Không chỉ những người thường xuyên mang vác vật nặng, lao động chân tay mà dân văn phòng cũng có tỉ lệ mắc các bệnh về đau nhức xương khớp rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân “đe dọa” sức khỏe xương khớp dân văn phòng?
- Vì sao bệnh xương khớp “nóng” cùng mùa nắng nóng?
- Đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng gì?
- Vì sao các cơn đau nhức xương khớp tái phát khi ngồi điều hòa?
1. Những nguyên nhân đe dọa xương khớp dân văn phòng
Là một nhân viên kế toán, chị Trương Thủy (Ba Đình, Hà Nội) thường xuyên phải ngồi tại một vị trí trong thời gian dài. Gần đây, chị hay đau mỏi ở cổ, vai, gáy và cánh tay. Không những thế, chị còn bị đau lưng kéo dài, cơn đau lan cả xuống vùng mông và bắp chân. Đi khám, chị nhận được kết luận bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và đốt sống lưng.
Không riêng gì chị Thủy mà rất nhiều người làm việc văn phòng cũng đang gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, giảm chất lượng cuộc sống và khó khăn trong sinh hoạt.
Theo thống kê có tới 53% dân văn phòng có triệu chứng đau cổ; 62,9% bị đau lưng; 33% người mắc hội chứng ống cổ tay; 38% người thường xuyên bị đau mỏi vai gáy. Những con số này đã nói lên thực trạng mắc bệnh đau nhức xương khớp của dân văn phòng.
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Học viện Y học cổ truyền Việt Nam, những thủ phạm gây bệnh xương khớp cho dân văn phòng hiện nay chủ yếu là:
1.1. Ngồi làm việc lâu trong một tư thế
Bắt nguồn từ việc ngồi lỳ trên ghế cả ngày mà thường là ngồi sai tư thế để làm việc đã dẫn tới hiện tượng teo cơ, đau cổ, vai, gáy, đau lưng ở dân văn phòng.
Ngồi nhiều, ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn tới tăng cân, vô tình tạo ra áp lực lên xương khớp và làm gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh về xương khớp.
1.2. Thường xuyên sử dụng máy tính
Việc sử dụng máy tính thường xuyên của dân văn phòng có liên quan mật thiết tới tình trạng đau cổ, vai, gáy và các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai…
1.3. Thường xuyên sử dụng điện thoại
Sử dụng điện thoại thông minh để đọc tin tức và làm việc đã trở thành thói quen của dân văn phòng. Màn hình điện thoại thông minh khá nhỏ sẽ khiến cho người sử dụng phải tập trung hơn. Việc cúi đầu xuống thấp và lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, rất dễ dẫn đến chứng thoát vị đĩa đệm ở cổ.
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là: đau sau vai, tê liệt, chóng mặt, hoạt động cổ hạn chế, đau cổ và đau xương vai… Trong trường hợp này, bạn nên tới cơ sở y tế kiểm tra chính xác tình trạng bệnh và điều trị sớm nhất có thể.
1.4 Ngồi nhiều trong phòng điều hòa
Môi trường làm việc của dân văn phòng chủ yếu trong phòng máy lạnh, ít khi tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nên rất dễ đối mặt với tình trạng thiếu vitamin D, khiến cho xương khớp bị suy yếu.
Yếu tố này nếu kết hợp với chế độ ăn uống không đầy đủ canxi sẽ gây bệnh loãng xương và các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
1.5 Stress, căng thẳng kéo dài
Lo âu và căng thẳng kéo dài cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng đau lưng mỏi khớp. Áp lực công việc kết hợp chế độ ăn uống không phù hợp có thể gây ra những rối loạn về sức khỏe và ảnh hưởng tới xương khớp.
2. Phòng ngừa bệnh xương khớp cho dân văn phòng
Có nhiều cách giúp dân văn phòng phòng ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp. Nhưng điều quan trọng là bạn cần phải tuân thủ thực hiện.
2.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý không chỉ tốt đối với dân văn phòng mà tốt với tất cả mọi người để ngăn ngừa bệnh tật.
Riêng đối với dân văn phòng, để hạn chế các bệnh xương khớp do môi trường làm việc gây ra nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi.
Đồng thời, bạn nên ăn nhiều loại rau, củ quả để cung cấp đủ các loại vitamin A,B,C, E, khoáng chất kali, magie. Đây là những chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp.
