Nắn chỉnh cột sống có thật sự hiệu quả không? Chuyên gia phân tích
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Nắn chỉnh cột sống có thật sự hiệu quả không? Chuyên gia phân tích

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    02/08/23

    Nắn chỉnh cột sống đang là phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp liên quan đến cột sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn, thắc mắc về tác dụng cũng như hiệu quả khi áp dụng phương pháp này. Để tìm hiểu rõ về phương pháp nắn chỉnh cột sống, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Phương pháp nắn chỉnh cột sống là gì?

    Nắn chỉnh cột sống có tên tiếng anh là Chiropractic, phương pháp có nguồn gốc từ Hy Lạp. Hiểu đơn giản, Chiro mô phỏng theo từ cheir (tay) và practice mô phỏng theo từ praxis (nghĩa là thực hành).

    Tóm lại, có thể nói nắn chỉnh cột sống là phương pháp thao tác bằng tay lên vùng cột sống người bị bệnh một lực phù hợp. Tác dụng của phương pháp này là điều chỉnh các vị trí bị lệch trên cột sống, giảm căng cơ, giảm áp lực lên hệ thống dây thần kinh, giảm đau.

    Phương pháp này chỉ tác động bên ngoài, không dùng biện pháp xâm lấn hay thuốc.

    2. Nắn chỉnh cột sống phù hợp với những bệnh gì?

    Theo nghiên cứu, phương pháp nắn chỉnh phù hợp với những người mắc bệnh:

    • Thoát vị đĩa đệm
    • Thoái hóa cột sống
    • Gai cột sống
    • Vẹo cột sống
    • Đau thần kinh tọa
    • Đau thắt lưng
    • Đau đầu
    • Đau bà vai

    Xem thêmThoái hóa cột sống thắt lưng – Bệnh lý có thể áp dụng phương pháp nắn chỉnh cột sống

    3. Nắn chỉnh cột sống có tốt không? Có nên lựa chọn phương pháp này không?

    Phương pháp nắn chỉnh cột sống có mặt từ lâu đời. Nhiều ghi chép cho thấy phương pháp này phát triển hơn 100 năm bởi bác sĩ người Mỹ. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng điều trị tại nhiều quốc gia trên thế giới.

    Nhìn chung, có thể nói nắn chỉnh cột sống là phương pháp điều trị không xâm lấn, an toàn. Thông qua đó giúp người bệnh thư giãn, giảm nhanh cơn đau nhức, giảm tình trạng căng cơ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những người có triệu chứng bệnh nhẹ.

    Bên cạnh đó, quá trình điều trị đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, đồng thời kết hợp thêm với phương pháp vật lý trị liệu bổ trợ và nâng cao hiệu quả.

    Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín có chuyên môn, kinh nghiệm.

    nắn chỉnh cột sống lưng

    4. Các phương pháp nắn chỉnh cột sống phổ biến hiện nay

    Tùy vào tình trạng tổn thương cột sống của từng người bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp nắn chỉnh phù hợp.

    Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ xác định mức độ tổn thương của người bệnh. Đây là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị thích hợp, hạn chế nguy cơ xảy ra chấn thương.

    4.1. Xoa, nắn mô mềm

    Một số bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiến hành xoa, nắn mô mềm. Kiên trì thực hiện, tình trạng căng cơ sẽ được cải thiện, giảm thiểu sự xuất hiện của những cơn đau cột sống. Từ đó, bệnh nhân sẽ thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

    Các chuyên gia sẽ tiến hành một số thao tác như: kéo căng cơ, ấn sâu vào từng bó cơ. Thao tác này giúp các mô sợi và mô cơ không đàn hồi bị phá vỡ, nhóm cơ chuyển động nhịp nhàng hơn, giảm thiểu tình trạng căng cơ.

