Thuốc Methotrexate: Tác dụng, liều dùng và những vấn đề cần cẩn trọng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Thuốc Methotrexate: Tác dụng, liều dùng và những vấn đề cần cẩn trọng

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    19/10/21

    Thuốc Methotrexate thuộc vào nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ miễn dịch được dùng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy Methotrexate là gì, có công dụng ra sao và cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng?

    5/5 - (306 bình chọn)

    1. Thuốc Methotrexate là gì?

    – Tên chung: Methotrexate

    – Tên thương hiệu: Otrexup, Trexall…

    Methotrexate là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng dị ứng, được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến, viêm đa khớp dạng thấp. Thành phần chính của thuốc là Methotrexate, được bào chế dưới dạng tiêm hoặc viên nén.

    Thuốc Methotrexate

    Thuốc Methotrexate

    2. Tác dụng của thuốc Methotrexate

    Methotrexate chứa hoạt chất kháng lại axit folic (loại axit gây nên bệnh ung thư và xương khớp) cản trở sự tăng trưởng của một số tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào tăng sinh nhanh chóng. Từ đó, có tác dụng trong chống lại ung thư.

    Bên cạnh đó, Methotrexate còn có tác dụng ức chế miễn dịch được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.

    Tác dụng của Methotrexate

    Tác dụng của Methotrexate

    3. Dạng thuốc và hàm lượng

    Thuốc Methotrexate được sản xuất dưới nhiều dạng, có hàm lượng khác nhau, bao gồm:

    – Viên nén 2,5 mg

    – Thuốc tiêm: với các hàm lượng: 50 mg/2ml; 100 mg/4ml; 200mg/8ml; 250mg/10 ml

    – Dịch truyền 25 mg/ml

    – Dung dịch tiêm truyền đậm đặc 100 mg/ml.

    – Lọ 20mg và 1g bột đông khô

    – Tá dược thuốc tiêm: Cồn benzylic, natri hydroxyd.

    4. Chỉ định

    Thuốc Methotrexate thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:

    – Bệnh vảy nến: vảy nến da đầu, vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, vảy nến nghịch đảo…

    – Viêm khớp dạng thấp

    – Ung thư: ung thư lá nuôi, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư bang quang, sarcom xương, sarcom sụn…

    – Dự phòng bệnh bạch cầu…

    Bên cạnh đó, thuốc Methotrexate còn được dùng trong với mục đích điều trị khác, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

    5. Chống chỉ định

    Methotrexate không sử dụng trong các trường hợp sau:

    – Suy thận nặng

    – Suy dinh dưỡng

    – Rối loạn chức năng gan (xơ gan, viêm gan…)

    – Hội chứng suy giảm miễn dịch

    – Rối loạn tạo máu: Giảm sản tủy xương, giảm bạch cầu, thiếu máu…

    6. Liều lượng sử dụng

    Đối với từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc, liều dùng và tần suất sử dụng thuốc Methotrexate khác nhau. Điều này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh…

    6.1. Liều dùng Methotrexate cho người lớn

    6.1.1. Bệnh bạch cầu cấp tính

    – Liều khởi đầu: Uống 3,3 mg/m2 mỗi ngày hoặc tiêm bắp (có thể kết hợp với prednisone 60 mg/m2).

    – Liều duy trì: Uống 15 mg/m2 hai lần một tuần hoặc tiêm bắp.

    – Liều thuyên giảm thay thế: Uống 2,5 mg/kg tiêm tĩnh mạch (2 tuần 1 lần)

    Thuốc Methotrexate

    Thuốc Methotrexate

    6.1.2. Bệnh ung thư nhau thai (ung thư nguyên bào nuôi)

    – Dùng 15-30 mg tiêm bắp hoặc uống hàng ngày. Duy trì trong 5 ngày.

    – Dùng theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 1 tuần trở lên. Lặp lại đợt điều trị 3-5 lần đến khi các triệu chứng độc tính thuyên giảm.

    6.1.3. Bệnh lý nguyên bào nuôi

    – Dùng 15 – 30mg tiêm bắp hoặc uống hàng ngày. Duy trì trong 5 ngày.

    – Dùng theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 1 tuần trở lên. Lặp lại đợt điều trị 3-5 lần đến khi các triệu chứng độc tính thuyên giảm.