2.2. Thường xuyên tập thể dục, thể thao
Tập luyện thể dục, thể thao không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, stress mà còn giúp cơ bắp và xương khớp khỏe mạnh hơn.
Việc vận động thường xuyên sau mỗi ngày làm việc căng thẳng còn giúp khí huyết lưu thông, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho xương khớp.
Đồng thời việc vận động còn làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa khớp. Đặc biệt trong những ngày cuối tuần, có thời gian nghỉ ngơi, bạn nên dành 15 – 20p đi bộ buổi sáng để hấp thụ vitamin D tốt nhất cho cơ thể.
2.3. Ngồi làm việc đúng tư thế
Hầu hết dân văn phòng đều biết rằng cần phải ngồi làm việc đúng tư thế để hạn chế bệnh xương khớp. Tuy nhiên rất ít người thực hiện được.
Vì vậy, cần phải nhấn mạnh rằng một tư thế ngồi làm chuẩn cực kỳ hữu ích nếu bạn không muốn rước thêm bệnh vào người.
Một tư thế ngồi làm việc chuẩn là bàn tay, cổ tay và cánh tay đặt thẳng hàng và song song với nền nhà. Màn hình nên để ngang tầm mắt, cách nhau chừng 30cm. Khi sử dụng chuột không nên gập cổ tay và tỳ cổ tay vào cạnh bàn, tránh chèn ép lưu thông máu ở cổ, cánh tay.
2.5. Nghỉ ngơi giữa giờ
Bất kỳ công ty, môi trường làm việc nào đều quy định thời gian nghỉ giữa giờ. Vì vậy, bạn nên sắp xếp công việc một cách khoa học. Nên dành thời gian nghỉ ngơi giữa giờ hoặc đứng lên đi lại sau khoảng 2 giờ làm việc.
2.6. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Trường hợp bạn bị nhức mỏi xương khớp ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời.
3. Đau nhức xương khớp uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Hiện nay, để phòng tránh các cơn đau nhức xương khớp, bạn có thể sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y.
3.1. Điều trị bằng Tây y
Với các loại thuốc Tây y, trước khi sử dụng bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn để sử dụng đúng liệu trình và tránh tác dụng phụ:
– Paracetamol: Đây là thuốc giảm đau được ưu tiên, sử dụng đối với cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình.
– Thuốc chống viêm không steroid như Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen… được sử dụng khi paracetamol không mang lại hiệu quả.
– Thuốc giảm đau gây nghiện là thuốc kê toa điều trị đau mạn tính, giảm triệu chứng đau do thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ…
– Corticoid – thuốc chống viêm, giảm đau: đối với các bệnh xương khớp mạn tính, corticoid được sử dụng dưới dạng tiêm.
– Thuốc giãn cơ vân (eperisone) được sử dụng trong điều trị gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa và thoái hóa cột sống.
– Thuốc chống thoái hóa: chondroitin, Glucosamin, collagen type 2… có khả năng ức chế các enzyme gây hư hại sụn khớp.
3.2. Điều trị bằng Đông y
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng cho biết, hiện nay dân văn phòng cũng có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm bằng Đông y để điều trị và ngăn ngừa bệnh xương khớp. Bởi YHCT thường áp dụng các bài thuốc điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Các loại thảo dược thường được sử dụng các sản phẩm Đông ty đó là:
– Nhóm khu phong, trừ thấp: mã tiền chế, thương truật, hy thiêm, tục đoạn giúp giảm đau nhức xương khớp.
– Nhóm bổ huyết – hoạt huyết: gồm đương quy và ngưu tất giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu, lưu thông khí khuyết để xương khớp dẻo dai.
– Nhóm bồi bổ can thận: gồm đỗ trọng, tục đoạn, cẩu tích, ba kích để nuôi dưỡng xương khớp từ bên trong.
Bài viết đã giúp bạn chỉ ra các nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp đối với dân văn phòng. Nếu bạn gặp phải tình trạng tương tự, đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xương khớp giúp bạn mạnh gân, khỏe cốt, vui vẻ tận hưởng cuộc sống.
XEM THÊM:
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Chặn bệnh xương khớp của dân văn phòng
https://suckhoedoisong.vn/chan-benh-xuong-khop-cua-dan-van-phong-n150011.html
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.