    Kỹ thuật xoa, nắn mô mềm

    Kỹ thuật xoa, nắn mô mềm

    4.2. Nắn chỉnh khớp

    Nắn chỉnh khớp là phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng rộng rãi, đặc biệt với bệnh nhân đau cột sống do nhóm cơ lưng co rút nghiêm trọng. Nhờ phương pháp nắn chỉnh này giúp cột sống, khớp lệch về đúng vị trí, đồng thời cải thiện tình trạng đau nhức, căng cơ.

    Song song với nắn chỉnh khớp, người bệnh có thể kết hợp chườm lạnh, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện cơn đau cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, vì vậy người bệnh không nên phụ thuộc.

    Nắn chỉnh khớp giúp cải thiện tình trạng đau nhức

    Nắn chỉnh khớp giúp cải thiện tình trạng đau nhức

    4.3. Thay đổi điểm căng thụ động

    Để cải thiện tình trạng đau cột sống, nhiều chuyên gia còn áp dụng phương pháp thay đổi điểm căng tự động. Khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ trị liệu sẽ quan tâm tới vấn đề kiểm soát, phản xạ thần kinh cơ và đặc biệt là phản xạ bất thường. Bởi, chúng là nguyên nhân gây đau cột sống phổ biến.

    Phương pháp thay đổi điểm căng thụ động khá đơn giản, bác sĩ sẽ xác định điểm người bệnh cảm thấy thoải mái ở lưng. Sau đó, họ tiến hành căng cơ cột sống giúp các nhóm cơ cột sống được thư giãn.

    Kết quả của quá trình trị liệu này là các nhóm cơ được đưa về trạng thái bình thường. Sau một thời gian thực hiện, người bệnh sẽ cảm nhận triệu chứng đau được giảm bớt cả về tần suất lẫn mức độ.

    Kỹ thuật thay đổi điểm căng thụ động phát huy tác dụng với những người bệnh đau cột sống cấp tính.

    4.4. Thay đổi năng lượng cơ

    Kỹ thuật thay đổi năng lượng cơ được thực hiện để vận động các khớp bị hạn chế và kéo dài các cơ bị rút ngắn.

    Quy trình này được thao tác trên nguyên lý là sự co thắt tự nguyện của các nhóm cơ trên lưng, quanh cột sống. Thao tác này nhằm chống lại lực đối kháng được tạo ra bởi các nhà trị liệu. Sau khi làm cơ co 3 – 5 giây, người tập sẽ đưa khớp đến vị trí biên độ cuối cùng mới của nó. Thao tác này được lặp lại nhiều lần giúp các nhóm cơ cột sống đối kháng nhau co thắt và thư giãn liên tục làm kéo dài sợi cơ, hạn chế cơn co thắt cơ gây đau cột sống.

    Thay đổi năng lượng cơ hạn chế cơn co thắt cột sống

    Thay đổi năng lượng cơ hạn chế cơn co thắt cột sống

    5. Lưu ý khi thực hiện

    Mặc dù là phương pháp nắn chỉnh cột sống không xâm lấn, tuy nhiên, khi thực hiện vẫn có những rủi ro nhất định. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý những điều khi áp dụng:

    • Lựa chọn phòng khám, cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
    • Thận trọng khi áp dụng phương pháp nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhân loãng xương hoặc người có triệu chứng của bệnh lý thần kinh.

    Tóm lại nắn chỉnh cột sống là phương pháp không xâm lấn, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo và lựa chọn các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thực hiện, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra. Nếu cần hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về xương khớp, vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

    chat với bác sĩ

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau mỏi cổ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa đau mỏi cổ 09/05/19
      Chứng đau mỏi cổ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới công…
      Căng cơ lưng – Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục 21/07/23
      Căng cơ lưng có thể xảy ra với bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào trong đời. Tình…
      Chữa vôi hóa cột sống cổ cần ăn gì, kiêng gì? TOP 8 thực phẩm cần nhớ 25/10/21
      Vôi hóa cột sống cổ là hiện tượng lắng đọng canxi trên dây chằng quanh khớp cổ, đau nhức vùng…
      Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 05/10/21
      Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh phổ biến liên quan đến các khớp và đĩa đệm trong cột sống…
      Xem thêm