Người bệnh gút ăn thịt thế nào để không bị đau? - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

     Người bệnh gút ăn thịt thế nào để không bị đau?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    28/09/19

    Bệnh gút ăn thịt thế nào để không bị đau có lẽ là mỗi bận tâm của không ít người bệnh. Dù thịt cần thiết cho sức khỏe nhưng đối với bệnh gút thì đây lại là loại thực phẩm phải “dè chừng”. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nếu bạn muốn biết cách sử dụng thịt hợp lý cho người bị gout.

    5/5 - (268 bình chọn)

    1. Người bệnh gút có nên ăn thịt không?

    Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến bệnh gút. Nếu ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao sẽ tăng nguy cơ tích tụ axit uric trong các khớp xương, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Nhiều người cho rằng thịt chứa purin không tốt cho người bệnh gout nên loại bỏ loại thực phẩm này ra khỏi bữa ăn hàng ngày.

    Trên thực tế, không phải loại thịt nào cũng nhiều nhân purin. Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hàm lượng acid uric trong 100g thực phẩm của các loại thịt là khác nhau:

    Nhóm thực phẩm Tên thực phẩm Chỉ số
    Có lượng acid uric trung bình (từ 100 – 300mg) Thịt lợn 150
    Thịt gà 160
    Cá chép 160
    Giàu acid uric (từ 300mg trở lên) Cá mòi 480
    Các loại nội tạng 515

    Hơn nữa, việc kiêng không ăn thịt có thể khiến cho cơ thể thiếu đạm, một chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, trong thịt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe.

    Do đó, người bị bệnh gút vẫn có thể ăn thịt nhưng cần lựa chọn đúng loại thịt và ăn đúng cách.

    Xem thêm Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

    2. Người bệnh gút ăn thịt thế nào?

    Dù có thể sử dụng thịt nhưng bệnh gút ăn thịt thế nào không phải ai cũng biết. Sau đây là một vài nguyên tắc:

    • Ăn không quá 100 gam chất đạm/ngày. Lưu ý là không chỉ có thịt mà sữa và các loại đậu, hạt cũng chứa đạm. Người bệnh có thể tham khảo cách quy đổi sau: 100g thịt = 180g đậu phụ = 70g lạc hạt = 100g cá = 100g tôm.
    • Lựa chọn những loại thịt chứa ít acid uric để bổ sung vào thực đơn.
    • Thịt cần được nấu chín, không ăn thịt tái sống.
    • Ưu tiên chế biến thịt dưới dạng hấp, luộc thay vì đồ chiên, rán. Nhưng không nên dùng phần nước luộc thịt, nước luộc cá, nước hầm xương.
    • Phối hợp thịt cùng các loại rau xanh để trung hòa bớt lượng purin có trong thịt.

    Bệnh gout ăn thịt thế nào

    3. Người bệnh gút nên ăn thịt gì?

    Chuyên gia dinh dưỡng nhận định người bệnh gút có thể ăn các loại thịt chứa ít nhân purin. Vì điều này sẽ giảm lượng aixt uric mà cơ thể tổng hợp từ thực phẩm.

    3.1. Người bệnh gout có thể ăn thịt lợn nạc

    Thịt lợn chính là đáp án đầu tiên cho câu hỏi người bệnh gout nên ăn thịt gì. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn  2 – 3 lần/tuần. Và phần thịt thích hợp là thịt lợn nạc.

    Người bệnh gout có thể ăn thịt lợn

    Thịt lợn nạc là món ăn phù hợp cho người bệnh gút

    3.2. Bổ sung thịt ngan

    Trong 100g thịt ngan có chứa 138mg purin. Do đó, người bệnh có thể ăn loại thịt này nhưng chỉ nên ăn từ 50 – 80g/ngày. Và khi đã sử dụng thịt ngan thì không được ăn thêm các loại thịt hoặc rau có chứa purin.

