Trẹo cổ là gì? Nguyên nhân và cách xử lý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Trẹo cổ là gì? Nguyên nhân và cách xử lý

    Tham vấn y khoa: PGS.TS Nguyễn Huy Oánh

    17/01/23

    Trẹo cổ là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi vừa ngủ dậy. Đôi khi tình trạng này kéo dài khiến bạn không khỏi lo lắng. Để giải tỏa mối lo này hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý ngay dưới đây.  

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Trẹo cổ là gì?

    Bị trẹo cổ là tình trạng cổ không ở trong tư thế bình thường do dây chằng ở cổ bị kéo căng quá mức. Lúc này đỉnh đầu nghiêng sang một bên trong khi đó cằm nghiêng sang bên còn lại. Tình trạng này có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

    Trẹo cổ

    2. Phân loại

    Có các dạng khác nhau của tình trạng này. Kéo theo đó là cách xử lý cho mỗi dạng cũng khác nhau.

    • Trẹo cổ cấp tính: Đột ngột xuất hiện và thường được cải thiện sau 1 – 2 ngày. Các triệu chứng sẽ biến mất trong vài ngày đến một tuần.
    • Trẹo cổ mạn tính: Kéo dài, dễ tái phát, khó điều trị. Thường là do vấn đề với cơ, xương khớp.

    Ngoài ra còn có trẹo cổ bẩm sinh: Đây là một dạng hiếm gặp, xảy ra khi xương cổ của thai nhi hình thành không đúng cách. Đặc biệt có thể là do 2 đốt sống cổ bị dính vào nhau. Trong khuôn khổ của bài viết này ở những phần tiếp theo không đề cập tới các vấn đề có liên quan tới tình trạng bẩm sinh.

    3. Triệu chứng trẹo cổ

    Các triệu chứng có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, kéo dài dai dẳng và ngày càng tăng lên. Bạn có thể nhận diện qua các dấu hiệu sau:

    • Đau cổ. Đau hơn khi cử động.
    • Cứng cổ
    • Sưng cổ
    • Đau đầu
    • Chuyển động cổ không bình thường, khó cử động
    • Nghiêng cằm sang một bên.
    • Tê bì hoặc ngứa ran tay.
    • Có thể có khó khăn về thính giác, thị giác, nuốt thức ăn.
    Triệu chứng trẹo cổ

    Bạn có thể bị cứng cổ

    4. Nguyên nhân gây trẹo cổ

    Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đó có thể là tư thế sai trong sinh hoạt, chấn thương đột ngột, thậm chí là dấu hiệu của bệnh xương khớp. Tuy nhiên, có trường hợp không thể xác định được nguyên nhân, còn được gọi là chứng trẹo cổ vô căn.

    4.1. Sai tư thế

    Đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên cần phải xem xét. Sai tư thế cũng là lý do phổ biến nhất là gây trẹo cổ khi ngủ dậy. Các tư thế xấu có thể kể đến là: Ngủ gục trên bàn, cúi đầu xem điện thoại lâu, nằm nghiêng đầu sang một bên, gối đầu quá cao, mang vác vật nặng…

    4.2. Bị nhiễm lạnh

    Tác động của khí lạnh lên vùng cổ sẽ làm giảm lưu thông máu, gây co cứng cổ. Bạn có thể bị lạnh do thời tiết, ngồi trong phòng điều hòa có máy lạnh thổi trực tiếp vào vùng cổ gáy.

    4.3. Chấn thương gây trẹo cổ

    Chấn thương cơ hoặc chấn thương hệ thần kinh có liên quan có thể là lý do. Đó có thể là bong gân, rách dây chằng, trật khớp cổ… Chúng sẽ khiến cổ bị lệch, đau từ nhẹ đến nặng. Các chấn thương này có thể gặp trong lao động, sinh hoạt hàng ngày, chơi thể thao, tham gia giao thông.

    Nguyên nhân gây trẹo cổ

    5. Trẹo cổ có nguy hiểm không? Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng trẹo cổ như:

    • Đau mạn tính
    • Khó khăn trong cử động
    • Không thể điều khiển các phương tiện giao thông
    • Khó khăn trong giao tiếp

    Hãy tới gặp bác sĩ ngay sau khi gặp phải các chấn thương cổ, đau dữ dội hoặc đau ngày càng tăng.

    6. Chẩn đoán

    Để tìm ra hướng điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ cần xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh hiện tại của bạn. Một số phương pháp có thể được sử dụng như:

    • Xem xét các triệu chứng lâm sàng
    • Hỏi về tiền sử bệnh, chấn thương gặp phải gần đây
    • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp MRI
    • Điện cơ đồ để xác định cơ bị tổn thương

    7. Điều trị trẹo cổ

    Bị trẹo cổ thì phải làm sao chắc hẳn là thắc mắc của những ai đang đọc bài viết này. Việc nhanh chóng áp dụng các cách trị trẹo cổ có thể giúp cải thiện tình trạng, ngăn nó trở nên tồi tệ hơn. Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân, tình trạng bệnh cũng như thể trạng của bạn để quyết định phương án điều trị.

