Biết được viêm đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng gì sẽ hỗ trợ bạn hiệu quả trong việc cải thiện và điều trị các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng biết được đâu là loại thực phẩm thực sự tốt với mình. Tham khảo những thông tin dưới đây để có những gợi ý cho chế độ ăn của mình.
1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị viêm đại tràng co thắt
Đối với các bệnh về tiêu hoá như viêm đại tràng co thắt, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng co thắt mà còn giúp bạn tăng cường sức khoẻ tổng thể. Ngược lại, thói quen ăn uống vô tội vạ có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cho người bệnh một số lời khuyên về chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên do thể trạng của mỗi người khác nhau nên những lời khuyên này chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn của mình.
2. Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng co thắt
Người bệnh dù nên ăn gì hay kiêng gì cũng cần đảm bảo một số nguyên tắc trong xây dựng chế độ dinh dưỡng như sau:
2.1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Bạn cần ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm để cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho các hoạt động hằng ngày của cơ thể. Ăn uống điều độ, không kiêng khem quá mức dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng.
- Bổ sung đạm từ sữa không lactose, đậu nành, cá,…
- Người bị táo bón bổ sung chất xơ trong các loại rau quả xanh.
- Người mắc tiêu chảy bổ sung các thức ăn bù nước và điện giải cho cơ thể như: chuối, tinh bột, sữa chua.
2.2. Điều chỉnh lại chế độ ăn hợp lý
Theo dõi, ghi chép lại chế độ ăn, những món mà bản thân đã ăn. Trong trường hợp thấy khó chịu khi ăn món nào, người bệnh cần tránh ngay. Tốt nhất người bệnh nên hạn chế chế biến các món chiên xào nhiều dầu mỡ, thay vào đó là các món hấp, luộc dễ tiêu hoá.
2.3. Ăn đúng bữa, đúng giờ
Bạn nên tập cho mình thói quen ăn uống vào những giờ cố định. Có thể chia nhỏ các bữa ăn để tránh ăn quá nhiều vào một bữa cũng như tránh để bụng quá đói gây hại cho dạ dày, đại tràng.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ nguyên tắc “ăn chín uống sôi”. Hạn chế đồ ăn sống, đồ lạnh để đảm bảo ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh.
3. Người bệnh viêm đại tràng co thắt nên ăn gì?
Nếu bạn đang mắc bệnh đại tràng co thắt, hãy cân nhắc lựa chọn những thực phẩm sau cho bữa ăn của mình:
3.1. Thực phẩm giàu protein
Protein rất cần thiết cho cơ thể không chỉ ở người bình thường mà còn ở người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt. Bạn có thể bổ sung protein thông qua các thực phẩm như: thịt nạc, cá, đậu nành, trứng,…
3.2. Các loại trái cây và rau xanh
Hàm lượng chất xơ trong rau quả (trừ rau họ cải) có tác dụng làm mềm phân, ngăn chặn tình trạng táo bón. Tuy nhiên, nạp quá nhiều chất xơ một lúc có thể gây trữ khí, đầy bụng. Do đó bạn nên bổ sung chất xơ từ từ, tăng dần theo mỗi ngày.
3.3. Thực phẩm chứa probiotic
Điển hình là sữa chua, cung cấp cho đường ruột lượng lớn lợi khuẩn. Từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hoà sự co bóp của đại tràng, hạn chế các cơn đau co bóp tái phát.
Bên cạnh đó, thực phẩm giàu probiotic cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, kích thích tiêu hoá tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn.
3.4. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ cao hơn so với ngũ cốc tinh chế. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo lứt,… là lựa chọn tốt cho người bệnh trong chế độ ăn để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hoá.
4. Viêm đại tràng co thắt nên kiêng ăn gì?
Nếu bạn không muốn các triệu chứng của mình trở nên trầm trọng hơn, thì tốt nhất hãy cố gắng kiêng những loại thực phẩm dưới đây:
4.1. Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Loại thực phẩm này là thủ phạm hàng đầu gây nên tình trạng chướng bụng đầy hơi. Bên cạnh đó, chúng còn kích thích đại tràng co thắt quá mức, làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh.
4.2. Thực phẩm chứa lactose
Người bệnh đại tràng co thắt thường không dung nạp lactose trong sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Đây là lý do gây đầy bụng, đi ngoài sau khi bạn sử dụng các loại thực phẩm này.
Bạn nên thay thế bằng những loại sữa tách béo, không đường để đảm bảo không làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh của mình.
4.3. Đồ uống chứa caffein, cồn, gas
Sử dụng các loại đồ uống chứa cồn như rượu bia, hoặc caffein: như cà phê, nước ngọt, nước tăng lực,… là một trong những tác nhân gây bệnh đại tràng co thắt. những chất này khi vào đường ruột sẽ khiến cơ thể bị mất nước, làm chậm nhu động ruột, gây nên tình trạng táo bón.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng những loại nước giải khát có gas. Bởi chúng có thể gây đầy hơi, chướng bụng, kích thích dạ dày tiết axit dẫn đến ợ hơi, buồn nôn,…
4.4. Thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống như rau sống, tiết canh, thịt tái,… có thể là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sống. Thông qua ăn uống, chúng đi vào cơ thể gây viêm nhiễm đường ruột, khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn.
Ngoài những loại thực phẩm trên, người bệnh cũng cần kiêng:
- Đồ ăn nhiều đường.
- Đồ ăn cứng gây áp lực cho đường ruột.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.
- Các loại rau họ cải,…
5. Lời khuyên từ chuyên gia
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần kết hợp với thói quen sinh hoạt tốt để hạn chế các tác hại do bệnh gây ra:
- Tránh làm việc quá sức khiến bản thân phải đối mặt với căng thẳng, mệt mỏi.
- Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, có lối sống lành mạnh tích cực.
- Sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ.
- Tích cực tập luyện thể dục, thể thao cũng là một cách giúp bạn giải toả đầu óc, cải thiện tâm trạng. Từ đó tránh được các căng thẳng, stress.
Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng gì có thể khác nhau ở từng người bệnh, phụ thuộc vào tình trạng và triệu chứng. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
XEM THÊM:
- [Ợ hơi nên ăn gì và kiêng gì?] Lưu ý, lời khuyên bác sĩ chuyên khoa
- 10+ sai lầm điều trị viêm đại tràng khiến bệnh mãi không dứt
- Trẻ rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Chuyên gia khuyên bạn
VIDEO ĐỀ XUÂT:
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.
Nên ăn gì và kiêng gì có thể nói ra rõ hơn được ko ạ
Chào bạn, nguyên tắc chung và một số ví dụ đã được nhắc đến trong bài. Nếu bạn cần thêm thông tin về các loại thực phẩm có thể ăn và kiêng có thể tham khảo:
– Thực phẩm người bệnh đại tràng nên ăn:
Gạo, khoai tây.
Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.
Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải (nên nhặt phần rau non để ăn).
Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.
– Các thực phẩm người bệnh đại tràng nên kiêng:
Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
Các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này do đó ăn sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
Tránh dùng những thức ăn cứng như: rau sống, ngô hạt, măng…ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán.
Hy vọng đã cung cấp thêm thông tin cho bạn. Cám ơn bạn đã tin tưởng Tâm Bình.