Các bài tập giãn cơ tại nhà - 17 động tác không nên bỏ qua
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Các bài tập giãn cơ tại nhà – 17 động tác không nên bỏ qua

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Linh Chi

    19/05/23

    Các bài tập giãn cơ tại nhà mang tới một số lợi ích cho người tập, đặc biệt là những người thường xuyên bị co cứng cơ, đau khớp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết một số bài tập và lưu ý.

    5/5 - (12 bình chọn)

    1. Ưu điểm của các bài tập giãn cơ tại nhà

    Giãn cơ là gì? Đây là hoạt động kéo giãn từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể. Bài tập này có thể được thực hiện sau khi tập hoặc đơn giản là khi cơ bị căng cứng sau thời gian lao động. Các bài tập giãn cơ tại nhà sở hữu một số ưu điểm như:

    • Giảm đau do căng cơ
    • Tăng cường lưu thông máu, đưa dinh dưỡng và oxy đến cơ bắp.
    • Tăng tính linh hoạt của cơ, khớp.
    • Cải thiện phạm vi chuyển động của xương khớp.
    • Hạn chế chấn thương khi tập luyện. Đây chính là câu trả lời cho tại sao phải giãn cơ sau khi tập.
    • Thư giãn cơ thể.
    • Đơn giản, không cần dụng cụ hỗ trợ phức tạp nên có thể tập ngay tại nhà hoặc nơi làm việc.

    các bài tập giãn cơ tại nhà

    2. Gợi ý các bài tập giãn cơ tại nhà

    Dưới đây là những bài tập giãn cơ toàn thân hoặc từng bộ phận trên cơ thể. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập phù hợp với bản thân.

    2.1. Bài tập giãn cơ cổ

    Đau mỏi cổ, cứng cổ là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt là dân văn phòng. Bài tập giãn cơ cổ sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

    • Ngồi hoặc đứng thẳng.
    • Dùng tay phải nhẹ nhàng kéo đầu về bên phải. Giữ khoảng 30 giây rồi đổi bên.

    Bài tập giãn cơ cổ

    2.2. Bài tập giãn cơ tại nhà – Giãn vai

    Bài tập giúp giảm tình trạng căng cứng, gây khó chịu khi cử động vai. Bài tập giãn vai sẽ giúp tăng tính linh hoạt của vai.

    • Đứng thẳng người.
    • Đưa tay phải ngang qua cơ thể, lấy tay trái giữ tay phải khép vào ngực. Giữ tư thế trong 30 giây.
    • Đổi tay.

    Bài tập giãn cơ tại nhà Giãn vai

    2.3. Bài tập giãn cơ bắp tay trước

    • Ngồi trên sàn. Đầu gối gập, đầu gối hơi thoải, bàn chân chạm sàn.
    • Chống 2 tay ra sau lưng, bàn tay chạm sàn, ngón tay hướng ra ngoài.
    • Từ từ trượt mông về phía gót chân cho tới khi cảm thấy căng bắp tay trước. Giữ tư thế trong 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

    Bài tập giãn cơ bắp tay trước

    2.4. Bài tập giãn cơ bắp tay sau

    Bài tập này nằm trong nhóm giãn cơ tay.

    • Đứng thẳng. Nâng 2 tay ra sau đầu.
    • Gập khuỷu tay trái xuống, lòng bàn tay trái chạm vào phía sau gáy lưng. Khuỷu tay trái hướng lên trên.
    • Dùng tay phải kéo khuỷu tay trái sang phải cho tới khi thấy căng bắp tay sau. Giữ tư thế trong 30 giây rồi đổi bên.

    Bài tập giãn cơ bắp tay sau

    2.5. Bài tập giãn cơ ngực tại nhà

    Nhóm cơ này thường bị nhiều người bỏ quên. Trong khi cơ ngực là một trong những nhóm cơ chính.

    • Đứng thẳng, tay cho ra sau lưng, duỗi thẳng, ngón tay đan vào nhau, đặt gần mông.
    • Hơi ưỡn ngực, thẳng lưng, xương bả vai thẳng.
    • Từ từ nâng 2 tay lên cao cho tới khi cảm thấy ngực căng. Giữ tư thế trong 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

    Bài tập giãn cơ ngực tại nhà

    2.6. Bài tập giãn cơ cổ tay

    Đây là một trong các bài tập giãn cơ tại nhà hoặc tại nơi làm việc. Đây cũng được coi là một trong những bài tập giãn cơ cho dân văn phòng phổ biến.