    3.3. Có thể ăn thịt gà

    Trong thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể là 20,6 – 22,4% protid, 7,5 – 10,5% lipid, 12mg% canxi, 200mg% phospho, 1,5mg% sắt, 0,15mg% vitamin B1, 0,16% vitamin B2, 8,1mg% vitamin PP. Chất selenium trong thịt gà giúp ngưn chặn quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể.

    Tuy nhiên không phải bất kỳ phần thịt nào cũng tốt cho người bệnh gout. Người bệnh chỉ nên ăn phần ức gà và ăn không quá 3 bữa mỗi tuần.

    Người bệnh gout nên ăn thịt gà

    Người bệnh chỉ nên ăn phần ức gà

    3.4. Thịt vịt nên có trong thực đơn

    Để làm phong phú thêm bữa ăn, người bệnh gút cấp tính có thể bổ sung thêm thịt vịt. Tuy nhiên không nên ăn thường xuyên và ăn với lượng nhỏ trong mỗi lần sử dụng.

    3.5. Đừng quên các loại cá nước ngọt

    Người bệnh gout có thể ăn các loại cá nước ngọt như: cá quả, cá trắm, cá rô, cá chép…

    – Theo đông y, cá quả có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chống viêm nên có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng sưng, đau do gout. Bên cạnh đó, loại cá này cũng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

    – Cá trắm: chứa protid, lipid, canxi, phospho, sắt, vitamin B1, B2, C. Loại cá này có thể dùng trong các bài thuốc giúp tăng cường khí huyết, bổ thận, tiêu độc.

    – Cá chép có chứa protid, lipid, sắt, omega-3, canxi, magie, vitamin A, B. Do đó nó cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Thịt cá có vị ngọt, tính bình, giúp lợi niệu, tiêu thũng. Nhờ tính lợi tiểu mà nó thúc đẩy quá trình đào thải axit uric qua đường nước tiểu.

    Người bệnh gout nên ăn thịt gì

    4. Những loại thịt người bệnh gout nên hạn chế

    Như trên đã đề cập, người bệnh gout nên tránh các loại thịt có hàm lượng nhân purin cao. Theo healthline.com, những loại thịt này bao gồm: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật.

    4.1. Người bệnh gout nên hạn chế thịt bò

    Trung bình trong 100g thịt bò sẽ chứa đến hơn 1.000mg nhân purin. Khi đi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành axit uric, làm nặng thêm các triệu chứng bệnh gout. Các chuyên gia cho rằng, thịt bò cũng là một trong những tác nhân gây các cơn gout cấp tính.

    4.2. Thịt dê

    Thịt dê được biết tới là loại thực phẩm tốt cho người bị hen suyễn và viêm phế quản. Tuy nhiên, nó không có lợi đối với người bệnh gout. Bởi đây là loại thịt giàu đạm, chứa lượng lớn nhân purin.

    Bệnh gút không nên ăn thịt dê

    Ăn thịt dê sẽ càng khiến các triệu chứng bệnh gout thêm trầm trọng

    4.3. Thịt trâu

    Thịt trâu khi vào cơ thể có thể làm suy giảm lượng canxi trong xương khớp. Điều này khiến tình trạng viêm khớp càng diễn biến xấu. Lượng chất béo bão hòa lớn trong loại thịt này cũng không tốt cho sức khỏe. Người bệnh gút vì thế không nên ăn thịt trâu.

    4.4. Thịt thỏ

    Thịt thỏ dần trở nên phổ biến và chế biến được thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhưng thịt thỏ nói riêng và thịt thú rừng nói chung chứa hàm lượng purin cao. Vì vậy, nó khá không thích hợp với người bệnh gout.

    Bệnh gout nên kiêng thịt thỏ

    Thịt thỏ không nên xuất hiện trong bữa ăn của người bệnh gout

    4.5. Thịt mèo

    Người bệnh gout nên loại bỏ ý tưởng đổi món bằng thịt mèo. Bởi sử dụng loại thịt này có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề mà người bệnh gout đang gặp phải.

