ sung món salad rau củ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi, rau chứa hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ, chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, những thành phần dinh dưỡng trong rau còn có tác dụng cải thiện chức năng xương khớp, tăng cường quá trình trao đổi chất, cân bằng điện giải và giải độc. Điều này giúp bài tiết axit uric độc tố ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.

    Salad rau củ tốt cho người bệnh gout

    Salad rau củ tốt cho người bệnh gout

    Chuẩn bị: 300g xà lách, 2 quả cà chua, 1 quả dưa leo, 1 quả ớt chuông.

    Cách thực hiện: 

    – Nguyên liệu rửa sạch, ngâm trong nước muối.

    – Cắt khúc xà lách, cắt mỏng cà chua, dưa leo và ớt chuông.

    – Trộn đều các nguyên liệu với một ít giấm ăn.

    – Có thể ăn salad rau với một ít nước chấm hoặc trộn với mayonnaise.

    3. Lưu ý khi chế biến các món ăn điều trị bệnh gout

    Khi sử dụng các món ăn chữa bệnh gút trên, người bệnh cần chú ý những điều cơ bản sau:

    • Các món ăn cần được sắp xếp xen kẽ trong thực đơn ăn uống mỗi tuần. Người bệnh không nên lạm dụng hoặc ăn quá nhiều món liên tục trong thời gian dài.
    • Đồ ăn cần được chia theo liều lượng thích hợp. Bổ sung thêm nhiều rau củ để tăng cường chất xơ và vitamin thiết yếu.
    • Tránh thực phẩm có hàm lượng purin cao như: Thịt chó, thịt bò, thịt dê, cá hồi, cá ngừ…
    • Kiêng đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, thuốc lá để đảm bảo cơ thể luôn duy trì sức khỏe ổn định.
    • Người bệnh cũng nên bổ sung thêm thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào. Vì thực phẩm này có tác dụng làm giảm axit uric trong cơ thể rất tốt. Từ đó, phòng ngừa tình trạng bệnh gout chuyển biến nặng.

    Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp người bệnh có thể tự thiết kế cho mình một thực đơn hoàn chỉnh. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng khoa học chỉ đóng vai trò nền tảng, hỗ trợ cho quá trình điều trị. Người bệnh vẫn cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sỹ. Nếu cần thêm lời khuyên của chuyên gia về món ăn cho người bệnh gout, hãy liên hệ theo số điện thoại 0343 44 66 99 để được tư vấn miễn phí.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được tiết canh không 09/06/23
      Gần đây chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh Đinh Công Thịnh (Ba Đình, Hà Nội) về bệnh…
      Bệnh gout có được uống rượu vang? Xem ngay lời khuyên của bác sĩ! 08/04/21
      Bệnh gout có được uống rượu vang là câu hỏi của chú Trần Đình Khiêm (Xuân Trường - Nam Định)…
      {Thắc mắc} Người bị bệnh gout có uống được sâm không? 03/06/23
      Nhân sâm nổi tiếng là thượng dược giúp tăng cường và bồi bổ sức khỏe. Mặc dù tốt nhưng không…
      Người bị bệnh gút có uống glucosamine được không? Chuyên gia tư vấn 05/06/23
      Hỏi: Tôi năm nay 56 tuổi, mắc bệnh gút nhiều năm nay. Gần đây tôi đọc tài liệu thấy nói…
      Xem thêm