Loãng xương ở người già - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Loãng xương ở người già – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    17/09/21

    Loãng xương ở người già là căn bệnh khá phổ biến với hơn 30% phụ nữ và 12% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh. Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương ở người lớn tuổi. Do đó, việc nhận diện dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị đối với căn bệnh này là vô cùng cần thiết.

    5/5 - (23 bình chọn)

    1. Loãng xương ở người già là gì?

    Loãng xương ở người lớn tuổi là hiện tượng mật độ xương giảm, xương mất dần canxi và khoáng chất. Điều này khiến xương giòn, yếu, giảm sức chịu lực, dễ gãy hơn. Thậm chí chỉ cần một chấn thương nhẹ, một cú trượt chân cũng có thể gây gãy xương ở người già.

    loãng xương ở người già là gì

    Xem thêm Loãng xương là gì? Có nguy hiểm không?

    2. Triệu chứng loãng xương ở người già

    Loãng xương ở người lớn tuổi diễn biến thầm lặng. Hầu hết trường hợp trong giai đoạn đầu không có dấu hiệu lâm sàng. Khi bệnh diễn biến nặng hơn nó sẽ gây ra các triệu chứng có thể nhận diện. 

    • Đau nhức xương khớp thường xuyên: Vị trí đau thường ở khớp gối, khớp háng, xương đùi, cánh tay, thắt lưng…
    • Chiều cao giảm 
    • Cứng cơ
    • Thường xuyên bị chuột rút, ớn lạnh, ra mồ hôi 

    loãng xương ở người già

    3. Nguyên nhân gây loãng xương ở người già

    Bệnh loãng xương ở người cao tuổi xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan.

    3.1. Quá trình lão quá 

    Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là quy luật và không thể đảo ngược. Tuổi càng cao, quá trình tái tạo xương càng giảm. Song song với đó, hủy xương diễn ra nhanh và mạnh hơn. Sự “thắng thế” này sẽ khiến cho mật độ xương giảm, xương mất dần chất khoáng, gây loãng xương.

    3.2. Loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ

    Phụ nữ độ tuổi mãn kinh sẽ bị suy giảm nội tiết tố estrogen, giảm tiết hormon tuyến cận giáp, tăng thải canxi niệu. Ngoài ra còn có sự suy giảm hoạt động của enzyme cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi vào xương. Điều này khiến chất khoáng ở xương bị mất dần. Theo nghiên cứu kể từ khi mãn kinh, mỗi năm cơ thể phụ nữ mất từ 2 – 4% mật độ xương.

    3.3. Mắc phải một số bệnh lý

    Khi mắc phải một số bệnh lý, người bệnh cũng sẽ có nguy cơ phải đối mặt với bệnh loãng xương. Các căn bệnh này thường phải mất một khoảng thời gian mới gây loãng xương.

    • Cường giáp
    • Tiểu đường
    • Suy thận mạn tính
    • Bệnh gan mạn tính
    • Nhiễm sắc tố sắt
    • Viêm khớp dạng thấp
    • Ung thư
    Suy thận mạn tính gây loãng xương ở người già

    Suy thận mạn tính có thể gây loãng xương ở người cao tuổi

    3.4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

    Sử dụng thuốc để điều trị bệnh trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người già. Các loại thuốc phải kể tới là:

    • Corticoid
    • Heparin
    • Thuốc lợi tiểu
    • Thuốc chống động kinh

    3.5. Chế độ dinh dưỡng không khoa học

    Theo khuyến cáo, mỗi ngày cần nạp vào cơ thể tối thiểu 1.200mg canxi và 800IU vitamin D để duy trì sự chắc khỏe của xương khớp. Một trong những nguồn cung cấp chủ yếu đến từ thực phẩm. Do đó, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cung cấp đủ canxi sẽ dẫn tới thiếu hụt lượng canxi cần thiết cho xương. 

    3.6. Chế độ sinh hoạt thiếu hợp lý

    Người già thường ít vận động, ngại đi ra ngoài trời. Do đó, độ linh hoạt của xương khớp bị suy giảm. Cơ thể không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để tổng hợp vitamin D. Điều này khiến cơ thể không hấp thụ được lượng canxi cần thiết. 

    Ngoài ra, tuổi cao khiến chức năng của các cơ quan trong cơ thể suy giảm. Từ đó dẫn tới ăn uống không ngon miệng, khó đi vào giấc ngủ. Ăn không đúng giờ, ngủ không đủ giấc gây tác động xấu tới xương khớp.

    mất ngủ gây loãng xương ở người già

    Mất ngủ cũng có thể gây loãng xương ở người già

    4. Loãng xương ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

    Loãng xương không phải là một căn bệnh đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người cao tuổi. Tuy nhiên, những cơn đau nhức xương khớp do loãng xương gây ra sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong vận động, mất ngủ, suy giảm tinh thần. 