    6.1.4. Bệnh ung thư hạch bạch huyết

    – Điều trị khối u Burkitt trong giai đoạn I  – II: Uống 10-25 mg/lần. Ngày uống 1 lần. Duy trì dùng trong 4-8 ngày.

    – Điều trị ung thư hạch bạch huyết ác tính trong giai đoạn III: Uống 0,625-2,5 mg/kg hàng ngày.

    Trong tất cả các giai đoạn điều trị, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc theo từng đợt. Sau mỗi đợt dùng thuốc sẽ nghỉ 7-10 ngày.

    6.1.5. Bệnh bạch cầu màng não

    Người bệnh được chỉ định tiêm vào khoang dịch não tủy 12 mg/m2 mỗi đợt 2 – 5 ngày đến khi số lượng tế bào dịch não tủy trở lại bình thường. Trong thời gian này này, khuyến cáo dùng liều bổ sung.

    6.1.6. Bệnh u sùi dạng nấm (Mycosis Fungoides)

    Người bệnh có thể được kê uống 2,5 – 10mg mỗi ngày. Hoặc tiêm bắp 50 mg một lần mỗi tuần hoặc 25mg hai lần mỗi tuần.

    6.1.7. U xương ác tính

    – Liều khởi đầu: Tiêm truyền tĩnh mạch 12 g/m2 trong 4 giờ (kết hợp với các thuốc  hóa trị liệu khác).

    Trong trường hợp liều dùng không đủ để đạt nồng độ 1000 micromol trong huyết thanh vào giai đoạn cuối của quá trình truyền dịch thì có thể tăng liều lên 15 g/m2. Quá trình điều trị sau phẫu thuật cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

    6.1.8. Bệnh vẩy nến

    – Liều đơn: Uống 10-25 mg/tuần hoặc tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch theo yêu cầu của bác sĩ đến khi đạt mức đủ đáp ứng.

    – Liều dùng chia nhỏ. Uống 2,5mg hoặc tiêm sau mỗi 12g. Dùng 3 liều mỗi tuần 1 lần.

    Lưu ý, liều dùng tối đa mỗi tuần là 30mg.

    6.1.8. Viêm khớp dạng thấp

    – Liều đơn: Uống 7,5 mg/tuần.

    – Liều dùng chia nhỏ: Uống 2,5mg sau mỗi 12 giờ. Dùng 3 liều mỗi tuần 1 lần.

    Chú ý, liều tối đa mỗi tuần là 20mg.

    >> Xem thêm: Làm thế nào khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?

    Bên cạnh đó, Methotrexate còn được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị nhiều bệnh lý ở người trưởng thành khác. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa được cho phép.

    Người bệnh sử dụng thuốc theo liều lượng của bác sĩ

    Người bệnh sử dụng thuốc theo liều lượng của bác sĩ

    6.2. Liều dùng Methotrexate cho trẻ em

    Methotrexate cũng được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý ở trẻ nhỏ. Vậy liều dùng thuốc Methotrexate cho trẻ em như thế nào?

    6.2.1. Bệnh bạch cầu cấp tính thể lympho

    Thông thường, trẻ được tiêm 100 mg/m2 trong 1 giờ. Sau đó, tiếp tục truyền liên tục 900 mg/m2/ngày trong 35 giờ.

    6.2.2. Bệnh viêm da cơ

    Uống 15 – 20 mg/m2 một lần vào mỗi tuần.

    6.2.3. Bệnh viêm bạch cầu màng não

    Liều tiêm vào khoang dịch não tủy được chia theo độ tuổi của trẻ:

    – Trẻ dưới 4 tháng tuổi: Tiêm 3 mg/liều

    – Trẻ 4 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi: Tiêm 6 mg/liều

    – Trẻ từ 1 tuổi đến dưới 2 tuổi: Tiêm 8 mg/liều

    – Trẻ từ 2 tuổi đến dưới 3 tuổi: Tiêm 10 mg/liều

    – Trẻ trên 3 tuổi: Tiêm 12 mg/liều

    Trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc 2-5 ngày đến khi lượng tế bào dịch trong não tủy trở lại bình thường. Sau đó, dùng liều uống một lần mỗi tuần trong 2 tuần và mỗi tháng tiếp theo. Lưu ý, tiêm thuốc trong khoảng thời gian ngắn hơn 1 tuần có thể tăng nguy cơ bị ngộ độc cấp tính.