    7.1. Chườm trị trẹo cổ

    Chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng có thể là một trong những mẹo chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy. Phương pháp này có tác dụng giảm sưng, giãn cơ, giảm đau tạm thời. Thông thường, chườm lạnh sẽ được sử dụng trong trường hợp cấp tính, chấn thương trong vòng 48 giờ. Chườm cũng là đáp án cho câu hỏi ngủ dậy trị trẹo cổ phải làm sao.

    Bạn có thể dùng khăn bọc đá, chai nước đá, túi chườm để chườm lên vị trí đau trong 15 – 20 phút. Lưu ý không chườm lên vết thương hở, không chườm trực tiếp đá lên da, cẩn trọng về nhiệt độ để tránh bị bỏng.

    Chườm trị trẹo cổ

    Bạn có thể chườm để giảm bớt cơn đau và giãn cơ

    7.2. Massage

    Dùng tay tác động vào vùng cổ, vai nhẹ nhàng sẽ giúp cơ cổ được thư giãn, giảm cứng khớp. Từ đó giúp giảm bớt cơn đau. Ngoài ra, cách này cũng giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Đây cũng là cách trị trẹo cổ sau khi ngủ dậy.

    7.3. Bấm huyệt chữa trẹo cổ

    Đông y cho rằng việc tác động vào các huyệt vị có liên quan sẽ đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần được bác sĩ đông y, nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện bấm huyệt. Điều này sẽ đảm bảo bấm đúng huyệt với lực và thời gian cần thiết.

    Người bệnh sẽ được ngồi trên một chiếc ghế không có tựa. Người thực hiện sẽ làm nóng, giãn cơ vùng cổ bằng cách xoa bóp, day. Sau đó sẽ tiến hành ấn các huyệt: Giáp tích, Phong trì, Phong phủ, Thiên tông, Lạc chẩm, Đại chùy, Kiêm tỉnh, Hậu khê. Trong hoặc sau mỗi lần bấm huyệt có thể kết hợp với vận động cổ ở mức vừa phải.

    7.4. Thuốc Tây chữa trẹo cổ

    Một số loại thuốc có thể xoa dịu cơn đau, giảm sưng, cứng khớp. Từ đó giúp cổ cử động dễ dàng hơn. Lưu ý là chỉ dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.

    • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol phù hợp với tình trạng đau từ nhẹ đến trung bình.
    • Thuốc giảm đau chống viêm: Ibuprofen có tác dụng vừa giảm đau vừa ngăn ngừa viêm.
    • Thuốc giảm đau mạnh codein phù hợp với tình trạng đau nặng, không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
    • Thuốc giãn cơ: Diazepam làm giãn cơ từ đó giảm bớt đau nhức.
    Thuốc Tây chữa trẹo cổ

    Ibuprofen có thể được chỉ định để giảm đau, chống viêm

    7.5. Vật lý trị liệu trị trẹo cổ

    Vật lý trị liệu cũng có thể là một lựa chọn của bác sĩ. Một số biện pháp có thể kể đến là giảm áp cột sống, laser trị liệu, nhiệt trị liệu, bài tập… Một liệu trình vật lý trị liệu có thể kéo dài nên cần sự kiên trì của người bệnh.

    7.6. Phẫu thuật

    Trong một số trường hợp, phẫu thuật là biện pháp không tránh khỏi dù đây là biện pháp xâm lấn mà ít người muốn sử dụng. Các dạng phẫu thuật có thể kể đến như: Hợp nhất các đốt sống bất thường, cắt dây thần kinh/cơ, kích thích não làm cản trở các tín hiệu thần kinh…

    8. Cách phòng tránh

    Một số thay đổi trong tư thế sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe có thể giúp phòng tránh tình trạng này.

    • Duy trì tư thế đúng: Ngồi thẳng lưng, đầu không cúi về phía trước. Lúc ngủ, không gối đầu quá, không nghiêng đầu quá lâu để tránh ngủ bị trẹo cổ.
    • Hạn chế bê vác vật nặng.
    • Tránh để gió lạnh thổi trực tiếp lên vùng cổ. Nên mặc ấm, dùng khăn quàng cổ khi ra ngoài trời lạnh. Không ngồi thẳng điều hòa vào mùa hè.
    • Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để tránh chấn thương.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng trẹo cổ. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề có liên quan hãy chat trực tiếp với chuyên gia để được giải đáp.

    Chat với bác sĩ

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Viên khớp Tâm bình

    Tìm hiểu thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [TOP 12+] Cách chữa viêm khớp tại nhà hiệu quả cứ “dùng là hết đau” 18/11/20
      Các bài thuốc chữa viêm khớp tại nhà thường được nhiều người dân lựa chọn bởi tính an toàn và…
      Chữa viêm khớp dạng thấp ở đâu tốt nhất – “Bật mí” 15 địa chỉ uy tín 15/07/21
      Chữa viêm khớp dạng thấp ở đâu tốt nhất là câu hỏi của chị Nguyễn Ngọc Ánh (Vũ Thư -…
      Giải đáp đau khớp gối có đi bộ không? Cách đi bộ như thế nào là tốt nhất? 29/10/22
      Đau nhức khớp gối có nên đi bộ không hay thoái hóa khớp gối có đi bộ được không là…
      Đau khớp háng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị 18/06/19
      Đau khớp háng khiến người bệnh đi lại khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hằng ngày.…
      Xem tất cả bài viết