    Như đã đề cập, loãng xương dẫn tới nứt, vỡ, gãy xương. Đối với người già, những tổn thương trên xương khớp sẽ rất khó hồi phục. Không chỉ tốn kém về mặt tiền bạc, thời gian và công sức mà người bệnh còn có nguy cơ bị tàn phế, giảm tuổi thọ.  

    5. Đối tượng người cao tuổi nào cần tầm soát loãng xương?

    Theo khuyến cáo, những người trên 50 tuổi có một trong các yếu tố sau nên đo mật độ xương:

    • Giảm hơn 3cm chiều cao so với khi 30 tuổi
    • Cân nặng dưới 40kg 
    • Sụt cân quá nhanh không rõ nguyên nhân
    • Phụ nữ sau mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt buồng trứng
    • Có tiền sử gãy xương
    • Đã hoặc đang dùng thuốc corticoid, heparin… liên tục trên 3 tháng.
    • Người nghiện bia rượu, thuốc lá
    đối tượng người cao tuổi nào cần tầm soát loãng xương

    Người cao tuổi nghiện rượu cần tầm soát loãng xương

    6. Chẩn đoán

    • Bác sĩ sẽ xem xét các biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh, quá trình sử dụng thuốc. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện. 
    • Tiến hành đo mật độ xương
    • Chụp X-quang

    7. Đều trị loãng xương ở người già

    Quá trình điều trị phải được tiến hành lâu dài từ 3 – 5 năm. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá lại tổng thể tình trạng bệnh để đưa ra phương án tiếp theo. Bên cạnh việc thay đổi lối sống, dinh dưỡng, rèn luyện một cách khoa học, một số phương pháp sẽ được áp dụng để giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng

    7.1. Thuốc điều trị loãng xương ở người già

    Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc theo tình trạng của từng bệnh nhân:

    • Thuốc giảm đau: Paracetamol
    • Thuốc nhóm Biphosphonate chống hủy xương: Alendronate, Calcitonine
    • Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen: Raloxifene
    • Thuốc làm tăng quá trình đồng hóa: Deca-Durabulin và Durabolin
    • Viên uống bổ sung canxi
    • Thuốc bổ sung vitamin D

    Người bệnh chỉ được dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, kể cả đối với viên uống bổ sung. Vì dùng sai loại, sai liều lượng sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường. 

    thuốc điều trị loãng xương ở người già

    Thuốc chống hủy xương Alendronate

    >>Đừng bỏ lỡ: Thuốc canxi cho người gãy xương – Uống sao cho đúng?

    7.2. Vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu cũng là một trong những cách trị loãng xương ở người già có thể xem xét. Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập, trị liệu thần kinh cột sống giúp giảm đau nhức cho người bệnh và kích thích khả năng phục hồi của cơ thể. 

    8. Phòng tránh bệnh loãng xương ở người già

    Để đề phòng loãng xương ở người già cần thực hiện một số lời khuyên sau:

    • Duy trì chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất. Bổ sung thực phẩm giàu canxi như: sữa và các chế phẩm từ sữa, cá béo, tôm, cua, rau màu xanh đậm… Đặc biệt, sữa là sản phẩm phù hợp với người cao tuổi khi khả năng hấp thu bị hạn chế. 
    • Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá.
    • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Các môn thể thao phù hợp với người cao tuổi là đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, dưỡng sinh. 
    • Cẩn trọng trong sinh hoạt, lao động để tránh vấp ngã, chấn thương gây gãy xương.
    • Điều trị các bệnh lý có nguy cơ gây loãng xương.
    • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Đối tượng có nguy cơ cao cần tầm soát loãng xương theo khuyến cáo.

    Loãng xương ở người già là một tình trạng phổ biến và tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe nói chung. Để phòng bệnh cần duy trì lối sống, dinh dưỡng và rèn luyện khoa học. Ngày khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần thăm khám để xác định chính xác bệnh. Nếu cần thêm tư vấn đừng ngần ngại chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tổng hợp 11 tác dụng của cây xương rồng đối với sức khỏe 07/01/22
      Cây xương rồng là một trong những loài thực vật có khả năng chịu hạn tốt nhờ đặc tính lá…
      Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Chuyên gia giải đáp 09/04/20
      Đi bộ là bài tập vừa đơn giản, thuận tiện vừa nhẹ nhàng rất được khuyến khích cho người mắc…
      Ngủ dậy đau mỏi cổ: Dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm và cách chữa trị 08/03/21
      Ngủ dậy đau mỏi cổ là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của khớp.…
      Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 04/11/21
      Viêm khớp cổ chân không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc…
      Xem tất cả bài viết