    • Đứng hoặc ngồi thằng.
    • Đưa tay trái ra trước mặt, tay cao bằng vai. Ngón tay hướng lên trên.
    • Lấy bàn tày phải giữ các ngón tay trái rồi nhẹ nhàng kéo cổ tay về phía sau cho tới khi cổ tay cảm thấy căng. Giữ tư thế trong 30 giây rồi đổi bên.

    Bài tập giãn cơ cổ tay

    2.7. Bài tập yoga giãn cơ bụng

    Một trong những tư thế yoga giãn cơ tại nhà phải kể tới tư thế rắn hổ mang.

    • Nằm sấp.
    • Tay chống lên mặt sàn, lòng bàn tay chạm mặt sàn. Từ từ nâng phần cơ thể phía trên lên cao. Nửa thân trên tạo thành hình vòng cung. Giữ tư thế trong 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

    Bài tập yoga giãn cơ bụng

    2.8. Bài tập giãn cơ tại nhà – Giãn cơ lưng

    Bài tập này tác động vào các cơ tại lưng dưới, giúp giãn cơ lưng. Tuy nhiên bài tập này không phù hợp với người có nguy cơ cao bị gãy xương. Vì nó tạo lực nén ở đốt sống.

    • Nằm ngửa, chân duỗi thẳng, gót chân đặt thẳng trên mặt sàn.
    • Từ từ kéo đầu gối trái lên sát ngực cho tới khi căng lưng dưới. Giữ tư thế trong 30 giây.
    • Trở về tư thế ban đầu và đổi chân.

    Bài tập giãn cơ tại nhà

    2.9. Bài tập giãn cơ hông

    Cơ hông đóng vai trò quan trọng trong cử động nâng đầu gối, uốn cong ở thắt lưng.

    • Quỳ trên đầu gối trái. Hãy để một chiếc khăn gấp dưới đầu gối trái của bạn để bảo vệ.
    • Đặt bàn chân phải trước mặt, gập đầu gối phải tạo thành 1 góc 30 độ.
    • Đặt tay phải trên chân phải, tay trái lên hông. Lưng thẳng.
    • Nghiêng người về phía trước, chuyển trọng lượng nhiều hơn lên chân trước. Lúc này bạn sẽ thấy căng ở đùi trái. Giữ tư thế trong 30 giây.
    • Đổi bên.

    Bài tập giãn cơ hông

    2.10. Bài tập giãn cơ háng

    • Ngồi thẳng trên sàn, lòng bàn chân chạm vào nhau. Đầu gối hướng sang 3 bên.
    • Hai tay nắm cổ chân. Dùng tay kéo 2 bàn chân vào gần người nhất có thể. Lúc này đầu gối cố gắng chạm đất. Giữ tư thế trong 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

    Bài tập giãn cơ háng

    2.11. Bài tập giãn cơ mông

    Trong quá trình giãn cơ không nên quên cơ mông.

    • Nằm ngửa, đầu gối cong, bàn chân chạm mặt sàn.
    • Đưa chân phải qua đầu gối trái, má bàn chân phải đặt lên đầu gối trái.
    • Lấy 2 bàn tay đặt vào mặt sau đầu gối trái rồi kéo về phía ngực. Giữ tư thế trong 30 giây.
    • Lặp lại với chân còn lại.

    Bài tập giãn cơ mông

    2.12. Bài tập giãn cơ tại nhà – Cơ lườn

    Đây là một trong những bài tập đơn giản mà bạn có thể dùng để khởi động trước các bài tập khác. Đặc biệt, đây là một trong các bài tập khởi động trước khi tập gym.

    • Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
    • Tay trái chống hông, đưa tay phải thẳng lên trời. Từ từ nghiêng phần thân trên sang trái cho tới khi cảm thấy lườn phải căng. Giữ tư thế trong 30 giây rồi đổi bên.

    2.13. Bài tập giãn cơ đùi sau

    Đây là một trong những bài tập giãn cơ chân, đặc biệt là gân kheo, giãn cơ bắp chân. Nó cũng hỗ trợ tốt cho lưng dưới. Bài tập này cũng có thể là một lựa chọn trong các bài tập giãn cơ sau khi tập gym.