    4.6. Hạn chế ăn hải sản

    Các loại hải sản như: cá ngừ, cua, ghẹ, sò, tôm hùm… có chứa hàm lượng nhân purin lớn, đặc biệt là các loại có vỏ. Ăn hải sản sẽ khiến cho tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau của bệnh nhân gout thêm nặng. Nó cũng có khả năng làm tái phát các cơn gout cấp.

    4.7. Nội tạng động vật

    Nội tạng động vật: gan, thận, tim, lòng… giàu purin. Nên người bệnh gout không nên có món ăn này trong thực đơn.

    Người bệnh gout kiêng thịt gì

    5. Lưu ý cho người bệnh

    Bên cạnh việc nắm rõ bệnh gút ăn thịt thế nào, người bệnh cũng cần lưu ý tới những vấn đề khác trong chế độ dinh dưỡng. Cụ thể là:

    • Sử dụng thực phẩm chứa ít nhân purin. Có thể kể đến là: ngũ cốc, trứng, sữa, phô mai, rau quả…
    • Chỉ ăn từ 2 – 3 lần/tuần các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin. Cụ thể là: đậu đỗ, củ cải trắng, súp lơ…
    • Không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin như: nội tạng động vật, nấm, măng tây…
    • Không nên uống rượu, bia.
    • Uống đủ nước hàng ngày từ 2 – 2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau xanh.
    • Duy trì cân nặng ở mức cho phép. Nếu thừa cân cần giảm cân theo phương pháp khoa học.

    Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh gút ăn thịt thế nào để không bị đau và chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ điều trị bệnh. Đừng quên truy cập Chuyên đề bệnh Gout còn rất nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh này đang chờ đợi bạn.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    4 bình luận cho “ Người bệnh gút ăn thịt thế nào để không bị đau?”

    1. Tôi năm nay 33 tuổi. Chỉ số uric là 475. Hiện chưa rõ là một tuần chỉ được ăn thịt lợn 3 bữa. Vậy các bữa còn lại có được ăn thịt khác không( thịt gà, trứng…) hay chỉ ăn rau củ. Xin bác sĩ tư vấn ạ!

      • Chào bạn!
        Các bữa ăn nên có đủ các khẩu phần: tinh bột (cơm), đạm (thịt), chất béo, chất xơ (rau). Vì vậy, những bữa còn lại bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn đầy đủ các khẩu phần nhé. Bạn đang bị gút thì có thể ăn thịt lợn, thịt da cầm, thịt cá ngọt thay thế nhau để đa dạng món ăn, tránh bị chán.
        Nếu bạn cần hỗ trợ gì thêm có thể để lại thông tin hoặc gọi số 0343446699 để được dược sĩ tư vấn cụ thể.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Ngô Văn Thế viết:

      Chỉ số uric 490 .. mình lên làm gì để giảm xuống mức bình thường được

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa bệnh gout ở đâu tốt nhất? TOP 10 địa chỉ uy tín ở Hà Nội & TP.HCM 22/01/21
      Bệnh gout nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm…
      Gout – Bệnh của nhà giàu, nhưng vì đâu ngày càng nhiều người mắc? 17/06/19
      Nếu như trước đây, gút chỉ được tìm thấy ở “cung vua phủ chúa”, thì nay đã trở thành căn…
      Tăng axit uric máu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 30/01/24
      Tăng axit uric (acid uric) trong máu là mối nguy hiểm cho sức khỏe, “mầm mống” gây ra nhiều bệnh…
      Bệnh gút có ăn được lạc (đậu phộng) không? Chuyên gia giải đáp! 01/02/21
      Tôi mới phát hiện mình bị gút gần đây, các cơn sưng tấy ngón chân rất khó chịu và phải…
      Xem tất cả bài viết