    6.2.4. Bệnh khối u

    – Liều dùng thông thường là 7,5-30 mg/m2. Có thể tiêm bắp hoặc uống mỗi 2 tuần.

    – Liều thay thế: Dùng 10-18mg/m2 tiêm tĩnh mạch liều nạp hoặc truyền liên tục trong 6-42 giờ.

    6.2.5. Bệnh viêm khớp dạng thấp

    – Liều thông thường: Dùng 5-15 mg/m2 tiêm bắp hoặc uống một lần mỗi tuần.

    – Đối với trường hợp viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên: tiêm dưới da 10mg/m2 một lần mỗi tuần.

    6.2.6. Khối u rắn

    – Trẻ dưới 12 tuổi: Dùng 12 mg/m2 tiêm tĩnh mạch.

    – Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 8 mg/m2 tiêm tĩnh mạch.

    Lưu ý, liều dùng tối đa là 18 mg/m2.

    7. Thuốc Methotrexate có gây tác dụng phụ không?

    Trong quá trình sử dụng thuốc Methotrexate, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

    – Ho khan, khó thở

    – Buồn nôn hoặc nôn, đau bụng

    – Chóng mặt, cảm thấy mệt mỏi

    – Tiêu chảy hoặc có màu trong nước tiểu, phân

    – Đi tiểu ít hơn bình thường, thậm chí là không thể tiểu

    – Xuất hiện đốm trắng hoặc vết lở loét trong miệng

    – Sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể, kèm theo các triệu chứng của cúm

    – Chảy máu nướu răng

    – Tầm nhìn mờ

    – Tổn thương gan, thận

    – Giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu…

    Bên cạnh đó, tùy theo từng trường hợp, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ khác. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện các phản ứng phụ nào nghiêm trọng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

    tác dụng phụ của methotrexate

    Sử dụng Methotrexate có thể gây mệt mỏi, chóng mặt

    8. Những lưu ý khi sử dụng thuốc

    Nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, trước và trong quá trình sử dụng, người bệnh cần chú ý những điều sau:

    8.1. Lưu ý trước khi dùng

    – Báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với Methotrexate.

    – Liệt kê danh sách các loại thuốc, kể cả thực phẩm chức năng đang sử dụng để bác sĩ nắm được, tránh tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra.

    – Không thực hiện tiêm chủng trong thời gian sử dụng thuốc.

    – Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

    – Methotrexate có thể làm làn da của bạn nhạy cảm trước ánh nắng mặt trời quá lâu. Vì vậy, hãy mặc quần áo bảo hộ, kính mắt, thoa kem chống nắng khi ra ngoài.

    8.2. Trường hợp dùng thiếu liều

    Việc sử dụng thuốc không đủ liều lượng có thể làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí là không có tác dụng. Vì vậy, trong trường hợp quên liều, người bệnh cần bổ sung ngay khi đã nhớ ra. Nếu chuẩn bị đến liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên, chờ thời gian uống liều tiếp theo. Tuyệt đối không sử dụng liều gấp đôi.

    8.3. Quá liều

    Trường hợp sử dụng thuốc quá liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy, người bệnh nên theo dõi sức khỏe, báo ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.

    8.4. Phụ nữ có thai và đang cho con bú có sử dụng được không?

    Vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể để xác định rủi ro trong thời gian sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và đang cho con bú. Vì vậy, nên thăm hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

    Trên đây là những thông tin đầy đủ về thuốc Methotrexate mà bất kỳ người bệnh nào cũng cần nắm rõ trước khi sử dụng. Và đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng và trong suốt quá trình sử dụng để hạn chế những tác dụng không mong muốn!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau nhức chân trái – Nguyên nhân và cách điều trị 06/08/21
      Đau nhức chân trái gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy đâu…
      Đau lưng nên ăn gì và kiêng gì? 11 gợi ý giúp cải thiện tình trạng bệnh 06/09/24
      Đau lưng gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Để mau chóng “thoát khỏi” tình trạng này,…
      Điểm danh 5 loại vitamin tốt cho xương khớp 22/08/23
      Vitamin cần thiết cho sức khỏe tổng thể nói chung và xương khớp nói riêng. Việc nhận biết và nạp…
      Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ – Nguyên nhân, cách phòng tránh 09/06/23
      Nếu như trước đây đau xương khớp thường chỉ xảy ra ở người lớn tuổi thì ngày nay tình trạng…
      Xem thêm