    • Ngồi thẳng, chân trái duỗi thẳng trước mặt.
    • Đặt bàn chân phải vào đùi trong của chân trái.
    • Từ từ cúi người về phía trước, tay chạm vào ngón chân trái cho tới khi thấy căng ở mặt sau chân trái. Giữ trong 30 giây. Nếu không thể chạm tay vào ngón chân hãy cúi người đặt tay xuống đất hoặc lên chân cho tới khi thấy căng ở mặt sau chân trái.
    • Lặp lại với chân phải.

    Bài tập giãn cơ đùi sau

    2.14. Bài tập giãn cơ đùi trước

    Trong trường hợp bị căng cơ đùi, bạn có thể giãn cơ đùi trước bằng bài tập dưới đây.

    • Đứng thẳng người, tay duỗi thẳng.
    • Tay trái vịn vào tường, ghế hoặc bất kỳ điểm bám cố định nào để giữ thăng bằng.
    • Gập chân phải về phía sau, lấy tay phải giữ mu bàn chân phải kéo lên cao chạm mông. Lúc này 2 đầu gối sát nhau, bạn sẽ cảm thấy căng cơ đùi trước. Giữ tư thế trong 30 gây.
    • Trở về tư thế ban đầu và đổi bên.

    Bài tập giãn cơ đùi trước

    2.15. Bài tập giãn cơ tại nhà – Kê chân lên tường

    Đây là một trong những bài tập giãn cơ bắp chân dễ thực hiện.

    • Nằm thẳng, tay duỗi thẳng hoặc để sang ngang.
    • Đưa chân thẳng lên trên, tựa lên tường, tạo thành một góc vuông với sàn nhà. Mông chạm tường. Giữ tư thế trong 3 phút rồi trở về tư thế ban đầu.

    Bài tập giãn cơ tại nhà Kê chân lên tường

    2.16. Bài tập giãn cơ bắp chân

    Bạn có thể thực hiện bài tập này với sự sợ giúp của dây tập hoặc một chiếc khăn.

    • Ngồi thẳng trên sàn, duỗi thẳng chân về phía trước.
    • Dùng một sợi dây hoặc khăn kéo các ngón chân trái về phía người. Giữ tư thế trong 30 giây rồi lặp lại với chân phải.

    Bài tập giãn cơ bắp chân

    2.17. Bài tập giãn tại nhà – Tư thế em bé

    Tư thế em bé là một trong các bài tập giãn cơ toàn thân tại nhà. Bạn có thể tập bài tập này để kết thúc buổi tập.

    • Ngồi ở tư thế quỳ, mông đặt trên gót chân.
    • Từ từ đưa 2 cánh tay thẳng ra phía trước, cúi người về phía trước cho tới khi trán chạm sàn. Giữ tư thế trong 60 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

    Bài tập giãn tại nhà Tư thế em bé

    3. Một số lưu ý khi thực hiện các bài tập giãn cơ tại nhà

    Để đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

    • Lựa chọn các bài tập giãn cơ tại nhà phù hợp với thể trạng của bản thân. Nếu đang điều trị các bệnh lý có liên quan tới cơ, xương, khớp hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, huấn luyện viên chuyên nghiệp trước khi tập.
    • Khởi động trước khi tập.
    • Lựa chọn các bài tập từ đơn giản tới phức tạp. Không tập quá sức.
    • Trong quá trình tập nếu bị đau hãy ngưng lại ngay.
    • Có thể lựa chọn một số bài tập để tập ngay tại bàn làm việc sau mỗi 30 – 45 phút.

    Hy vọng những thông tin về các bài tập giãn cơ tại nhà trên đây hữu ích đối với bạn. Nếu cần tư vấn về các tình trạng liên quan tới xương khớp hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Tâm Bình giải đáp! 28/04/20
      Hỏi: Sáu tháng trước tôi đi khám các bác sĩ phát hiện tôi bị tràn dịch khớp gối, có đi…
      Đau khớp gối khám ở đâu tốt nhất? Đọc ngay bài viết này 13/06/20
      Tại Việt Nam bệnh xương khớp ngày càng phổ biến, thường gặp nhất là tình trạng đau khớp gối. Do…
      [Viêm khớp phản ứng] – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 25/11/20
      Viêm khớp phản ứng thường gặp ở người trẻ tuổi, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Do…
      7 đốt sống cổ: Cấu tạo, đặc điểm, chức năng và các bệnh lý liên quan 01/02/21
      7 đốt sống cổ đóng vai trò quan trọng, nâng đỡ đầu và được cấu tạo để dễ dàng xoay…
      Xem tất cả bài viết